Đế quốc Choson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này về lịch sử của Cổ Triều Tiên từ khi bắt đầu cho tới khi bị nhà Hán xâm chiếm.

Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Cung Gyeongbok, Seoul
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919–1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Choson (phiên âm tiếng Triều Tiên: Chosŏn, Choson, Chosun, Joseon) là một nền văn minh Đông Á trên bán đảo Triều Tiên.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử vương quốc Choson bắt đầu từ thần thoại Dangun và thời đại Tam Quốc. Hiện nay, lãnh thổ bị giới hạn trong phạm vi bán đảo Triều Tiên và các đảo phụ thuộc, nhưng lịch sử Triều Tiên bao quát 1 khu vực rộng lớn bao gồm cả bán đảo Triều Tiên và một số tỉnh Đông Bắc Trung Quốc hiện nay. Choson là một nhà nước thành lập từ liên minh các bộ lạc trên bán đảo Triều Tiên. Nhà nước này tồn tại từ năm 2333 - 108 TCN trước khi bị nhà Hán Trung Quốc đánh bại. Nhà nước Choson được xác định tại thung lũng giữa nước Liêu và sông Taedong, vùng đất này ở phía tây nam thuộc một phần của Bắc Triều Tiên hiện nay. Thủ đô là Wanggom-Song, nơi hiện nay là Bình Nhưỡng - thủ đô của Bắc Triều Tiên.

Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

Về quân đội, chỉ những chiến binh giàu có mới có thể trang bị cho mình ngựa, do vậy kỵ binh không phát triển. Kiếm sắt đã được người Choson trang bị cho quân đội trong thời kỳ này.

Quân đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Có ít điều được biết về quân đoàn Choson ngoại trừ việc họ có danh tiếng và thế đứng trong xã hội, họ không được tuyển chọn từ nông dân. Những dấu tích về ngựa chiến có rất ít và không phổ biến, chỉ có những chiến binh giàu có nhất mới có thể đạt tới mức cao cấp đó. Những mũi lao đồng và tên đồng vẫn phổ biến trong thời kỳ phát triển đầu của quân đội, như vậy cho thấy họ mạnh và phát triển chủ yếu lính được trang bị trường kiếm và kỵ cung. Sau cùng, những bằng chứng cho thấy sự phát triển lên của những dao găm bịt đồng, giáo đồng, rồi tới dao sắt và giáo sắt tạo thành một biểu tượng đặc trưng cho quân đoàn Choson. Về sau, Choson chế tạo được xe hỏa tiện và được dùng trong nhiều trận đánh. Những mũi dao cho thấy Choson sử dụng chủ yếu lính đánh bộ được trang bị thêm giáo cho những trận đánh gần. Sức mạnh của quân đoàn Choson lúc đó mở rộng mọi vùng và được người Trung Quốc công nhận.

Suy tàn và tiêu vong[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình suy tàn và sụp đổ của Cổ Triều Tiên vẫn còn đang gây tranh cãi, tùy thuộc theo quan điểm của các nhà sử học về Cơ Tử Triều Tiên. Lý thuyết do Triều Tiên thượng cổ (Joseon Sangosa) đưa ra cho rằng Cổ Triều Tiên đã tan rã từ khoảng năm 300 trước Công Nguyên và dần mất quyền kiểm soát các thuộc quốc cũ của mình. Nhiều nước nhỏ hơn nổi lên từ vùng lãnh thổ cũ của Cổ Triều Tiên như Phù Dư, Ốc Trở, Đông Uế. Cao Câu LyBách Tế coi mình là hậu duệ của Phù Dư.

Triều đại Hán của Trung Quốc không hài lòng với sự cai quản thương mại của Vệ Mãn Triều Tiên ở bắc Hàn. Nên đã mở cuộc tấn công Vệ Mãn Triều Tiên, mặc dù quân đội vô cùng mạnh, song nội gián tràn ngập cùng với đào ngũ liên tục từ quân đội, Choson thất thế và thất bại vào năm 108 trước Công nguyên. Đế quốc Choson đi vào diệt vong.

Tư liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]