Đế quốc Wadai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Hồi giáo Wadai
1501–1912
Wadai và các quốc gia lân cận năm 1750.
Wadai và các quốc gia lân cận năm 1750.
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Ả Rập, Maban, tiếng Tunjur, tiếng Fur
Tôn giáo chính
Tôn giáo bản địa châu Phi, về sau là Hồi giáo (công nhận chính thức năm 1635)
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Kolak 
• 1603–1637
Abd al-Karim Al Abbasi
• 1902–1909
Dud Murra của Wadai
• 1909-1912
'Asil Kolak
Lịch sử
Thời kỳCận đại
• Thành lập
1501
• Abd al-Karim lật đổ vua Daud của Tunjur
1635
• Giải thể
1912
• Wadai được tái thiết dưới thời thuộc Pháp
1935
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Tunjur
Vương quốc Hồi giáo Darfur
Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp
Hiện nay là một phần của Cộng hòa Trung Phi

 Tchad

 Sudan

Đế quốc Wadai, còn được biết đến với tên gọi Vương quốc Hồi giáo Wadai (tiếng Ả Rập: سلطنة ودايSaltanat Waday, tiếng Pháp: royaume du Ouaddaï, tiếng Fur: Burgu hoặc Birgu;[1] 1501–1912) là một vương quốc Hồi giáo châu Phi có vị trí tại phía đông của hồ TchadTchadCộng hòa Trung Phi ngày nay. Nó nổi dậy vào thế kỷ XVII dưới sự lãnh đạo của vị vua đầu tiên, Abd al-Karim, người đã lật đổ những người Tunjur cầm quyền trong khu vực. Đế quốc này kiểm soát vùng lãnh thổ trước đây thuộc về Vương quốc Hồi giáo Darfur (thuộc Sudan ngày nay) ở phía đông bắc của Vương quốc Hồi giáo Baguirmi.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thập niên 1630, Wadai được cai trị bởi vương quốc của người Tunjur, tồn tại từ năm 1501.[2] Những người Ả Rập di cư đến khu vực này tự tuyên bố là hậu duệ của nhà Abbas, đặc biệt là từ Salih ibn Abdallah ibn Abbas. Yame, một nhà lãnh đạo gốc Abbas, đã định cư với những người di cư Ả Rập ở Debba, gần thủ đô tương lai của Wadai là Ouara (Wara).[1]

Năm 1635, người Maba và các tộc người nhỏ khác trong khu vực tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của Abd al-Karim Al Abbasi, xuất thân từ một gia đình quý tộc Abbas. Ông đã dẫn đầu một cuộc xâm lược từ phía đông và lật đổ vương quốc Tunjur của vua Daud. Abd al-Karim là con trai của Yame.[1] Để đảm bảo và tập trung quyền lực của mình trong khu vực, ông đã kết hôn với con gái của Daud, Meiram Aisa, và sau đó kết hôn với người từ các bộ tộc khác trong khu vực như Mahamid hay Beni Halba. Abd al-Karim trở thành Kolak (Sultan) đầu tiên của một triều đại tồn tại cho đến khi người Pháp đến.

Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 18, lịch sử của Wadai được đánh dấu bằng các cuộc chiến tranh với Vương quốc Hồi giáo Darfur Vào đầu những năm 1700, dưới sự cai trị của cháu trai Abd al-Karim, Ya'qub Arus (1681–1707), đất nước đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng kéo dài trong vài năm.

Mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Wadai (vàng) trên một bản đồ của Hoa Kỳ năm 1890

Sau năm 1804, dưới thời trị vì của Muhammad Sabun (1804 - 1815), Vương quốc Hồi giáo Wadai bắt đầu mở rộng quyền lực của mình khi thu lợi đáng kể từ vị trí chiến lược của mình trên các tuyến đường thương mại xuyên Sahara. Một tuyến đường thương mại mới về phía bắc đã được thành lập. Nó đi qua Ennedi, KufraJalu-Awjila, với điểm cuối là Benghazi. Sabun đã tài trợ cho các đoàn lữ hành hoàng gia để tận dụng lợi thế của nó. Ông bắt đầu đúc tiền của riêng mình và sử dụng áo giáp, súng cầm tay và các cố vấn quân sự từ Bắc Phi. Những người kế vị Sabun ít quyết đoán hơn ông, và Darfur đã lợi dụng một sự tranh chấp trong kế vị ở Wadai vào năm 1838 để đưa người của họ lên nắm quyền ở Ouara, thủ phủ của Wadai. Tuy nhiên, chiến thuật này đã phản tác dụng khi ứng cử viên của Darfur, Muhammad Sharif, từ chối sự can thiệp của nước mình và khẳng định quyền lực của chính mình. Khi làm như vậy, ông đã nhận được sự chấp nhận từ các phe phái khác nhau của Wadai và trở thành người cai trị tốt nhất của vùng này.

Sharif đã tiến hành các chiến dịch quân sự tầm xa về phía tây đến Bornu và cuối cùng thiết lập quyền bá chủ của Wadai đối với Baguirmi và các vương quốc trên sông Chari. Tại Mecca, Sharif đã gặp người sáng lập tổ chức anh em Hồi giáo Senussi, một phong trào rất mạnh mẽ trong các cư dân của Cyrenaica (thuộc Libya ngày nay) và đó đã trở thành một lực lượng thống trị và là nguồn kháng cự sự xâm lược của thực dân Pháp.

Sụp đổ[sửa | sửa mã nguồn]

Quang cảnh Abéché, với các tòa nhà được xây dựng bởi vị vua cuối cùng của Wadai, 'Asil Kolak. Ảnh chụp khoảng năm 1918, sau khi Pháp thôn tính.

Sultan Dud Murra của Wadai đã chống lại sự thống trị của Pháp cho đến khi bị đánh bại vào ngày 6 tháng 6 năm 1909, với việc quân đội Pháp chiếm đóng thủ đô Abéché, nơi một quốc vương bù nhìn được đưa lên ngôi. Cuộc kháng chiến tiếp tục cho đến khi vị quốc vương độc lập cuối cùng, 'Asil Kolak, bị bắt vào năm 1912, khiến nền độc lập của vương quốc chấm dứt.

Nó trở thành một phần của Cộng hòa Tchad độc lập vào năm 1960. Vùng Ouaddaï của Tchad hiện đại bao gồm một phần lãnh thổ của vương quốc cũ. Thành phố chính của nó là Abéché.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Nachtigal, G. (1971). Sahara and Sudan: Kawar, Bornu, Kanem, Borku, Enned. Sahara and Sudan. University of California Press. tr. 206. ISBN 978-0-520-01789-4. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ “Wadai | historical kingdom, Africa”. Encyclopedia Britannica.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kevin Shillington: Encyclopedia of African History, s. 120. New York: Fitzroy Dearborn, 2005.ISBN 1-57958-245-1.
  • Roland Oliver ja Anthony Atmore: Medieval Africa 1250-1800. Cambridge University Press, 2001. ISBN 0-521-79024-7.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]