Đặng Ất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Ất
Giám sát ngự sử
Thông tin cá nhân
Giới tínhNam
Học vấnTiến sĩ
Chức quanGiám sát ngự sử
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ, Mạc

Đặng Ấtgiám sát ngự sử thời Lê sơ, đỗ hoàng giáp năm 1518.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Ất là người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiên,[1][2] nay là làng Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, Thái Bình, Việt Nam.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đậu hoàng giáp[4][5] khoa Mậu Dần năm Quang Thiệu thứ 3[1] lúc 24 tuổi.[6] Ông làm quan đến chức giám sát ngự sử[1][6] Hải Dương. Khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ, ông không bị Mạc bắt giam và tự tử trong ngục.[3]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa".[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nguyễn Mạnh Cường; Nguyễn Thị Hồng Hà (2007), Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin & Viện văn hóa
  2. Phạm Minh Đức; Bùi Duy Lan (2003), Đất và người Thái Bình, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam
  3. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  4. Phan Huy Chú; Long Điền (1969), Lược khảo khoa cử Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Tân
  5. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  6. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin