Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vang (nhạc cụ)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n {{otheruses}}
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8: Dòng 8:
Bản nhạc mà người ta hay chơi với chiêng vang là bài "Cúng thần gươm".
Bản nhạc mà người ta hay chơi với chiêng vang là bài "Cúng thần gươm".


{{Nhạc cụ dân gian Việt Nam}}
[[Thể loại:Nhạc cụ dân gian Việt Nam]]
[[Thể loại:Nhạc cụ dân gian Việt Nam]]
[[Thể loại:Người Gia Rai]]
[[Thể loại:Người Gia Rai]]

Phiên bản lúc 00:08, ngày 12 tháng 10 năm 2007

Vang là bộ chiêng ba chiếc dành riêng cho Vua Lửa (Pơtau Pui) trong cộng đồng dân tộc Gia Rai và vài dân tộc khác ở Việt Nam. Ba chiếc chiêng này đều có núm, màu da cá trê, nhẹ, kích cỡ khác nhau. Chiếc ania có kích cở 58cm, chiếc moong đường kính 36cm. Người ta xếp chúng theo đường âm cách nhau 1 quãng năm đúng và 1 quãng bốn đúng như bộ chiêng t'rum. Bộ chiêng này có âm thanh trầm và vang, chỉ dùng để tạo tiết tấu, gây không khí cho lễ hội chứ không chơi giai điệu.

Người ta treo những chiêng này trên xà nhà, cách xà nhà khoảng 10cm rồi ngồi xuống sàn mà đánh. Tay trái giữ thành chiêng, tay phải cầm dùi có đầu bọc vải đánh vào núm chiêng. Ngoài việc chơi giai điệu, tay phải còn có nhiệm vụ điều khiển tiếng chiêng ngân lên hay ngừng lại.

Nhìn chung người ta thường đánh chuông vang với trông lớn Hơgơr Prong, nhưng người đánh trống dùng đùi gỗ mềm để tạo ra âm thanh hòa điệu với loại chiêng này không giống cách đánh mà họ sử dụng trống khi diễn tấu với những nhạc cụ khác hay loại chiêng khác.

Bản nhạc mà người ta hay chơi với chiêng vang là bài "Cúng thần gươm".