Đặng Thị Phương Thảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Thị Phương Thảo
Chức vụ
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Thông tin chung
Sinh21 tháng 7, 1984 (39 tuổi)
thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Việt Nam
Nơi ởthị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnThạc sĩ Toán học; Cử nhân Đại học Sư phạm Toán - Tin

Đặng Thị Phương Thảo (sinh ngày 21 tháng 7 năm 1984) là một nữ cán bộ quản lý giáo dục và chính trị gia người Việt Nam. Bà nguyên là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cựu Giáo viên Trường THPT Giao Thủy tỉnh Nam Định, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến tỉnh Nam Định.[1] Hiện nay bà đang công tác tại Công đoàn Giáo dục Việt Nam thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Bà đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Nam Định gồm có thành phố Nam Định và các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên.[2]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Đặng Thị Phương Thảo sinh ngày 21 tháng 7 năm 1984 quê quán ở thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Bà xuất thân trong gia đình cán bộ trí thức, nguyên quán tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Gia đình bà thuộc dòng họ Đặng làng Hành Thiện - nổi tiếng có nhiều người là chính trị gia, nhiều người thành đạt, có học hàm học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.

Bà là cháu ngoại (đời thứ tư) của Tổng Bí thư Trường ChinhTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lần thứ nhất: 1941 – 1956, lần thứ hai: 1986), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 – 1975) và Chủ tịch Quốc hội (khóa V, VI).

Bà là cháu nội (đời thứ ba) của Trung tướng Đặng Quân ThụyỦy viên Trung ương Đảng khóa VII, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII và IX, Phó Chủ tịch Quốc hội, kiêm chức Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa IX, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhiệm kỳ III (2002 - 2007).

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo dục phổ thông: 12/12
  • Đại học Sư phạm chuyên ngành Sư phạm Toán - Tin
  • Thạc sĩ Toán học

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1/10/2015.

Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 bà đang là Giáo viên, Bí thư Chi đoàn, Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường trung học phổ thông Giao Thủy, làm việc ở trường trung học phổ thông Giao Thủy.

Bà đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Nam Định gồm có thành phố Nam Định và các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, được 281.339 phiếu, đạt tỷ lệ 55,78% số phiếu hợp lệ.

Quá trình công tác:

- Từ năm 2006 đến năm 2019: Giáo viên, cán bộ Đoàn TNCS, cán bộ Công đoàn Trường THPT Giao Thủy tỉnh Nam Định.

- Từ tháng 7 năm 2016: đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

- Từ tháng 8 năm 2019: Phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Khuyến tỉnh Nam Định.

- Hiện nay: Công tác tại Công đoàn Giáo dục Việt Nam thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021[sửa | sửa mã nguồn]

Bà là nữ ĐBQH trẻ tâm huyết, có nhiều phát ngôn, chất vấn ấn tượng và sắc sảo tại các kỳ họp, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

  • Ngày 05/6/2016, Quốc hội khóa XIV thảo luận việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo phát biểu tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu vực trường học.
  • Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, tranh luận cùng Bộ trưởng  Bộ TTTT Trương Minh Tuấn, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo đánh giá Bộ trưởng trả lời chất vấn của ĐBQH kèm theo đánh giá nguyên nhân, giải pháp rất hợp lý. Đồng thời, "truy" Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chưa trả lời chất vấn của ĐBQH từ kỳ họp trước.
  • Tại phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 25/5/2018, phát biểu tại hội trường thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và quyết toán ngân sách nhà nước, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo đề nghị cần có cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động chính trị.
  • Ngày 07/6/2018, tại phiên thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo đề nghị cần phải bổ sung nội dung liên quan tới tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em vào chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
  • Ngày 11/6/2018, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Năm, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
  • Ngày 30/10/2018, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo tham gia chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV.
  • Ngày 11/6/2019, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo phát biểu thảo luận về dự án Luật Thư viện.
  • Tại phiên thảo luận về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 – 2018, ngày 13/11/2019 tại Quốc hội, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo cho rằng cần quan tâm đến phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trong các trường học.
  • Sáng 8/11/2019, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về các nội dung liên quan công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí.
  • Chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng nhằm khắc phục được triệt để các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi trá hình.
  • Ngầy 25/5/2020 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo góp ý Luật Thanh niên (sửa đổi).
  • Tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định đã góp ý một số vấn đề liên quan tới việc biên soạn sách giáo khoa, cụ thể là sách giáo khoa lớp 1 hiện hành; đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc xác minh. Đặc biệt là phát ngôn sắc sảo “Tôi phát ngôn và chịu trách nhiệm trước cử tri”.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]