Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Long Vân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Sửa hu:Lung Jün; sửa cách trình bày
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45: Dòng 45:
<tr>
<tr>
<th>Cấp bậc</th>
<th>Cấp bậc</th>
<td>Đại tướng</td>
<td>[[Thượng tướng]]</td>
</tr>
</tr>
<tr>
<tr>

Phiên bản lúc 13:01, ngày 7 tháng 6 năm 2012

Long Vân
龍雲
{{{caption}}}
Long Vân
Tổng đốc Vân Nam
Nhiệm kỳ 1927 – tháng 10, 1945
Tiền nhiệm Đường Kế Nghiêu
Kế nhiệm Lư Hán
Đảng Quốc Dân Đảng
Đảng Cộng sản (về sau)
Dân tộc Di
Binh nghiệp
Thời gian phục vụ 1911 - 1948
Quốc gia Trung Hoa Dân Quốc
Cấp bậc Thượng tướng
Chiến trận Chiến tranh Trung Nhật
Nội chiến Trung Quốc

Long Vân (giản thể: 龙云, phồn thể: 龍雲, bính âm: Lóng Yún, sinh ngày 27 tháng 11, 1884 – mất ngày 27 tháng 6 năm 1962) là một lãnh chúa ở Trung Quốc và là Tổng đốc tỉnh Vân Nam từ năm 1927 đến gần cuối giai đoạn Quốc Cộng phân tranh khi ông bị Đỗ Duật Minh lật đổ theo chỉ thị từ Tưởng Giới Thạch vào tháng 10, 1945[cần dẫn nguồn].

Tiểu sử

Long Vân xuất thân từ gia đình dân tộc thiểu số người Di ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.[1][2] Lư Hán là họ hàng của Long Vân.

Long Vân tham gia vào quân đội của lãnh chúa địa phương vào năm 1911 và được giữ chức trung đoàn trưởng. Sau này ông tham gia vào lực lượng của Đường Kế Nghiêu cho đến tháng 2 năm 1927, khi đó ông và Hồ Nhược Ngu làm binh biến và phế bỏ Đường ra khỏi mọi chức vụ. Ngay sau đó, ông trở thành quân đoàn trưởng quân đoàn 38 của “Quân đội Cách mạng Quốc gia” và la Tổng đốc tỉnh Vân Nam trong hơn một thập kỷ. Trong thế chiến II, ông được phong làm tham mưu trưởng tập đoàn quân số 1 để chống lại quân Nhật trong địa phận của mình. Long Vân rất thích cái tên gọi đầy uy danh thanh thế “Vua Vân Nam”, điều này đã khiến Tưởng nghi ngờ ông và cho rằng ông sẽ tạo phản chống lại Tưởng. Năm 1945, Long bị Tưởng cách chức Tổng đốc và triệu hồi về thủ đô. Tưởng phong cho ông chức vụ bù nhìn là phó ủy viên trưởng “Ủy ban Cố vấn Chiếc lược” và giam lỏng ông tại đó. Cuối năm 1948, Long bỏ trốn sang Hồng Kông và tham gia Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng. Năm 1948 ông và Hoàng Thiệu Hoành(黃紹竑) mở cuộc cách mạng chống lại Tưởng ở Hồng Kông. Sau chiến thắng của Đảng Cộng sản, ông trở thành phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia và phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hoa Nam. Ông cũng giữ chức phó chủ tịch của Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng. Năm 1957, ông được chính phủ Trung Hoa xem như là một nhà chính trị theo khuynh hướng hữu khuynh.

Long và Tưởng.

Tham khảo

  1. ^ Hsiao-ting Lin (2006). Tibet and nationalist China's frontier: intrigues and ethnopolitics, 1928-49 (PDF). UBC Press. tr. 23. ISBN 0774813016. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ Helen Rees (2000). Echoes of history: Naxi music in modern China. Oxford University Press US. tr. 14. ISBN 0195129504. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.

Nguồn