Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giang Tây”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 73: Dòng 73:
== Địa lý ==
== Địa lý ==
[[Tập tin:Satelites image of Lake Poyang.png|nhỏ|phải|Ảnh vệ tinh [[hồ Bà Dương]], hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc<ref>{{chú thích web|title=Spring Fishing Ban on China's Largest Freshwater Lake|url=http://english.people.com.cn/200202/21/eng20020221_90777.shtml|publisher=People's Daily|accessdate=2012-11-6}}</ref>]]
[[Tập tin:Satelites image of Lake Poyang.png|nhỏ|phải|Ảnh vệ tinh [[hồ Bà Dương]], hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc<ref>{{chú thích web|title=Spring Fishing Ban on China's Largest Freshwater Lake|url=http://english.people.com.cn/200202/21/eng20020221_90777.shtml|publisher=People's Daily|accessdate=2012-11-6}}</ref>]]
Giang Tây có núi bao quanh ba mặt, ở phía tây là các dãy núi [[dãy núi Mạc Phụ|Mạc Phụ]] (幕阜山), [[dãy núi Cửu Lĩnh|Cửu Lĩnh]] (九岭山), và [[dãy núi La Tiêu|La Tiên]] (罗霄山); ở phía đông là các dãy núi [[dãy núi Hoài Ngọc|Hoài Ngọc]] (怀玉山) và [[Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn|Vũ Di]]; còn ở phía nam là các dãy núi [[dãy núi Cửu Liên|Cửu Liên]] (九连山) và [[Đại Dữu Lĩnh]] (大庾岭). Phần trung bộ và nam bộ của Giang Tây là các gò đồi và thung lũng nằm rải rác, núi và gò đồi chiếm tới 70% diện tích của tỉnh; trong khi bắc bộ thì bằng phẳng và có cao độ thấp, gọi là [[đồng bằng hồ Bà Dương]]. Đỉnh cao nhất Giang Tây là [[Hoàng Cương Sơn]] (黄岗山) thuộc dãy núi Vũ Di, trên vùng giáp giới với [[Phúc Kiến]], với cao độ {{convert|2157|m}}.
Giang Tây có núi bao quanh ba mặt, ở phía tây là các dãy núi [[dãy núi Mạc Phụ|Mạc Phụ]] (幕阜山), [[dãy núi Cửu Lĩnh|Cửu Lĩnh]] (九岭山), và [[dãy núi La Tiêu|La Tiên]] (罗霄山); ở phía đông là các dãy núi [[dãy núi Hoài Ngọc|Hoài Ngọc]] (怀玉山) và [[Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn|Vũ Di]]; còn ở phía nam là các dãy núi [[dãy núi Cửu Liên|Cửu Liên]] (九连山) và [[Đại Dữu Lĩnh]] (大庾岭). Phần trung bộ và nam bộ của Giang Tây là các gò đồi và thung lũng nằm rải rác, núi và gò đồi chiếm tới 60% diện tích của tỉnh; trong khi bắc bộ thì bằng phẳng và có cao độ thấp, gọi là [[đồng bằng hồ Bà Dương]]. Đỉnh cao nhất Giang Tây là [[Hoàng Cương Sơn]] (黄岗山) thuộc dãy núi Vũ Di, trên vùng giáp giới với [[Phúc Kiến]], với cao độ {{convert|2157|m}}.


Lưu vực [[sông Cám]] là sông chính tại Giang Tây, sông dài 991 km và chảy từ nam lên bắc. Sông Cám đổ vào [[hồ Bà Dương]], hồ nước ngọt lớn nhất tại Trung Quốc; nước trong hồ này lại đổ vào [[Trường Giang]], con sông tạo thành ranh giới phía bắc của Giang Tây. Các sông quan trọng khác đổ vào hồ Bà Dương là [[sông Phủ]] (抚河, 312 km), [[sông Tín]] (信江, 329 km), [[sông Bà]] (鄱江) và [[sông Tu]] (修水). Các hồ chứa trọng yếu của Giang Tây là [[hồ chứa Chá Lâm]] (柘林水库) trên sông Tu ở phía tây bắc và [[hồ chứa Vạn An]] (万安水库) ở thượng du sông Cám.
Lưu vực [[sông Cám]] là sông chính tại Giang Tây, sông dài 991 km và chảy từ nam lên bắc. Sông Cám đổ vào [[hồ Bà Dương]], hồ nước ngọt lớn nhất tại Trung Quốc; nước trong hồ này lại đổ vào [[Trường Giang]], con sông tạo thành ranh giới phía bắc của Giang Tây. Các sông quan trọng khác đổ vào hồ Bà Dương là [[sông Phủ]] (抚河, 312 km), [[sông Tín]] (信江, 329 km), [[sông Bà]] (鄱江) và [[sông Tu]] (修水). Các hồ chứa trọng yếu của Giang Tây là [[hồ chứa Chá Lâm]] (柘林水库) trên sông Tu ở phía tây bắc và [[hồ chứa Vạn An]] (万安水库) ở thượng du sông Cám.


Giang Tây có [[khí hậu cận nhiệt đới ẩm]] (''Cfa'' theo [[phân loại khí hậu Köppen]]), với mùa đông ngắn, mát và ẩm cùng mùa hè rất nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ không khí trung bình là {{convert|3|to|9|°C|°F}} vào tháng 1 và {{convert|27|to|30|°C|°F}} vào tháng 7. Lượng [[giáng thủy]] hàng năm là {{convert|1200|to|1900|mm|in}}, phần lớn bắt nguồn từ các cơn mưa lớn vào cuối mùa xuân và mùa hè.
Giang Tây có [[khí hậu cận nhiệt đới ẩm]] (''Cfa'' theo [[phân loại khí hậu Köppen]]), với mùa đông ngắn, mát và ẩm cùng mùa hè rất nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ không khí trung bình là {{convert|3|to|9|°C|°F}} vào tháng 1 và {{convert|27|to|30|°C|°F}} vào tháng 7. Lượng [[giáng thủy]] hàng năm là {{convert|1200|to|1900|mm|in}}, phần lớn bắt nguồn từ các cơn mưa lớn vào cuối mùa xuân và mùa hè.

Tính đến năm 2007, Giang Tây đã thành lập được 137 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 6 khu bảo tồn cấp quốc gia, tổng diện tích là 9.852,3 km², chiếm 5,9% diện tích của tỉnh.


== Các đơn vị hành chính ==
== Các đơn vị hành chính ==
Dòng 163: Dòng 165:
|1.124.906
|1.124.906
|}
|}
== Kinh tế ==
[[Tập tin:Foliated dish with underglaze blue design of melons, bamboo and grapes, Jingdezhen ware, Yuan, 1271-1368, Shanghai Museum.jpg|nhỏ|phải|Gốm sứ Cảnh Đức Trấn thời Nguyên]]
Theo kết quả sơ bộ, năm 2010, tổng GDP của Giang Tây đạt 943,5 tỉ NDT, đừng thứ 19 cả nước, tính theo giá cả thì tăng 14% so với năm trước. Trong đó, [[khu vực một của nền kinh tế]] đạt giá trị 106,04 tỉ NDT, tăng trưởng 4,8%, chiếm tỷ trọng 16,4% trong GDP; [[khu vực hai của nền kinh tế]] đạt giá trị 341,49 tỉ NDT, tăng trưởng 16,6%, chiếm tỷ trọng 52,7% trong GDP; [[khu vực ba của nền kinh tế]] đạt giá trị 200,5 tỉ NDT, tăng trưởng 10,1%, chiếm tỉ trọng 30,9%. Thu nhập bình quân của cư dân đô thị là 15.481 NDT, tăng trưởng 10,4%; thu nhập thuần của nông dân là 5.789 NDT, tăng trưởng 14,1%.


Trong số các tỉnh thị, tốc độ phát triển kinh tế của Giang Tây ở mức trung bình, song tổng giá trị kinh tế thì tương đối nhỏ. Nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh Giang Tây. Trong 29 năm từ 1979-2007, tổng GDP của Giang Tây đã tăng lên 62,86 lần, còn theo giá cá so sánh, tốc độ tăng trường GDP bình quân hành năm là 9,4%, thấp hơn mức bình quân 9,8% của cả nước. So với các tỉnh ven biển lân cận là [[Chiết Giang]], [[Phúc Kiến]] và [[Quảng Đông]], Giang Tây là một tỉnh nghèo.

[[Lúa]] là cây trồng chủ đạo tại Giang Tây, các loại cây thường trồng khác là [[sợi bông|bông]] và [[cải dầu]], [[chè (cây)|chè]], [[mao trúc]], [[sam (cây)|thông sam]]. Giang Tây dẫn đầu về sản xuất [[kim quất]] tại Trung Quốc, đặc biệt là ở huyện [[Toại Xuyên]].<ref name="huibu1988">{{cite book|author=Zhonghua quan guo min zhu fu nü lian he hui|title=Chung-kuo fu nü|url=http://books.google.com/books?id=kcmGAAAAIAAJ|accessdate=16 June 2011|year=1988|publisher=Foreign Language Press}}</ref> Giang Tây giàu tài nguyên khoáng sản, dẫn đầu trong số các tỉnh của Trung Quốc về trữ lượng [[đồng]], [[volfram]], [[vàng]], [[bạc]], [[urani]], [[thori]], [[tantali]], [[niobi]]. Các trung tâm khai mỏ đáng chú ý là [[Đức Hưng]] (đồng) và [[Đại Dư]] (volfram). Gốm sứ Cảnh Đức Trấn nổi tiếng toàn quốc.

== Nhân khẩu ==
Tuyệt đại đa số cư dân Giang Tây là [[người Hán]], chiếm trên 99,7% dân số, các phân nhóm Hán chính tại Giang Tây là [[người Cám]] và [[người Khách Gia]]. Các nhóm thiểu số có số lượng đáng kể là [[người Hồi]], [[người Xa]] và [[người Choang]]. Hồ Nam và Giang Tây là hai tỉnh mất cân bằng giới tính lớn nhất tại Trung Quốc, theo nghiên cứu của [[BMJ]] dựa theo số liệu năm 2005, tỷ lệ bé trai/bé gái trong nhóm tuổi từ 1-4 tại Giang Tây là trên 140/100.<ref>{{chú thích web|title=China’s excess males, sex selective abortion, and one child policy: analysis of data from 2005 national intercensus survey|url=http://www.bmj.com/content/338/bmj.b1211|publisher=BMJ}}</ref>

Cư dân Giang Tây chủ yếu nói [[tiếng Cám]], một bộ phận nói [[tiếng Khách Gia]], [[tiếng Huy]], [[tiếng Ngô]] và [[Quan thoại]]. Tiếng Cám là một trong các phương ngữ lớn, số người sử dụng ước đạt 51 triệu, ngôn ngữ này được nói tại trên 60 huyện thị tại Giang Tây, phạm vi bao trùm Nam Xương, Cảnh Đức Trấn (khu thành thị), Bình Hương, Nghi Xuân, Phủ Châu và Cát An. Tiếng Khách Gia được nói ở Cám Châu.
== Giao thông ==
=== Hàng không ===
* [[Sân bay quốc tế Xương Bắc Nam Xương]] (南昌昌北国际机场)
* [[Sân bay Hoàng Kim Cám Châu]] (赣州黄金机场)
* [[Sân bay Từ Đô Cảnh Đức Trấn]] (景德镇瓷都机场)
* [[Sân bay Lư Sơn Cửu Gian]] (九江庐山机场)
* [[Sân bay Tĩnh Cương Sơn Cát An]] (吉安井冈山机场)
* [[Sân bay Tam Thanh Sơn Thượng Nhiêu]] (上饶三清山机场)
* [[Sân bay Minh Nguyệt Sơn Nghi Xuân]] (宜春明月山机场)
=== Đường sắt ===
* [[Đường sắt Chiết-Cống]] (浙赣铁路), từ [[Hàng Châu]] (Chiết Giang) đến [[Chu Châu]] (Hồ Nam)
* [[Đường sắt Kinh-Cửu]] (京九铁路), từ [[Bắc Kinh]] đến [[Hồng Kông]]
* [[Đường sắt Vũ-Cửu]] (武九铁路), từ [[Vũ Hán]] (Vũ Hán) đến Cửu Giang
* [[Đường sắt Đồng-Cửu]] (铜九铁路), từ [[Đồng Lăng (huyện)|Đồng Lăng]] (An Huy) đến Cửu Giang
* [[Đường sắt Ưng-Hạ]] (鹰厦铁路), từ Ưng Đàm đến [[Hạ Môn]] (Phúc Kiến)
* [[Đường sắt Cám-Long]] (赣龙铁路), từ Cám Châu đến [[Long Nham]] (Phúc Kiến)
* [[Đường sắt Mân-Cám]] (闽赣铁路), từ [[Phúc Châu]] (Phúc Kiến) đến Thượng Nhiêu
* [[Đường sắt Hoàn-Cám]] (皖赣铁路), từ [[Vu Hồ]] (An Huy) đến [[Quý Khê]]
* [[Đường sắt Phân-Văn]] (分文铁路), từ huyện [[Phân Nghi]] đến huyện [[Vĩnh Tân, Cát An|Vĩnh Tân]]
* [[Đường sắt Hướng-Lạc]] (向乐铁路), từ huyện [[Nam Xương (huyện Trung Quốc)|Nam Xương]] đến huyện [[Lạc An, Phủ Châu|Lạc An]]
* [[Đường sắt Hướng Phủ]] (向莆铁路), từ huyện Nam Xương đến [[Phủ Điền]] (Phúc Kiến)
* [[Đường sắt Cám-Thiều]] (赣韶铁路), từ Cám Châu đến [[Thiều Quan]] (Quảng Đông)
* [[Đường sắt Hành-Trà-Cát]] (衡茶吉铁路), từ [[Hành Dương]] (Hồ Nam) đến huyện [[Cát An (huyện)|Cát An]]
* [[Đường sắt Xương-Cửu-Thành]] (昌九城际铁路), tuyến đường sắt cao tốc, từ Nam Xương đến Cửu Giang
* [[Đường sắt Tây Hoàn Nam Xương]] (南昌西环铁路), tức đường sắt bao quanh phía tây Nam Xương
* [[Đường sắt cao tốc Hợp-Phúc]] (合福客运专线), từ [[Hợp Phì]] (An Huy) đến [[Phúc Châu]] (Phúc Kiến), trên đất Giang Tây đi qua vùng đông bắc ([[Vụ Nguyên]], [[Đức Hưng]] và [[Thượng Nhiêu]])
* [[Đường sắt cao tốc Hỗ-Côn]] (沪昆客运专线), từ [[Thượng Hải]] đến [[Côn Minh]] (Vân Nam), trên đất Giang Tây đi qua vùng phía bắc (Thượng Nhiêu, Ưng Đàm, Nam Xương, Nghi Xuân, Tân Dư, Bình Hương)
== Tham khảo ==
== Tham khảo ==
<references />
<references />
* [http://www.asinah.net/china/jiangxi-vietnamese.html Khám phá Giang Tây]

{{Sơ khai}}


{{Provinces of the People's Republic of China}}
{{Provinces of the People's Republic of China}}

Phiên bản lúc 03:05, ngày 7 tháng 11 năm 2012

Giang Tây
江西省
Giang Tây tỉnh
—  Tỉnh  —
Chuyển tự tên
Giang Tây trên bản đồ Thế giới
Giang Tây
Giang Tây
Quốc gia Trung Quốc
Thủ phủNam Xương sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Bí thư Tỉnh ủyTô Vinh (苏荣)
 • Tỉnh trưởngLộc Tâm Xã (鹿心社)
Diện tích
 • Tổng cộng166,900 km2 (64,400 mi2)
Thứ hạng diện tíchthứ 18
Dân số (2010)
 • Tổng cộng44,567,475
 • Mật độ267/km2 (690/mi2)
Múi giờUTC+8 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166CN-JX sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaGifu, Okayama sửa dữ liệu
GDP (2011)
 - trên đầu người
1,16 nghìn tỉ NDT (thứ 19)
25.884 NDT (thứ 25)
HDI (2008)0,760 (thứ 25) — trung bình
Các dân tộc chínhHán - 99,7%
Xa - 0,2%
Trang webhttp://www.jiangxi.gov.cn/
(bằng chữ Hán giản thể)
Nguồn lấy dữ liệu dân số và GDP:
《中国统计年鉴—2005》/ Niên giám thống kê Trung Quốc 2005 ISBN 7503747382

Nguồn lấy dữ liệu dân tộc:
《2000年人口普查中国民族人口资料》/ Tư liệu nhân khẩu dân tộc dựa trên điều tra dân số năm 2000 của Trung Quốc ISBN 7105054255

Giang Tây là một tỉnh nằm ở đông nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Giang Tây trải dài từ bờ Trường Giang ở phía bắc đến các khu vực cao hơn ở phía nam và phía đông, tỉnh có ranh giới giáp với An Huy ở phía bắc, Chiết Giang ở phía đông bắc, Phúc Kiến ở phía đông, Quảng Đông ở phía nam, Hồ Nam ở phía tây, và Hồ Bắc ở phía tây bắc.

Tên gọi "Giang Tây" bắt nguồn từ tên một đạo dưới thời nhà Đường được lập vào năm 733, Giang Nam Tây đạo (西, đạo phía Tây Giang Nam).[1] Giản xưng của Giang Tây là Cám (), theo tên sông Cám chảy từ phía nam lên phía bắc tỉnh rồi đổ vào Trường Giang. Giang Tây cũng được gọi là "Cám Bà đại địa" (贛鄱大地) nghĩa là "vùng đất lớn của sông Cám và hồ Bà Dương".

Lịch sử

Vào thời gian tồn tại nhà Hạnhà ThươngTrung Nguyên, địa bàn Giang Tây thuộc văn minh Trường Giang cổ đại, độc lập với văn minh Hoàng Hà cổ đại, đây là một nền văn minh nông nghiệp và phát triển về đồng điếu, là vùng bắt đầu có nền văn minh lúa gạo đầu tiên trên thế giới (huyện Vạn Niên ở Giang Tây đã có lịch sử trồng lúa khoảng 12.000 năm).[2]. Cư dân tại Giang Tây khi đó là người Bách Việt.

Vào thời Xuân Thu, phần phía bắc của tỉnh Giang Tây ngày nay nằm trên biên giới phía tây của nước Ngô. Trong thời kỳ này, sử sác có ghi lại hai điểm định cư tại Giang Tây là Ngải (艾) và Phan 番, sau viết là 潘). Sau khi nước Việt chinh phạt nước Ngô vào năm 477 TCN, nước Sở đã nắm quyền kiểm soát bắc bộ Giang Tây. Nước Sở chinh phục nước Việt vào năm 333 TCN, song bản thân nó lại bị nước Tần thôn tính vào năm 223 TCN.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, triều đình nhà Tần đã lập nên Cửu Giang quận bao trùm phần lớn Giang Tây, trị sở của quận này nay thuộc Thộ huyện tại tỉnh An Huy, thiết lập bảy huyện tại vùng thuộc Giang Tây ngày nay. Tuy nhiên, quận này hoạt động không hiệu quả và đã chấm dứt tồn tại ngay sau khi nhà Tần sụp đổ.

Khoảng năm 202 TCN, thời Hán Cao Tổ, triều đình nhà Hán đã thiết lập Dự Chương quận (sông Cám trước đây gọi là sông Dự Chương), trị sở của quận này đặt tại Nam Xương (ý là "Xương đại nam cường" và "Nam phương xương thịnh"), đây cũng là quận đầu tiên mà các triều đại Trung Quốc thiết lập tại Giang Tây. Dự Chương quản lý 18 huyện, cương vực đại thể tương đương với Hồ Nam ngày nay. Các thành phố lớn tại Giang Tây hiện nay là Nam Xương, Cống Châu, Cát An đã được phát triển từ các huyện thành vào thời gian đó. Dưới thời Hán Vũ Đế, toàn quốc được chia thành 13 châu, Dự Chương quận được quy thuộc Dương châu. Thời Tam Quốc, Giang Tây thuộc quyền quản lý của Đông Ngô. Năm 291 SCN, vào thời Tây Tán, Giang Tây đương nâng thành một châu riêng là Giang châu (江州). Thời Nam-Bắc triều, Giang Tây nằm dưới quyền kiểm soát của các Nam triều.

Thời nhà Tùy, triều đỉnh sửa đổi chế độ châu huyện thành chế độ châu quận huyện, trên địa phận Giang Tây lúc đó có bảy quận và 24 huyện. Dưới thời nhà Đường, các quận bị bãi bỏ và đều trở thành "châu", Giang Tây khi đó có 8 châu (Hồng châu, Nhiêu châu, Kiền châu, Cát châu, Giang châu, Viên châu, Phủ châu, Tín châu) và 37 huyện. Năm Trinh Quán thứ nhất thời Đường Thái Tông, toàn quốc được chia thành 10 đạo, Giang Tây thuộc Giang Nam đạo. Đến năm 733, Đường Huyền Tôngđiều chỉnh thành 15 đạo, tám châu trên địa phận Giang Tây lệ thuộc Giang Nam Tây đạo. Tên gọi "Giang Tây" cũng bắt nguồn từ đạo này

Tự Hán Thiên Sư phủ (嗣汉天师府), hình thành từ thời Bắc Tống

Sau khi nhà Đường sụp đổ vào năm 907, Trung Quốc bị phân liệt trong thời Ngũ Đại Thập Quốc. Đầu tiên, Giang Tây thuộc nước Ngô, sau đó thuộc nước Nam Đường. Cả hai nước đều đặt quốc đô ở Nam Kinh ngày nay, ở xa về phía hạ lưu Trường Giang. Năm Giao Thái thứ nhất, Nam Đường Nguyên Tông Lý Cảnh quyết định thiết lập nam đô tại Hồng châu, vì thế đã thăng Hồng châu thành Nam Xương phủ.

Đến thời nhà Tống, đơn vị trên cấp châu được chuyển thành lộ, khu vực Giang Tây có 9 châu, 4 quân , 68 huyện, đại bộ phận lệ thuộc Giang Nam Tây lộ, song có một bộ phận lệ thuộc Giang Nam Đông lộ.

Vào thời nhà Nguyên, triều đình thiết lập Giang Tây đẳng xứ hành trung thư tỉnh (江西等处行中书省), địa hạt bao trùm tuyệt đại bộ phận Giang Tây ngày nay (một bộ phận phía đông bắc lệ thuộc Giang Chiết đẳng xứ hành trung thư tỉnh) và phần lớn tỉnh Quảng Đông hiện nay. Các hành tỉnh thời Nguyên được chia thành các lộ, trực lệ châu, châu và huyện. Tại Giang Tây, có 13 lộ là Long Hưng, Cát An, Nam Khang, Cống Châu, Kiến Xương, Giang Châu, Bam An, Thụy Châu, Viên Châu, Lâm Giang, Phủ Châu, Nhiêu Châu, Tín Châu cùng hai trực lệ châu là Nam Phong và Duyên Sơn, cùng vưới 48 huyện, 16 huyện cấp châu. Từ thời Trung Đường trở đi, Giang Tây đã có bước phát triển lớn về kinh tế và văn hóa. Vào thời ba triều Tống, Nguyên, Minh, Giang Tây là một trong các tỉnh phồn vinh nhất Trung Quốc. Điều này thể hiện trong nông nghiệp như sản xuất lương thực hay thủ công nghiệp như đồ sứ và các khía cạnh kinh tế khác.[3]

Buôn bán đồ sứ tại Cảnh Đức Trấn thời nhà Thanh
Bản đồ các khu Xô viết tại Trung Quốc cùng cuộc Vạn lý Trường chinh (1934-1935)

Đến thời nhà Minh, về cơ bản vẫn giữ lại chế độ hành chính thời Nguyên, song đổi hành trung thư tỉnh thành bố chánh sứ ti, đổi lộ thành phủ và đổi châu thành huyện. Giang Tây bố chánh sử ti về cơ bản tương đương với Giang Tây ngày nay có thẩm quyền đối với 13 phủ là Nam Xương, Thụy Châu, Nhiêu Châu. Nam Khang, Cửu Giang, Quảng Tín, Phủ Châu, Kiến Xương, Cát An, Viên Châu, Lâm Giang, Cống Châu, Nam An; các phủ được chia tiếp thành 78 huyện. Sau khi Quảng Đông tách thành một bố chánh sứ ti riêng, ranh giới của Giang Tây từ đó có rất ít thay đổi. Khi đó, các cơ quan hành chính tối cao là Thừa tuyên bố chánh sứ ti, đề hình án sát sứ ti, dô chỉ huy sứ ti, tam ti phân biệt do triều đình trung ương trực tiếp kiểm soát, phân quyền cai trị. Ngoài ra, còn có ba địa vị phiên vương (Ninh vương, Hoài vương và Ích vương) phân phong tại Giang Tây, lần lượt tại Nam Xương phủ, Nhiêu Châu phủ (Bà Dương), và Kiến Xương phủ (Nam Thành).

Đến thời nhà Thanh, triều đình đổi Giang Tây bố chánh sứ ti thành Giang Tây tỉnh, cơ bản vẫn thi hành chế độ hành chính của nhà Minh. Tăng thêm ba huyện cấp thính là Liên Hoa tại Cát An phủ, Đồng Cổ tại Nam Xương phủ, Kiền Nam tại Cống Châu phủm đồng thời thăng Ninh Đô huyện thành châu trực thuộc tỉnh. Người đứng đầu các tỉnh thời Thanh là tuần phủ, bên dưới là các chức vụ thừa tuyên bố chánh sứ ti và đề hình án sát sứ ti, phụ trách các vấn đề về dân chính, tài chính và giám sát tư pháp.

Thời kỳ Minh Thanh, Giang Tây nằm trên tuyến giao lộ nam-bắc rất phồn thịnh giữa Quảng Đông và lưu vực Trường Giang, khiến các thành thị của Giang Tây dọc theo tuyến đường này cũng có được sự phồn vinh. Đồng thời, do chính sách Giáng Tây điền Hồ Quảng và Hồ Quảng điền Tứ Xuyên, cư dân Giang Tây đã di cư đến các tỉnh có mật độ dân số thấp như Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Trong thời gian này, hình thành thương bang "Giang Hữu", đứng thứ 3 trong thập đại thương bang trên toàn quốc. Đồng thời, Cảnh Đức trấn là một trong tứ đại danh trấn trên toàn quốc.

Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, các phủ, châu và thính đều được chuyển thành huyện, Giang Tây khi đó có tổng cộng 81 huyện. Đến năm 1926, quân Bắc phạt tiến đến và đồn trú tại Nam Xương, chính thức thành lập thành phố Nam Xương. Năm 1934, huyện Vụ Nguyên của An Huy được sáp nhập vào Giang Tây, đến năm 1947 lại trả cho An Huy, đến năm 1949 lại nhập vào Giang Tây. Ngay 1 tháng 8 năm 1927, tại Giang Tây nổ ra khởi nghĩa Nam Xương, khởi đầu Nội chiến Trung Quốc. Sau đó, trên địa phận Giang Tây và các tỉnh lân cận, Cộng sản đảng đã thiết lập căn cứ địa cách mạng Tĩnh Cương Sơn, căn cứ địa cách mạng Tương-Việt-Cám, căn cứ địa cách mạng Mân-Chiết-Cám, căn cứ địa cách mạng Tương-Ngạc-Cámcăn cứ địa cách mạng Trung Ương.

Năm 1931, Cộng sản đảng đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Trung Hoa tại Thụy Kim, đổi tên Thụy Kim thành Thụy Kinh, đây là thủ đô của chính phủ trung ương, được gọi là "Hồng sắc thù đô" hoặc "Hồng đô". Trong thời gian chế độ này hoạt động, chính phủ trung ương đã ban hành hiến pháp, phát hành tiền têh, thiết kế quốc kỳ, và gọi các khu vực do mình kiểm soát là khu Xô viết (苏区, Tô khu). Do Quốc Dân đảng giành được thắng lợi trong cuộc đàn áp cộng sản lần thứ 5, chính phủ trung ương của Cộng hòa Xô viết Trung Hoa đã buộc phải sơ tán khỏi khu Xô viết Trung ương Giang Tây từ tháng 10 năm 1934. Năm 1933, chính phủ Quốc dân tại Nam Xương của Quốc Dân đảng đã phát động Tân sinh hoạt vận động, về sau lan rộng trên toàn quốc. Năm 1936, sau khi thông tuyến đường sắt Việt-Hán đi từ Quảng Đông đến Hồ Nam, Giang Tây để mất vị thế quan trọng nằm trên trục giao thông bắc-nam. Năm 1937, khi tuyến đường sắt Chiết-Cám thông xe, Giang Tây đã có sự thay đổi lớn về bố trí giao thông và thành thị.

Năm tuyến đường sắt Kinh-Cửu từ Bắc Kinh đến Hồng Kông đã khai thông kết nối nam-bắc Giang Tây, đẩy nhanh sự phát triển củakhu vực phía nam tỉnh. Năm 2005, việc thông xe tuyến đường sắt Cám-Long-Hạ đã kết thúc việc "hồng sắc cố đô" Thụy Kim không có đường sắt, thực hiện nguyện vọng trong phương lược kiến quốc của Tôn Trung Sơn trong việc xây dựng tuyến đường sắt nối giữa Phúc Kiến và Giang Tây.

Địa lý

Ảnh vệ tinh hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc[4]

Giang Tây có núi bao quanh ba mặt, ở phía tây là các dãy núi Mạc Phụ (幕阜山), Cửu Lĩnh (九岭山), và La Tiên (罗霄山); ở phía đông là các dãy núi Hoài Ngọc (怀玉山) và Vũ Di; còn ở phía nam là các dãy núi Cửu Liên (九连山) và Đại Dữu Lĩnh (大庾岭). Phần trung bộ và nam bộ của Giang Tây là các gò đồi và thung lũng nằm rải rác, núi và gò đồi chiếm tới 60% diện tích của tỉnh; trong khi bắc bộ thì bằng phẳng và có cao độ thấp, gọi là đồng bằng hồ Bà Dương. Đỉnh cao nhất Giang Tây là Hoàng Cương Sơn (黄岗山) thuộc dãy núi Vũ Di, trên vùng giáp giới với Phúc Kiến, với cao độ 2.157 mét (7.077 ft).

Lưu vực sông Cám là sông chính tại Giang Tây, sông dài 991 km và chảy từ nam lên bắc. Sông Cám đổ vào hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất tại Trung Quốc; nước trong hồ này lại đổ vào Trường Giang, con sông tạo thành ranh giới phía bắc của Giang Tây. Các sông quan trọng khác đổ vào hồ Bà Dương là sông Phủ (抚河, 312 km), sông Tín (信江, 329 km), sông Bà (鄱江) và sông Tu (修水). Các hồ chứa trọng yếu của Giang Tây là hồ chứa Chá Lâm (柘林水库) trên sông Tu ở phía tây bắc và hồ chứa Vạn An (万安水库) ở thượng du sông Cám.

Giang Tây có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cfa theo phân loại khí hậu Köppen), với mùa đông ngắn, mát và ẩm cùng mùa hè rất nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ không khí trung bình là 3 đến 9 °C (37 đến 48 °F) vào tháng 1 và 27 đến 30 °C (81 đến 86 °F) vào tháng 7. Lượng giáng thủy hàng năm là 1.200 đến 1.900 milimét (47 đến 75 in), phần lớn bắt nguồn từ các cơn mưa lớn vào cuối mùa xuân và mùa hè.

Tính đến năm 2007, Giang Tây đã thành lập được 137 khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm 6 khu bảo tồn cấp quốc gia, tổng diện tích là 9.852,3 km², chiếm 5,9% diện tích của tỉnh.

Các đơn vị hành chính

Xem chi tiết: Danh sách các đơn vị hành chính Giang Tây

Giang Tây được chia ra làm 11 địa cấp thị (11 thành phố):

Bản đồ # Tên Thủ phủ Hán tự
Bính âm
Dân số (2010)
Địa cấp thị
1 Nam Xương Đông Hồ 南昌市
Nánchāng Shì
5.042.565
2 Phủ Châu Lâm Xuyên 抚州市
Fǔzhōu Shì
3.912.312
3 Cám Châu Chương Cống 赣州市
Gànzhōu Shì
8.368.440
4 Cát An Cát Châu 吉安市
Jí'ān Shì
4.810.340
5 Cảnh Đức Trấn Châu Sơn 景德镇市
Jǐngdézhèn Shì
1.587.477
6 Cửu Giang Tầm Dương 九江市
Jiǔjiāng Shì
4.728.763
7 Bình Hương An Nguyên 萍乡市
Píngxiāng Shì
1.854.510
8 Thượng Nhiêu Tín Châu 上饶市
Shàngráo Shì
6.579.714
9 Tân Dư Du Thủy 新余市
Xīnyú Shì
1.138.873
10 Nghi Xuân Viên Châu 宜春市
Yíchūn Shì
5.419.575
11 Ưng Đàm Nguyệt Hồ 鹰潭市
Yīngtán Shì
1.124.906

Kinh tế

Gốm sứ Cảnh Đức Trấn thời Nguyên

Theo kết quả sơ bộ, năm 2010, tổng GDP của Giang Tây đạt 943,5 tỉ NDT, đừng thứ 19 cả nước, tính theo giá cả thì tăng 14% so với năm trước. Trong đó, khu vực một của nền kinh tế đạt giá trị 106,04 tỉ NDT, tăng trưởng 4,8%, chiếm tỷ trọng 16,4% trong GDP; khu vực hai của nền kinh tế đạt giá trị 341,49 tỉ NDT, tăng trưởng 16,6%, chiếm tỷ trọng 52,7% trong GDP; khu vực ba của nền kinh tế đạt giá trị 200,5 tỉ NDT, tăng trưởng 10,1%, chiếm tỉ trọng 30,9%. Thu nhập bình quân của cư dân đô thị là 15.481 NDT, tăng trưởng 10,4%; thu nhập thuần của nông dân là 5.789 NDT, tăng trưởng 14,1%.

Trong số các tỉnh thị, tốc độ phát triển kinh tế của Giang Tây ở mức trung bình, song tổng giá trị kinh tế thì tương đối nhỏ. Nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh Giang Tây. Trong 29 năm từ 1979-2007, tổng GDP của Giang Tây đã tăng lên 62,86 lần, còn theo giá cá so sánh, tốc độ tăng trường GDP bình quân hành năm là 9,4%, thấp hơn mức bình quân 9,8% của cả nước. So với các tỉnh ven biển lân cận là Chiết Giang, Phúc KiếnQuảng Đông, Giang Tây là một tỉnh nghèo.

Lúa là cây trồng chủ đạo tại Giang Tây, các loại cây thường trồng khác là bôngcải dầu, chè, mao trúc, thông sam. Giang Tây dẫn đầu về sản xuất kim quất tại Trung Quốc, đặc biệt là ở huyện Toại Xuyên.[5] Giang Tây giàu tài nguyên khoáng sản, dẫn đầu trong số các tỉnh của Trung Quốc về trữ lượng đồng, volfram, vàng, bạc, urani, thori, tantali, niobi. Các trung tâm khai mỏ đáng chú ý là Đức Hưng (đồng) và Đại Dư (volfram). Gốm sứ Cảnh Đức Trấn nổi tiếng toàn quốc.

Nhân khẩu

Tuyệt đại đa số cư dân Giang Tây là người Hán, chiếm trên 99,7% dân số, các phân nhóm Hán chính tại Giang Tây là người Cámngười Khách Gia. Các nhóm thiểu số có số lượng đáng kể là người Hồi, người Xangười Choang. Hồ Nam và Giang Tây là hai tỉnh mất cân bằng giới tính lớn nhất tại Trung Quốc, theo nghiên cứu của BMJ dựa theo số liệu năm 2005, tỷ lệ bé trai/bé gái trong nhóm tuổi từ 1-4 tại Giang Tây là trên 140/100.[6]

Cư dân Giang Tây chủ yếu nói tiếng Cám, một bộ phận nói tiếng Khách Gia, tiếng Huy, tiếng NgôQuan thoại. Tiếng Cám là một trong các phương ngữ lớn, số người sử dụng ước đạt 51 triệu, ngôn ngữ này được nói tại trên 60 huyện thị tại Giang Tây, phạm vi bao trùm Nam Xương, Cảnh Đức Trấn (khu thành thị), Bình Hương, Nghi Xuân, Phủ Châu và Cát An. Tiếng Khách Gia được nói ở Cám Châu.

Giao thông

Hàng không

Đường sắt

Tham khảo

  1. ^ “趣味文字:中国各省及自治区名称历史由来和变化”. 人 民 网. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ “万年仙人洞人种出世界首棵水稻 赣鄱是世界的稻作起源中心区”. 新华网. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ 張正田,〈淺談宋代江西健訟風氣與客家、江西先民的移民潮〉,《客家雜誌》,256(臺北),2011.10,頁68
  4. ^ “Spring Fishing Ban on China's Largest Freshwater Lake”. People's Daily. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ Zhonghua quan guo min zhu fu nü lian he hui (1988). Chung-kuo fu nü. Foreign Language Press. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ “China's excess males, sex selective abortion, and one child policy: analysis of data from 2005 national intercensus survey”. BMJ.