Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Công Tự”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: thay bản mẫu
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n dọn dẹp
Dòng 8: Dòng 8:
Đến khi anh rể là [[Trần Bích San]] làm tuần phủ [[Hà Nội]], ông ra giúp việc cho anh rồi cho cha, khi Vũ Công Độ được cử làm bố chính [[Bắc Ninh]] và [[Hải Dương]].
Đến khi anh rể là [[Trần Bích San]] làm tuần phủ [[Hà Nội]], ông ra giúp việc cho anh rồi cho cha, khi Vũ Công Độ được cử làm bố chính [[Bắc Ninh]] và [[Hải Dương]].


Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm [[1885]]<ref> Xem trang [[Trận Kinh thành Huế 1885]].</ref>, sau cuộc tấn công quân [[Pháp]] ở Huế thất bại, vua [[Hàm Nghi]] xuất bôn rồi ban dụ [[Cần Vương]], Vũ Công Tự liền cùng với bố chính về hưu là Bùi Công Kỳ, [[cử nhân]] Võ Huy Sĩ và một nhóm văn thân trong tỉnh chiêu mộ quân dũng, rồi tuyên bố chống Pháp đến cùng.
Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm [[1885]]<ref>Xem trang [[Trận Kinh thành Huế 1885]].</ref>, sau cuộc tấn công quân [[Pháp]] ở Huế thất bại, vua [[Hàm Nghi]] xuất bôn rồi ban dụ [[Cần Vương]], Vũ Công Tự liền cùng với bố chính về hưu là Bùi Công Kỳ, [[cử nhân]] Võ Huy Sĩ và một nhóm văn thân trong tỉnh chiêu mộ quân dũng, rồi tuyên bố chống Pháp đến cùng.


Mãi đến năm [[1906]], Vũ Công Tự mới âm thầm trở về sống ở làng, khi mà các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp lần lượt đã bị đối phương tiêu diệt hết.
Mãi đến năm [[1906]], Vũ Công Tự mới âm thầm trở về sống ở làng, khi mà các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp lần lượt đã bị đối phương tiêu diệt hết.
Dòng 16: Dòng 16:
==Tác phẩm==
==Tác phẩm==
Thơ của Vũ Công Tự hiện còn lại 150 bài [[chữ Hán]], được chép trong:
Thơ của Vũ Công Tự hiện còn lại 150 bài [[chữ Hán]], được chép trong:
*'''Lãi Minh thi thảo'''
*'''Lãi Minh thi thảo'''
*'''Thính già thi thảo'''
*'''Thính già thi thảo'''


Dòng 41: Dòng 41:
:'''''Thành [[Bắc Ninh]] mất, từ Bắc Ninh chạy lên [[Nhã Nam]], dọc đường làm thơ này'''''
:'''''Thành [[Bắc Ninh]] mất, từ Bắc Ninh chạy lên [[Nhã Nam]], dọc đường làm thơ này'''''


:''Bên tai, tiếng gươm giáo khua rối loạn,
:''Bên tai, tiếng gươm giáo khua rối loạn,
:''Thôn xóm phía trước chìm dần trong ánh chiều tà.
:''Thôn xóm phía trước chìm dần trong ánh chiều tà.
:''Nơi bờ sông nghẹn lối, chợt nghe tiếng chim gọi bạn,
:''Nơi bờ sông nghẹn lối, chợt nghe tiếng chim gọi bạn,
Dòng 47: Dòng 47:
:''Thân này đâu phải gỗ đá mà quên việc đời,
:''Thân này đâu phải gỗ đá mà quên việc đời,
:''Chung nhục với giang sơn, há dám tính đến chuyện nhà.
:''Chung nhục với giang sơn, há dám tính đến chuyện nhà.
:''Từ ngàn xưa Ly minh<ref> Ly minh chỉ nước Nam, tức [[Việt Nam]].</ref> là đất văn hiến,
:''Từ ngàn xưa Ly minh<ref>Ly minh chỉ nước Nam, tức [[Việt Nam]].</ref> là đất văn hiến,
:''Chưa thể một sớm đã tiêu ma hết.''
:''Chưa thể một sớm đã tiêu ma hết.''
|}
|}
Dòng 57: Dòng 57:
*Nhiều người soạn ([[Huỳnh Lý]] chủ biên), ''Hợp tuyển thơ văn Việt Nam'' (1858-1920). Nhà xuất bản Văn Học, 1984.
*Nhiều người soạn ([[Huỳnh Lý]] chủ biên), ''Hợp tuyển thơ văn Việt Nam'' (1858-1920). Nhà xuất bản Văn Học, 1984.

{{ngày tháng sống|sinh=1855|mất=1920}}

[[Thể loại:Người Nam Định]]
[[Thể loại:Người Nam Định]]
[[Thể loại:Tướng lĩnh phong trào Cần Vương]]
[[Thể loại:Tướng lĩnh phong trào Cần Vương]]
[[Thể loại:Nghĩa quân chống Pháp]]
[[Thể loại:Nghĩa quân chống Pháp]]
[[Thể loại:Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc]]
[[Thể loại:Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc]]
{{ngày tháng sống|sinh=1855|mất=1920}}

Phiên bản lúc 10:13, ngày 7 tháng 9 năm 2012

Vũ Công Tự (1855-1920), tự Kế Chi, hiệu là Tinh Hải ngư nhân và Trúc Thôn; là chiến sĩ trong phong trào Cần Vương và là nhà thơ Việt Nam.

Tiểu sử sơ lược

Vũ Công Tự sinh ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc (nay là thành phố Nam Định) tỉnh Nam Định.

Ông là con trai thứ ba của tiến sĩ Vũ Công Độ, làm quan lớn triều Nguyễn. Vì vậy, tuy thi Hương không đỗ, nhưng Vũ Công Tự vẫn được vào học trường Quốc tử giámHuế nhờ có chân ấm sinh[1].

Đến khi anh rể là Trần Bích San làm tuần phủ Hà Nội, ông ra giúp việc cho anh rồi cho cha, khi Vũ Công Độ được cử làm bố chính Bắc NinhHải Dương.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885[2], sau cuộc tấn công quân Pháp ở Huế thất bại, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi ban dụ Cần Vương, Vũ Công Tự liền cùng với bố chính về hưu là Bùi Công Kỳ, cử nhân Võ Huy Sĩ và một nhóm văn thân trong tỉnh chiêu mộ quân dũng, rồi tuyên bố chống Pháp đến cùng.

Mãi đến năm 1906, Vũ Công Tự mới âm thầm trở về sống ở làng, khi mà các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp lần lượt đã bị đối phương tiêu diệt hết.

Năm 1920, Vũ công Tự mất, thọ 65 tuổi.

Tác phẩm

Thơ của Vũ Công Tự hiện còn lại 150 bài chữ Hán, được chép trong:

  • Lãi Minh thi thảo
  • Thính già thi thảo

Thơ ông nồng đượm tình yêu nước thương dân, ý tứ khoáng đạt...[3]

Thơ Vũ Công Tự

Trong sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920) có giới thiệu 5 bài thơ của Vũ Công Tự. Ở đây trích giới thiệu một bài:

Phiên âm Hán-Việt
Ninh thành thất thủ, tự Bắc bôn Nhã Nam, đạo trung tác
Nhĩ biên kiếm kích loạn như ma,
Nhiễm nhiễm tiềm thôn nhật ảnh tà.
Tuyệt phố hốt văn cầu hữu điểu,
Thâm nham thời kiến tiếu nhân hoa.
Thân phi mộc thạch năng vong thế,
Nhục cộng sơn hà cảm thế gia.
Thiên cổ Ly minh văn hiến địa,
Vị ưng nhất đán tận tiêu ma.
(Lãi Minh thi thảo)
Dịch nghĩa:
Thành Bắc Ninh mất, từ Bắc Ninh chạy lên Nhã Nam, dọc đường làm thơ này
Bên tai, tiếng gươm giáo khua rối loạn,
Thôn xóm phía trước chìm dần trong ánh chiều tà.
Nơi bờ sông nghẹn lối, chợt nghe tiếng chim gọi bạn,
Trong núi sâu thường thấy hoa cười giỡn người.
Thân này đâu phải gỗ đá mà quên việc đời,
Chung nhục với giang sơn, há dám tính đến chuyện nhà.
Từ ngàn xưa Ly minh[4] là đất văn hiến,
Chưa thể một sớm đã tiêu ma hết.

Chú thích

  1. ^ Vì thế dân gian còn gọi ông là Khóa Tự hay Ba Tự.
  2. ^ Xem trang Trận Kinh thành Huế 1885.
  3. ^ Theo nhận xét của nhóm tác giả sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tr. 363.
  4. ^ Ly minh chỉ nước Nam, tức Việt Nam.

Sách tham khảo

  • Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
  • Nhiều người soạn (Huỳnh Lý chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920). Nhà xuất bản Văn Học, 1984.