Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vệ Đái công”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23: Dòng 23:


==Tham khảo==
==Tham khảo==
*''[[Sử ký Tư Mã Thiên]] các thiên:
*[[Sử ký Tư Mã Thiên]], thiên:
** Vệ Khang Thúc thế gia
** ''Vệ Khang Thúc thế gia''
* Phương Thi Danh (2001), ''Niên biểu lịch sử Trung Quốc'', NXB Thế giới
* Phương Thi Danh ([[2001]]), ''Niên biểu lịch sử Trung Quốc'', NXB Thế giới
* Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 2, NXB TP Hồ Chí Minh
* [[Khổng Tử]] ([[2002]]), ''Xuân Thu tam truyện, tập 2'', NXB TP Hồ Chí Minh


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 06:47, ngày 12 tháng 10 năm 2012

Vệ Đái công (chữ Hán: 衞戴公; trị vì: 660 TCN[1][2]), tên thật là Cơ Thân (姬申), là vị vua thứ 19 nước Vệ – một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Vệ Đái công là cháu nội của Vệ Tuyên công – vua thứ 15 nước Vệ và con của công tử Cơ Ngoan – người con thứ của Vệ Tuyên công và phu nhân Di Khương. Ngoài Cơ Ngoan, phu nhân Di Khương sinh được thế tử Cấp Tử và công tử Kiềm Mâu.

Sau đó Vệ Tuyên công cướp vợ của Cấp Tử là Tuyên Khương, cùng Tuyên Khương sinh ra công tử Thọ và công tử Sóc. Vì yêu Tuyên Khương và nghe theo Sóc, Tuyên công giết Cấp Tử và công tử Thọ, lập Sóc làm thế tử.

Năm 700 TCN, Vệ Tuyên công mất, Cơ Sóc lên nối ngôi, tức là Vệ Huệ công. Huệ công còn ít tuổi, Cơ Ngoan là anh thứ đã lớn, thông dâm với mẹ Huệ công là Tuyên Khương. Ban đầu Tuyên Khương không bằng lòng nhưng bị bắt ép (Đông Chu liệt quốc kể rằng chính Tuyên Khương muốn lấy công tử Ngoan, chuốc rượu say để ăn nằm với nhau), lần lượt sinh ra 5 người con: 3 trai là Tề Tử, Cơ Thân, Cơ Hủy và 2 người con gái[3]. Do quan hệ loạn luân giữa cha ông và mẹ ông, anh em Cơ Thân vừa là em cùng mẹ khác cha với Vệ Huệ công, vừa là cháu gọi Huệ công bằng chú; còn Tuyên Khương vừa là mẹ vừa là bà trẻ.

Lên ngôi

Năm 660 TCN, nước Địch vào đánh nước Vệ, giết Vệ Ý công (con Vệ Huệ công). Trong lúc hỗn loạn, anh em Cơ Thân bỏ chạy. Tống Hoàn công nghe tin nước Vệ nguy biến, bèn mang quân ra bờ sông Hoàng Hà, mang thuyền đón tàn quân và dân Vệ. Trong một đêm, quân Tống đưa được hơn 700 người qua sông; sau đó tiếp tục cứu qua sông được 5000 người[4].

Do người nước Vệ vẫn thương Cấp Tử và không có thiện cảm với Vệ Huệ công giết các anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công[5], nhưng những người con khác của Vệ Tuyên công đều đã mất: Cấp Tử và công tử Thọ đều không có con, nên Tống Hoàn công lập Cơ Thân là con công tử Ngoan, người cùng mẹ với Cấp Tử lên nối ngôi, tức là Vệ Đái công.

Cùng lúc, bá chủ Tề Hoàn công cũng sai con trưởng là công tử Vô Khuy mang 3000 quân và 500 cỗ xe cứu giúp nước Vệ, chu cấp thực phẩm đồ dùng cho Vệ Đái công.

Tuy nhiên Vệ Đái công làm vua không được lâu thì mất. Tề Hoàn công lập em ông là công tử Hủy lên nối ngôi, tức là Vệ Văn công.

Xem thêm

Tham khảo

  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Vệ Khang Thúc thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, NXB Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 2, NXB TP Hồ Chí Minh

Chú thích

  1. ^ Sử ký, Vệ Khang Thúc thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 31
  3. ^ Xuân Thu tam truyện, tập 2, tr 19
  4. ^ Xuân Thu tam truyện, tập 2, tr 19
  5. ^ Sử ký, Vệ Khang Thúc thế gia