Đặng Thái Huyền
Đặng Thái Huyền | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 3 tháng 9, 1980 |
Nơi sinh | Hà Nội, Việt Nam |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | ![]() |
Nghề nghiệp | Đạo diễn |
Học vị | Thạc sĩ |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Vai trò | Đạo diễn, biên kịch |
Năm hoạt động | 2004–nay |
Đào tạo | Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội |
Chủ đề | Phim chiến tranh |
Studio | Điện ảnh Quân đội nhân dân |
Website | |
Đặng Thái Huyền trên IMDb | |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Tổng cục Chính trị |
Quân chủng | Điện ảnh Quân đội nhân dân |
Năm tại ngũ | 2004–nay |
Cấp bậc | |
Đặng Thái Huyền (sinh ngày 3 tháng 9 năm 1980) là nữ đạo diễn điện ảnh, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam với quân hàm Trung tá. Bà hiện là Phó Giám đốc phụ trách Nghệ thuật của Hãng Điện ảnh Quân đội nhân dân. Năm 2024, Đặng Thái Huyền được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[1]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Đặng Thái Huyền sinh ngày 3 tháng 9 năm 1980 tại Hà Nội.[2] Thưở nhỏ, bà có ước mơ trở thành luật sư, sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà trúng tuyển khoa Du lịch của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; khi đang học dở năm thứ nhất, bà đọc được thông báo tuyển sinh của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và quyết định chuyển sang học trường này vì nghĩ rằng sau khi ra trường sẽ dễ tìm kiếm việc làm hơn.[3] Không có sự xác định trước nên khi nộp hồ sơ, bà đã chọn đại ngành đạo diễn nhưng vẫn tốt nghiệp thủ khoa khóa 19 vào năm 2003.[3][2] Đặng Thái Huyền tốt nghiệp học vị Thạc sĩ chuyên ngành Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình.[4]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2004, Đặng Thái Huyền được đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi mời làm thư ký đạo diễn bộ phim điện ảnh Tiếng cồng định mệnh, sau bộ phim này bà xin vào làm tại Điện ảnh Quân đội và được phân công về Xưởng Phim truyện với quân hàm Trung úy.[3][5] 6 tháng sau, bà được giao thực hiện bộ phim truyện đầu tay Đêm vùng biên.[5]
Năm 2009, đạo diễn Vũ Chính có ý định chuyển thể truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thành phim nhưng vì bận rộn với công việc nên ông đã truyền đạt lại ý tưởng cho Đặng Thái Huyền,[6] bộ phim video Mười ba bến nước ra đời và trở thành hiện tượng khi giành được 6 giải tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16, trong đó bộ phim giành giải Cánh diều Vàng còn bà giành được Đạo diễn xuất sắc.[7] Đặng Thái Huyền và nhà quay phim Trịnh Quang Tùng là bạn học và được xem là cặp bài trùng,[2][8] Trịnh Quang Tùng đã đảm nhận quay phim cho khoảng 5 bộ phim của Đặng Thái Huyền, trong đó ông giành được hai giải Quay phim xuất sắc với Đêm vùng biên và Mười ba bến nước.[9][10]
Năm 2015, Đặng Thái Huyền chuyển thể truyện ngắn Người về bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh thành bộ phim điện ảnh Người trở về.[6] Đây cũng là dự án phim truyện nhựa màu 35mm cuối cùng của điện ảnh Việt Nam.[11] Sau bộ phim này bà được Saiga Films mời hợp sản xuất một bộ phim đề tài hậu chiến, bà đã chọn biên kịch truyện ngắn Mùi thuốc súng của Nguyễn Văn Thọ thành kịch bản phim điện ảnh.[8] Đặng Thái Huyền có kế hoạch thực hiện hai phim truyền hình Gừng cay muối mặn, Dạ khúc máu và hai phim điện ảnh Mùi thuốc súng và Lời nguyền gia tộc trong năm 2016.[12] Năm 2017, phim điện ảnh kinh dị Lời nguyền gia tộc, là dự án duy nhất trong kế hoạch trên được thực hiện và phát hành, Đặng Thái Huyền trở thành nữ đạo diễn Việt Nam đầu tiên làm phim kinh dị.[13]
Năm 2025, bà thực hiện dự án phim điện ảnh chiến tranh có tựa đề Mưa đỏ, nội dung phim kể về trận đánh tại Thành cổ Quảng Trị, kịch bản dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu Lai. Đây được xem là dự án điện ảnh lớn nhất trong 10 năm của Điện ảnh Quân đội nhân dân.[14]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Đặng Thái Huyền kết hôn với một nhà quay phim làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam.[6]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Giải cá nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Giải thưởng | Tác phẩm | Hạng mục | Đề cử | Kết quả | Đồng hạng | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|---|
2009 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 | Mười ba bến nước | Phim video | Đạo diễn xuất sắc | Đoạt giải | ||
2016 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 | Người trở về | Phim điện ảnh | Biên kịch xuất sắc | Đoạt giải | Nguyễn Thu Dung | |
Đất lành | Phim video | Đạo diễn xuất sắc | Đoạt giải | [15] | |||
2020 | Phim đỏ | Phim tài liệu | Tác giả lời bình | Đoạt giải | [2] |
Giải cho tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Giải thưởng | Tác phẩm | Hạng mục | Kết quả | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
2005 | Liên hoan phim Sinh viên điện ảnh | Phim video | Cõi vui | Giải 3 | [6] |
2006 | Văn học Nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang | Đêm vùng biên | Giải B[a] | [16][6] | |
2008 | Giải Cánh diều 2007 | Phim tài liệu video | Để lại mùa xuân | Bằng khen | [6] |
2009 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 | Phim video | Mười ba bến nước | Bông sen Vàng | |
2010 | Giải Cánh diều 2009 | Phim video | Cánh diều Bạc | ||
Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 29 | Tấm bản đồ số phận | Huy chương Vàng | [17][6] | ||
Giải Báo chí Quốc gia | Phim tài liệu | Chung sức cho ngày toàn thắng | Giải C | ||
2011 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 | Phim video | Vũ khúc ánh trăng | Bằng khen | |
2015 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 | Điện ảnh | Người trở về | Giải Khuyến khích | |
Phim video | Đất lành | Cánh diều Bạc | |||
Giải Cánh diều 2014 | Phim video | Bằng khen | [15] | ||
Giải Báo chí Quốc gia | Phim video | Đoạt giải |
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Phim ngắn
[sửa | sửa mã nguồn]- Màu của đêm
- Quán trà câm
Phim truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa đề | Hình thức | Chú thích |
---|---|---|---|
2010 | Thiên đường vắng em | Dài tập | |
2011 | Ở rể | ||
2013 | Bí mật đàn ông | ||
2014 | Bánh đúc có xương | ||
2015 | Ráng chiều | Điện ảnh truyền hình | |
Kẻ thù phụ nữ | Dài tập | ||
2016 | Mãi mãi là bao lâu | ||
2022 | Hoa hồng giấy | [18] |
Phim video - điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa đề | Hình thức | Đồng đạo diễn | Chú thích |
---|---|---|---|---|
2007 | Đêm vùng biên | Phim video | ||
2009 | Mười ba bến nước | |||
2010 | Vũ khúc ánh trăng | |||
Chung sức cho ngày toàn thắng | Phim tài liệu | |||
2012 | Bản tình ca màu xanh | Phim video | ||
2014 | Đất lành | |||
2015 | Để lại mùa xuân | Phim tài liệu | ||
Người trở về | Điện ảnh | |||
2017 | Lời nguyền gia tộc | |||
Mắt biển | Phim video | |||
2018 | Hóa thổ | |||
Nơi ta không thuộc về | Điện ảnh | |||
Hành trình hóa giải | Phim tài liệu | Nguyễn Quang Quyết | ||
2020 | Phim đỏ | |||
Chiến thắng Tây Bắc | ||||
2024 | Văn hóa còn thì dân tộc còn | |||
2025 | Mưa đỏ | Điện ảnh |
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Giải cao nhất, không có giải A.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ TH (ngày 6 tháng 3 năm 2024). "Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10". Cục Nghệ thuật biểu diễn. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b c d Lê Thị Bích Hồng (ngày 24 tháng 2 năm 2021). "Đặng Thái Huyền - Khao khát làm phim chiến tranh chiếu rạp". Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b c Hà Tùng Long (ngày 11 tháng 2 năm 2016). ""Phụ nữ tuổi Canh Thân ngồi giữa đám đông cũng thấy mình cô độc"". Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Hồng Minh (ngày 29 tháng 10 năm 2015). "Nếu như lịch sử đã lựa chọn chúng tôi..." Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b Nguyễn Mạnh Hùng (ngày 27 tháng 5 năm 2024). "Đạo diễn, NSƯT Đặng Thái Huyền tâm huyết với đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng". Báo Văn Nghệ. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b c d e f g Nguyễn Văn Quân (ngày 21 tháng 5 năm 2014). "Đạo diễn 8X Đặng Thái Huyền: "Làm phim phải hướng vào cuộc sống…"". Thời báo VTV. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Thảo Duyên (ngày 22 tháng 1 năm 2010). "Ám ảnh từ Mười ba bến nước". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b Ngọc Diệp (ngày 13 tháng 4 năm 2016). "Đạo diễn Đặng Thái Huyền: Phim chiến tranh mà 'cúng cụ' thì khó hay". Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Yến Anh (ngày 25 tháng 11 năm 2007). "Vui là chính". Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
- ^ Mai Thùy (ngày 13 tháng 12 năm 2009). "'Đừng đốt' đoạt Bông sen vàng". Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2024.
- ^ T. Minh (ngày 13 tháng 10 năm 2015). ""Người trở về" của Đặng Thái Huyền ra mắt khán giả phía Nam". Thời báo VTV. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Ngọc Diệp (ngày 31 tháng 3 năm 2016). "Đạo diễn Đặng Thái Huyền 'phục thù' với phim chiến tranh mới". Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Lê Báu (ngày 17 tháng 2 năm 2018). "Nữ đạo diễn Việt đầu tiên làm phim kinh dị". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Mai Lữ (ngày 3 tháng 7 năm 2024). "Tác phẩm "Mưa đỏ" bước vào điện ảnh". Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b Cẩm Tú (ngày 9 tháng 6 năm 2016). "Bài 28: Trao cơ hội cho người trẻ tạo dựng thành công". Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Thu Hiền (ngày 23 tháng 11 năm 2010). "Đạo diễn Đặng Thái Huyền khóc cùng nhân vật nữ?". VietNamNet. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Hà Dương (ngày 9 tháng 1 năm 2010). "Bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 29". Hànộimới. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.
- ^ Hiền Hương (ngày 21 tháng 10 năm 2022). "Trung tá Đặng Thái Huyền: "Đàn ông quá đẹp sẽ tạo cảm giác không có thật"". Lao Động. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2025.