Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Sinhala”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
RedBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm nn:Singalesisk
GrouchoBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.2) (Bot: Thêm ur:سنہالی
Dòng 83: Dòng 83:
[[tr:Seylanca]]
[[tr:Seylanca]]
[[uk:Сингальська мова]]
[[uk:Сингальська мова]]
[[ur:سنہالی]]
[[ug:سىنگال تىلى]]
[[ug:سىنگال تىلى]]
[[zh:僧伽罗语]]
[[zh:僧伽罗语]]

Phiên bản lúc 19:51, ngày 19 tháng 9 năm 2012

Sinhala
සිංහල siṁhala
Khu vực Sri Lanka
Tổng số người nói15,6 triệu[1]
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtSinhala abugida (phát triển từ Brahmi)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Sri Lanka
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1si
ISO 639-2sin
ISO 639-3sin

Tiếng Sinhala (සිංහල, ISO 15919: siṁhala, phát âm: [ˈsiŋɦələ], cũng được gọi thay thế trong tiếng Anh là “Singhalese”), có khi được gọi là tiếng Helabasa là một ngôn ngữ thuộc nhánh Ấn-Aryan của Ngữ hệ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Sinhala, nhóm dân tộc đông nhất tại Sri Lanka với 15 triệu người sử dụng, tiếng Sinhala cũng là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc khác tại đất nước này với khoảng 3 triệu người[2].

Tiếng Sinhala là một ngôn ngữ quốc gia và chính thức của Sri Lanka cùng với tiếng Tamil. Cho đến năm 1957, tiếng Anh vẫn giữ vai trò là ngôn ngữ chính thức và hiện vẫn là ngôn ngữ chính trong thương mại và giáo dục cấp cao.

Lịch sử

Tiếng Sinhala được cho là xuất hiện tại Sri Lanka cùng với những người định cư đến từ đông bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 TCN[3]. Các nhóm người định cư có quan hệ với hoàng tử Vijaya và những người tùy tùng của ông trong biên niên sử Mahavamsa. Những người định cư mới này kết hợp với các bộ tộc bản địa và tạo thành một dân tộc mới gọi là “Sinhala”[4]. Sau nhiều thế kỷ, có nhiều người di cư từ Bengal ở Đông Ấn Độ (Kalinga, Magadha]][5] đã dẫn đầu việc hòa trộn các dặc trưng của các ngôn ngữ Đông Prakit (“Prakit” là những ngôn ngữ không liên quan đến tiếng Phạn tại Ấn Độ).

Chữ viết

Hệ thống chữ viết của tiếng Sinhala gọi là chữ Sinhala Hodiya, kiểu chữ này được dựa trên cơ sở chữ Bà La Môn cổ giống như tất cả các chữ viết khác còn tồn tại của nhóm ngôn ngữ Ấn-Aryan. Hệ thống chữ viết hoàn chỉnh là Elu Hodiya gồm 54 ký tự, trong đó có 18 để chỉ nguyên âm và 36 để chỉ phụ âm. Tuy nhiên kiểu chữ Suddha Sinhala chỉ cần 36 chữ trong số đó. Tiếng Sinhala viết từ trái sang phải.

Chú thích

  1. ^ Lewis, M. Paul (2009). “Statistical Summaries”. Ethnologue: Languages of the World. SIL International. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ Chính phủ Sri Lanka
  3. ^ [1]
  4. ^ The story of prince Pandukabhaya
  5. ^ [2]

Liên kết ngoài