Đặng Minh Bích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Minh Bích
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1453
Nơi sinh
Nghệ An
Mất1541
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đặng Trọng Trân
Hậu duệ
Đặng Minh Châu
Quốc tịchnhà Lê sơ

Đặng Minh Bích (1453-1541) là quan nhà Lê sơ, sinh ra ở Bạch Đường nay là xã Ngọc Sơn, Lam Sơn và Bồi Sơn huyện Đô Lương, Nghệ An.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên ông ở đất hải dương, đến đời ông nội của Đặng Minh Bích, là Đặng Phúc Quang di cư ra thôn Trung Lá, xã Bạch Đường, huyện Nam Đường, Nghệ An. Nay thuộc xã Lam Sơn, ngọc sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.

Theo Đặng tộc đại tông phả do Đặng Tiến Thự viết, thì: Đặng Minh Bích con là con trai thứ 2 của Đặng Trọng Trân.

Đặng Minh Bích nổi tiếng thông minh, học giỏi. Ông đậu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức 15 (1484), làm quan đến Thượng thư Bộ Hộ[1].

Sau khi mất, ông được vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định truy phong Đoan Túc Trung đẳng thần. Hiện ba sắc phong của ông được lưu giữ tại nhà thờ họ Đặng Quang xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Ông có chín con trai. Người con thứ hai của ông Đặng Minh Châu làm quan Tả Thị lang.

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ ca ngợi ông rằng:

Hội sơn chi anh lam thủy chi anh

Khí đất thiêng nhiều bậc tài danh

Quan thượng Đặng rành rành tay trác vật

Công đèn sách mười năm án tuyết

Chí vẫy vùng gặp hội phong vân

Vào khoa cử danh đề đệ nhất tuyển

Chánh tiến sĩ khoa giáp thìn niên

Triều lê Hồng Đức thánh quân

Bảng đề chữ xuất thân tam giáp đệ

Khi nhẹ bước tao đàn ương chế

Khi sánh ca quyền uyển danh ca

Khi làm biện lý trong tòa

Khi hộ bộ thượng thư trí sỹ

Thơ rằng:

Bắc đẩu thái sơn danh giá quý

Tam thai bút tọa điển lĩnh cao

Cân đai đủng đỉnh lúc ngồi triều

Trong tay sẵn thái bình mô lược

Đường tử mệnh danh chào hoa rước

Nức mùi nở mặt nước non nhà

Bảng vàng bia đá ngàn thu

Còn sợ sợ đài hoa phong vận

Khuôn đài các đường mây thăm thẳm

Dọi ngàn thu khoa án hồng danh

Sinh vi anh,tử vi linh

Biển ương lai tương tại thượng

Trên chín bộ phong vận phủ bái

Sắc gia phong chói rọi sắc rồng

Đậm ơn vua dáng múa văn phong

Lại thêm mừng chữ tử văn vịnh thọ

Vậy mới biết phương danh bất hủ

Dự hội sơn thiên cổ,cư thủ giang sơn

Ông còn để lại 22 bài thơ in trong "Toàn Việt thi lục"[2] của Lê Quý Đôn.

Thành đông cư [3]

Quy đắc thành đông địa nhất cung,

Thị huyên bất đáo thử hồ trung.

Khả nhân thi tứ niên niên hữu,

Nguyệt hạ mai sao trúc lý phong.

Nhà ở phía đông thành

Quây khu đất nhỏ phía đông thành

Không chút phồn hoa rộn tới mình

Cảnh vật quanh năm, thơ sẵn hứng

Trăng lồng mai trắng, gió tre xanh

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đặng Tộc Đại Tông Phả, Yến Quận công Đặng Tiến Thự viết năm 1683, Tiến sĩ Ứng Quận công Đặng Đình Tướng tục biên năm 1686, Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn tiếp tục tục biên năm 1745, Nguyễn Văn Thành giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2002, Trang 56-57
  2. ^ Đặng Tộc Đại Tông Phả, Yến Quận công Đặng Tiến Thự viết năm 1683, Tiến sĩ Ứng Quận công Đặng Đình Tướng tục biên năm 1686, Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn tiếp tục tục biên năm 1745, Nguyễn Văn Thành giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2002, Trang 56-57
  3. ^ Toàn Việt thi lục", Lê Quý Đôn
  4. ^ Hoàng Việt thi tuyển, Nhà xuất bản Văn học, 2007

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Toàn Việt thi lục", Lê Quý Đôn
  • Hoàng Việt thi tuyển, Nhà xuất bản Văn học, 2007
  • Đặng Tộc Đại Tông Phả, Yến Quận công Đặng Tiến Thự viết năm 1683, Tiến sĩ Ứng Quận công Đặng Đình Tướng tục biên năm 1686, Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn tiếp tục tục biên năm 1745, Nguyễn Văn Thành giới thiệu, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2002
  • Họ Đặng "Nam bang vượng tộc" thời Lý đến thời Lê, Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam