Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phu Văn lâu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n nhỏ
n chú thích thêm
Dòng 31: Dòng 31:
Đây là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam. Dưới thời vua [[Minh Mạng]], triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ "khuynh cái hạ mã", nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa. Từ năm [[1821]], sau khi truyền lô, danh sách các khoa danh [[tiến sĩ]] được đem niêm yết tại đây. Vì tính cách long trọng như vậy nên hai bên lầu có hai bia đá "khuynh cái hạ mã" nhắc nhở tất cả mọi người đi ngang qua Phu Văn Lâu phải "nghiêng nón xuống ngựa" để tỏ lòng kính cẩn.
Đây là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam. Dưới thời vua [[Minh Mạng]], triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ "khuynh cái hạ mã", nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa. Từ năm [[1821]], sau khi truyền lô, danh sách các khoa danh [[tiến sĩ]] được đem niêm yết tại đây. Vì tính cách long trọng như vậy nên hai bên lầu có hai bia đá "khuynh cái hạ mã" nhắc nhở tất cả mọi người đi ngang qua Phu Văn Lâu phải "nghiêng nón xuống ngựa" để tỏ lòng kính cẩn.


Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Phía trước mặt Phu Văn Lâu là một tiểu đình nằm kề bên sông Hương gọi là Nghinh Lương Ðình. Ðây là nơi dùng để các vua tắm sông, hóng gió, ngắm cảnh.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Phía trước mặt Phu Văn Lâu là một tiểu đình nằm kề bên sông Hương gọi là Nghinh Lương Ðình<ref>Nghênh (迎) là động từ có nghĩa là “đón”, lương (凉) có nghĩa là “mát”. Vậy, Nghênh lương có nghĩa là “hóng mát”. Đình (亭) ở đây là một cấu trúc có hình lục hoặc bát giác, có mái và thường chỉ gồm những cột chống đỡ mà không có vách vây quanh. Ngày xưa, đình thường được dựng dọc theo đường để khách bộ hành nghỉ chân, dựng cạnh bờ sông hồ để câu cá hóng mát, hoặc dựng để bảo vệ bia đá (gọi là “bi đình”). Xem chi tiết tại đây: [http://www.hueworldheritage.org.vn/?catid=120&id=1].</ref>. Ðây là nơi dùng để các vua tắm sông, hóng gió, ngắm cảnh.


Phu Văn Lâu tuy đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Phu Văn Lâu tuy đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Phiên bản lúc 05:05, ngày 30 tháng 4 năm 2012

Phu Văn Lâu
Phu Văn Lâu
Tên khácLầu trưng bày văn thư
Vị tríphía trước Kỳ đài ngoài kinh thành Huế
Xây dựng1819
Đời vuaGia Long
Tình trạngcòn nguyên vẹn
Chức năngTrưng bày thư văn của triều đình

Phu Văn Lâu là một tòa lầu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế. Từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu (phu: trưng bày, văn: văn thư, lâu: lầu) - Cái lầu trưng bày văn thư của triều đình. Phu Văn Lâu được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ. Năm 1830, nhà vua này lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.

Miêu tả

Phu Văn Lâu ở ngoài mặt Nam kinh thành, ngay trước Kỳ đài và Ngọ Môn. Vì vậy ca dao có câu:

Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Kỳ đài ba bậc,
Phu Văn Lâu trước thành.

Đây là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam. Dưới thời vua Minh Mạng, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ "khuynh cái hạ mã", nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa. Từ năm 1821, sau khi truyền lô, danh sách các khoa danh tiến sĩ được đem niêm yết tại đây. Vì tính cách long trọng như vậy nên hai bên lầu có hai bia đá "khuynh cái hạ mã" nhắc nhở tất cả mọi người đi ngang qua Phu Văn Lâu phải "nghiêng nón xuống ngựa" để tỏ lòng kính cẩn.

Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Phía trước mặt Phu Văn Lâu là một tiểu đình nằm kề bên sông Hương gọi là Nghinh Lương Ðình[1]. Ðây là nơi dùng để các vua tắm sông, hóng gió, ngắm cảnh.

Phu Văn Lâu tuy đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Một vài sự kiện liên quan

  • Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819, Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.
  • Năm 1829 đã từng có một cuộc đấu giữa voi và cọp trước lầu để cho vua Minh Mạng ra xem. Vào các dịp tứ tuần, ngũ tuần của Minh Mạng có nhiều cuộc vui khác được tổ chức ở đây. Về sau các vua Thiệu Trị, Tự Ðức cũng giữ cái lệ ấy nhân những ngày khánh thọ của mình. Vua Thiệu Trị xem sông Hương và lầu Phu Văn là một trong 20 cảnh đẹp ở chốn Thần Kinh.
  • Năm 1843, Thiệu Trị cho dựng một nhà bia bên tay phải lầu để khắc bài thơ Hương Giang Hiểu Phiếm (buổi sớm bơi thuyền trên sông Hương).
  • Bão năm Giáp Thìn (1904) thổi bay lầu Phu Văn, vua Thành Thái cho làm lại giống y như cũ.
Bến Phu Văn Lâu
  • Năm 1916, Trần Cao Vân, Thái Phiên ngồi giả câu cá ở bến Phu Văn Lâu để bí mật gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa. Chẳng may việc bất thành, vua Duy Tân bị quân Pháp bắt và bị đày ở đảo Réunion. Tương truyền mấy câu ca dưới đây có ý nhắc đến việc này:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non![2]

Giá trị

Nằm trên trục lộ chính của quần thể di tích cố đô Huế - Phu Văn Lâu tô điểm cho vẻ đẹp của Huế cổ kính và trầm mặc. Nghênh Lương Đình là một điểm dừng chân cho du khách trong chương trình tham quan một di sản văn hóa. Phu Văn Lâu như một minh chứng cho một thời kỳ lịch sử gắn liền với một nhà vua yêu nước Duy Tân .

Một vài tác phẩm liên quan

  • Phu Văn Lâu trong ca khúc Ai ra Xứ Huế , nhạc và lời:Duy Khánh. Lời ca khúc có đoạn:
Ai ra xứ Huế thì ra. Ai về là về Bến Ngự. Ai về là về Văn Lâu. Bến Văn Lâu còn sâu thương nhớ. Thuyền Bến Ngự còn đợi khách về. Người tình quê, ơi người tình quê, có nhớ xin trở về.

Tham khảo

  • Thái Văn Kiểm, Cố đô Huế, Nha Văn Hoá Bộ QGGD, Saigon, 1960, bản in lại ở Mỹ không đề năm
  • Hoàng Trọng Thược, Hồ sơ vua Duy Tân, Nxb. Mõ Làng, 2nd Edition, California, 1993.
  • Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn thư, ấn bản điện tử.
  • Quách Tấn, Bước lãng du, Nxb Trẻ, 1996.

Chú thích

  1. ^ Nghênh (迎) là động từ có nghĩa là “đón”, lương (凉) có nghĩa là “mát”. Vậy, Nghênh lương có nghĩa là “hóng mát”. Đình (亭) ở đây là một cấu trúc có hình lục hoặc bát giác, có mái và thường chỉ gồm những cột chống đỡ mà không có vách vây quanh. Ngày xưa, đình thường được dựng dọc theo đường để khách bộ hành nghỉ chân, dựng cạnh bờ sông hồ để câu cá hóng mát, hoặc dựng để bảo vệ bia đá (gọi là “bi đình”). Xem chi tiết tại đây: [1].
  2. ^ Theo thi sĩ Quách Tấn, bài "hò mái đẩy" này là của cố thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (Bước lãng du, tr. 104).