Đề-bà-đạt-đa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đề-bà-đạt-đa
Cái chết của Đề-bà-đạt-đa, bị kéo xuống Địa ngục
Tôn giáoPhật giáo
Bản chuyển ngữ của
Devadatta
Tiếng Phạnदेवदत्त
(Devadatta)
Tiếng Paliदेवदत्त
Tiếng Bengalদেবদত্ত
(Debdotto)
Tiếng Miến Điệnဒေဝဒတ်
(Dewadat)
Tiếng Trung Quốc提婆達多
(Tipodaduo)
Tiếng Nhật提婆達多
(Daibadatta)
Tiếng Khmerទេវទត្ត
(Tevatort)
Tiếng Hàn데바닷타
(Romaja quốc ngữ: (Debadatta))
Tiếng Làoເທວະທັດ
(Dewadat)
Tiếng Sinhalaදේවදත්ත
Tiếng Tháiเทวทัต
(Thewathat)
Tiếng ViệtĐề-bà-đạt-đa
Thuật ngữ Phật Giáo

Đề-bà-đạt-đa (sa. देवदत्त Devadatta) hoặc còn được phiên là Đề-bà-đạt-đâu, Địa-bà-đạt-đâu, Địa-bà-đạt-đâu, Đế-bà-đạt-đâu, còn được gọi gọn là Điều Đạt, dịch nghĩa là "Thiên Thụ" (trời trao). Ông là em họ của Thích-ca Mâu-ni Phật, từng gia nhập vào tăng đoàn của Phật, nhưng rồi về sau ông nảy sinh nhiều ý kiến mâu thuẫn, cuối cùng li khai khỏi tăng đoàn của Phật Thích Ca để thành lập tăng đoàn khác.

Ở trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, Đề-bà-đạt-đa là kẻ đã phạm vào 3 trong số Năm tội lớn (ngũ nghịch) là chia rẽ và phá hòa hợp tăng phản bội Phật giáo, làm Phật chảy máu và giết hại A la hán, ông một nhân vật phản diện tuyệt đối. Do quả báo của ác nghiệp, Đề-bà-đạt-đa đã chết do đất rút và bị tái sinh vào địa ngục A Tỳ, chịu khổ hình rất lâu dài. Nhưng trước khi chết, Đề-bà-đạt-đa đã nói lời sám hối với Phật Thích Ca, và Phật Thích Ca đã tiên tri rằng sau 100.000 đại kiếp trái đất nữa, Đề-bà-đạt-đa sẽ trở thành một vị Phật Độc Giác.

Còn trong Diệu Pháp Liên Hoa kinh của Phật giáo Bắc Tông thì ghi rằng Đề-bà-đạt-đa cũng từng được các vị Phật quá khứ thọ ký cho, tương lai sẽ thành Phật. Theo kinh này thì thật ra Đề-bà-đạt-đa đến thị hiện vai nhân vật phản diện, để cho chúng sinh hiểu được toàn bộ quả báo đọa vào địa ngục do gây ra năm tội nghịch lớn. Tại Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh thuyết rằng mỗi vị Phật quá khứ đều có 1 nhân vật chống lại họ giống như Đề-bà-đạt-đa, mà Đề-bà-đạt-đa ở trong địa ngục A Tỳ như Tỳ-kheo nhập niềm vui Tam Thiền.

Giáo phái của Đề-bà-đạt-đa đã không tan rã sau cái chết của ông ta. Pháp sư Huyền Trang thời nhà Đường đến Ấn Độ du học đã từng đến xem hoạt động của phái này, và cũng ghi lại phái Đề-bà-đạt-đa chỉ thờ phụng ba vị Phật quá khứ, không thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Đề-bà-đạt-đa xuất thân trong giai cấp Sát-đế-lợi dòng họ Thích-ca (Sakya), ông nội là vua Sư Tử Giáp, vua Sư Tử Giáp (Okkàka) có bốn con là vua Tịnh Phạn (cha của Đức Phật), vua Bạch Phạn, vua Hộc Phạn và vua Cam Lộ Phạn. Cha của Đề-bà-đạt-đa thì các kinh điển có thuyết khác nhau.

Đề-bà-đạt-đa là anh em họ của Phật Thích Ca Mâu Ni [1],là anh cả cùng cha của tôn giả A-nan-đà - vị A-la-hán là thị giả của Phật. Kinh Phật ghi rằng "Sinh lúc nhật thực ngày 7 tháng 4, mình dài một trượng năm thước bốn tấc", "Họ lớn xuất gia, thông minh, có thần lực lớn, dung mạo đoan chính".

Xuất gia[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Thích-ca Mâu-ni thành Phật, quay trở về cố quốc Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), hướng thuyết pháp cho dòng họ, vua Tịnh Phạn cổ vũ khích lệ thần dân xuất gia theo bên Đức Phật, có 500 người trong tộc Thích-ca xuất gia, trong đó có vua Bạt-đề, A-nan-đà, A-na-luật-đà, Ưu-bà-li, và cả Đề-bà-đạt-đa.

Trong "Luật Thập Tụng" ghi chép lại Đề-bà-đạt-đa: "Xuất gia làm Tỳ-kheo, trong mười hai năm thiện tâm tu hành: đọc kinh, tụng kinh, hỏi nghi, lĩnh pháp, ngồi thiền. Một lúc khi Đức Phật đang thuyết pháp, ắt đều thụ trì" [2]. Trong "Kinh Xuất Diệu" thì nói rằng: "Trong mười hai năm, ngồi thiền nhập định, tâm không chuyển dời, tụng kinh Phật sáu vạn" [3]. Do đó có thể thấy ông học rộng tài cao, lòng tinh tấn khó ai bằng. Cuốn sách "Tây Vực ký" có "Tòa đá lớn, Đề-bà-đạt-đa ở đó nhập định". Ông ta lúc hoằng đạo giáo hóa ở thành Vương Xá, đã nhận được sự tôn kính của vương tử A-xà-thế nước Ma-kiệt-đà: "A-xà-thế ngày ngày đi theo có 500 cỗ xe, sớm chiều hỏi thăm Đề-bà-đạt-đa, còn cúng dường cho 500 nồi ăn uống" [4]. Đến lúc Đức Phật men theo sông Hằng về đến thành Vương Xá, không lâu thì dẫn đến nảy sinh sự kiện "phá tăng".

Những việc làm ác của Đề-bà-đạt-đa[sửa | sửa mã nguồn]

1. Phá hoại tăng đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đề-bà-đạt-đa được cho là thông minh, nghe rộng, thiền định, tinh tấn giới hạnh, tại lúc hoằng pháp ở nước Ma-kiệt-đà, có rất nhiều thần thông, nhận được sự lễ kính của thái tử A-xà-thế, một dải thành Vương Xá đều được hai chúng cả tăng lẫn tục tôn quý ngưỡng mộ, tự nhận là cùng với Phật "họ Cồ Đàm (Gotama) sinh nhà Thích-ca (Sakya)". Nguyên do mà Đề-bà-đạt-đa lấy danh nghĩa Phật "vì những bốn chúng, giảng dạy lao nhọc", muốn cầu được "khiến tăng thuộc ta, ta đáng lãnh đạo", Đức Phật thì có ngài Xá-lợi-phất là trí tuệ đệ nhất, Mục-kiền-liên là thần thông đệ nhất, đều chưa được từng giao thác trách nhiệm cầm nhận giáo chúng, huống chi Đề-bà-đạt-đa là "kẻ ngu ngốc đáng phỉ nhổ", khiến cho Đề-bà-đạt-đa sinh lòng oán hận, mà những lý giải về giáo nghĩa của Đề-bà-đạt-đa cùng với Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên không giống nhau. Đệ tử của Đề-bà-đạt-đa như Cù-già-lê, Cà-lưu Lô-đề-xá thường hay hủy báng Đức Phật cùng hai vị đại thị giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên.

Sau khi A-xà-thế soán đoạt ngôi vị của phụ vương Tần-bà-sa-la, Đề-bà-đạt-đa nhận được sự cung kính lợi dưỡng từ dòng thất nhà vua, địa vị thanh thế ngày càng được nâng cao. Nhân đó "lợi dưỡng và tiếng tăm", phản lại và gây tổn hại cho những người tu hành, với nhà tu dưỡng khổ hạnh như thế càng phải thêm tinh nghiêm, lòng ngã mạn bùng mạnh, càng thêm ngóng cầu quyền lực thống lĩnh tăng chúng.

Những đệ tử theo Phật xuất gia, không phân xuất thân chủng tính, thảy đều bình đẳng. Nhưng mà Đức Phật xuất thân trong họ vua Thích-ca, bộ phận tăng chúng họ Thích-ca không tránh khỏi tự cho mình là ưu việt, họ tuyên bố sau khi Phật Thích-ca Phật nhập Niết-bàn thì tăng đoàn sẽ do Tỳ-kheo họ Thích Ca thống lĩnh. Bốn tên bè đảng của Đề-bà-đạt-đa là Tam-văn-đạt-đa, Khiên-đồ-đạt-bà, Cù-già-lê, Cà-lưu Lô-đề-xá đều là xuất thân trong họ Thích Ca[5]; họ ủng hộ "sáu nhóm tỳ-kheo" của Đề-bà-đạt-đa đều là xuất thân trong dòng giống họ Thích,[6] hoặc với Đức Phật có quan hệ họ hàng, mà tự cho mình ưu việt, không cam nguyện tiếp thụ mười phương Tỳ-kheo chỉnh hóa răn dạy. Mà những loại tâm thái của họ bày tỏ đối với Phật Pháp không hợp.

Năm pháp của Đề-bà-đạt-đa[sửa | sửa mã nguồn]

Đề-bà-đạt-đa từng đề xuất ra 5 khoản giới luật, nhưng những giới luật này đều bị Phật Thích Ca không chấp nhận, bèn tự tách ra tăng đoàn riêng. Sau này phái của Đề-bà-đạt-đa còn tuân giữ 5 khoản giới luật này.

Về việc liên quan đến nội dung 5 khoản giới luật này, ở các kinh điển có nhiều lời thuyết không giống nhau:

  • "Luật phần năm" quyển 25 (của phái Hóa Địa bộ): 1. Không ăn muối; 2. Không ăn bơ sữa; 3. Không ăn thịt cá; 4. Khất thực; 5. Xuân hè 8 tháng ngày ngồi ngoài trời, mùa đông 4 tháng ngày ngồi ở lều cỏ.
  • "Luật phần bốn" quyển 4 (của phái Pháp Tạng bộ): 1. Khất thực đến hết thọ đời; 2. Mặc áo trét dơ suốt cả thọ đời; 3. Ngồi ngoài trời suốt hết thọ đời; 4 và 5. Trọn cả thọ đời không ăn bơ, muối, cá và thịt.
  • "Luật Thập Tụng" quyển 4 (của phái Nhất Thiết Hữu bộ): 1. Ngồi mặc áo nạp suốt trọn thọ đời; 2. Nhận khất thực suốt trọn thọ đời; 3. Nhận ngồi ở đất trống suốt trọn thọ đời; 4. Chỉ nhận một món ăn suốt trọn thọ đời; 5. Không ăn thịt suốt trọn thọ đời.
  • Theo Thượng tọa bộ (Thèravada) Nam truyền:
  1. Trọn thọ đời nên sống ở ẩn nơi rừng sâu (A-lan-nhã). Đến cư trú ở làng xóm là có tội.
  2. Trọn thọ đời nên sống khất thực. Nhận mời ăn ở trong nhà là có tội.
  3. Trọn thọ đời nên mặc y phấn tảo (áo làm bằng vải rách người ta đã vứt đi). Nhận đồ cúng dường của cư sĩ là có tội.
  4. Trọn thọ đời nên ngồi dưới tán cây. Ngồi trong nhà là có tội.
  5. Trọn thọ đời không nên ăn cá thịt. Kẻ ăn cá thịt là có tội.
  • "Căn Bản thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da Phá tăng sự" quyển 10: 1. Không ăn bơ sữa; 2. Không ăn thịt cá; 3. Không ăn muối; 4. Y phục dài thòng; 5. Ngồi ở trong thôn, không ở nơi A-lan-nhã.
  • "Đại Tỳ-bà-sa luận": Thế nào là năm pháp? Một là cả tuổi đời mặc áo trét dơ, hai là cả tuổi đời thường khất thực, ba là cả tuổi đời chỉ một buổi ngồi ăn, bốn là cả tuổi đời thường ở nơi đường thoáng, năm là cả tuổi đời không ăn tất cả thịt cá - máu nhơ - muối - bơ sữa.

Gộp thông lại thuyết đều chung mấy điểm như:

  1. Không ăn và dùng những chế phẩm bơ sữa.
  2. Không ăn và dùng thịt cá.
  3. Hoàn toàn ăn chay, không ăn dùng tất cả các loại thịt.
  4. Tuân thủ khổ hạnh đầu đà, hóa duyên khất thực, tu hành thiền định ở trong rừng sâu đất trống, xa lánh mọi người, không sống ở trong phòng nhà.

Lập tăng đoàn riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Đề-bà-đạt-đa lập ra biểu quyết về năm pháp tu hành trên đây, có 500 Tỳ-kheo sơ học đi theo ông ta tu đạo, sống ở dưới núi Già-da, biệt lập với tăng đoàn, lại có "chẳng phải pháp lại thuyết pháp, pháp thuyết cho chẳng phải pháp, chẳng phải thiện mà thuyết thiện, thiện thuyết là chẳng phải thiện, chẳng hề phạm mà thuyết là phạm, phạm thì thuyết chẳng phạm, điều khinh nói là trọng, điều trọng nói là khinh, có hại thì nói không hại, không hại lại nói có hại, pháp thường sở hành thì nói chẳng phải pháp thường sở hành, điều trái lại nói là phải, điều phải lại nói là trái", gồm có 14 pháp sai trái, đó là việc làm phá hoại Tăng.

Trải qua sự hóa giải của Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, chỉ duy có nhóm bốn tên bè đảng Cù-già-lê là ở lại không theo. Đề-bà-đạt-đa do đã phạm vào tội nặng ngũ nghịch nên sau khi chết đã bị đọa vào địa ngục. Nhưng cũng từ đó mà thành ra Tỳ-kheo trong họ Thích Ca với Tỳ-kheo khắp nơi sinh ra bất hòa, sau này cuối cùng gây ra sự phân hóa của đạo Phật.

2. Làm ác hại Phật[sửa | sửa mã nguồn]

Theo ghi chép của điển tịch Nam lẫn Bắc truyền, Đề-bà-đạt-đa chia rẽ mọi người không thành sau trong lòng lại nảy hận bực, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên giáo hóa và dẫn 500 Tỳ-kheo của ông ta quay về với Đức Phật, ông ta thề báo oán này, xúi giục vua A-xà-thế tống giam và hại chết cha hắn là vua Tần-bà-sa-la, tự lập làm vua.

Cấu kết với vua A-xà-thế, thả voi say hãm hại Phật[sửa | sửa mã nguồn]

Một hôm, Tăng đoàn đi khất thực đến thành Vương Xá thì ông cho một con voi rất dữ ở trong cung uống rượu thật say và thả nó ra. Khi ấy Đức Phật đang trên đường đi vào thành Vương Xá thì con voi say xông đến, gầm rú lên. Đề-bà-đạt-đa và vua A-xà-thế tin chắc phen này Phật và những vị chư Tăng đi theo sẽ chết.

Tuy nhiên, có điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi voi lao đến, do cảm nhận được tâm từ bi của Đức Phật nên liền quỳ phục xuống chân Ngài. Kế hoạch của ông ta và vua A-xà-thế bị thất bại.

Lăn đá hại Phật khiến Phật bị chảy máu chân[sửa | sửa mã nguồn]

Không dừng lại sau thất bại lần thứ nhất, ông ta tiếp tục tính chuyện hãm hại Đức Phật.

Một hôm, Đức Phật đi khất thực, trên đường từ núi Linh Thứu đi xuống thì Đề-bà-đạt-đa leo lên trên đỉnh núi và ông ta đẩy một tảng đá rất lớn. Ông tính rất khéo là hòn đá mà lăn xuống đúng lúc Đức Phật đi qua thì Phật cũng phải tai nạn rất nặng hoặc phải chết. Thế nhưng, theo trong kinh thì nói ông Sơn Thần biết chuyện nên ông đã dựng một hòn đá khác để nó nhô lên chặn hòn đá này lại. Và hòn đá này vỡ ra và nó bắn một mảnh rất nhỏ vào chân Phật làm cho Phật chảy máu chân.

Trong Kinh Bản sinh, Phật Thích Ca thuyết rằng: Đề-bà-đạt-đa từ một tiền kiếp xa xưa đã có kết oán với Đức Phật, thề rằng đời đời kiếp kiếp sẽ phá hoại, náo loạn Đức Phật. Trong quá khứ, rất nhiều tiền kiếp của Đề-bà-đạt-đa đã tìm cách hãm hại tiền kiếp của Phật khi đó, và tới kiếp này cũng vậy.

3. Giết hại A la hán[sửa | sửa mã nguồn]

Đề-bà-đạt-đa có mục đích muốn làm Phật mới nhưng chưa đạt được, lại nhiều lần hại Phật thất bại, nên đã quở mắng, đánh đập và giết hại Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc (Uppalavannā) là bậc thánh ni a-la-hán được Phật tán thán là đệ nhất thần thông trong hàng Tỳ-kheo-ni. Về chuyện Liên Hoa Sắc bị hại, khi đó bà đã rất già rồi. Đương thời, Phật trú ở tinh xá Trúc Lâm trong thành Vương Xá. Mỗi phòng trong Tinh xá Trúc Lâm đều đặt đầy tọa cụ, để sẵn cho đại chúng sử dụng. Vì sợ tọa cụ vấy bẩn, Đức Thế Tôn đặt ra giới luật: Quy định đại chúng không được vào trong nhà khi chưa rửa chân. Đề-bà-đạt-đa khi này đã công khai chống Phật, nên không những không tuân theo giới luật mà còn làm loạn hủy hoại giới luật, cố ý không rửa chân rồi bước vào tinh xá, làm bẩn tọa cụ. Đúng lúc tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc đang ở gần đó, bà bước đến khuyên ông ta rằng: "Thế Tôn đã chế định giới luật rõ ràng, không rửa chân không được vào, tại sao đại đức biết rõ lại cố tình phạm giới?"

Liên Hoa Sắc đáng thương, đáng kính, do nghiệp báo thúc đẩy tương ngộ mà tiến tới nhắc nhở nhưng lại khiến cho Đề-bà-đat-đa xấu hổ quá hóa nổi giận, trả lời bà rằng: "Ở đâu ra một tỳ kheo ni xấu ác như thế này. Có đủ tư các giáo huấn ta chăng. Lẽ nào ngươi biết giới luật còn hơn cả ta sao?"

Nói rồi liền tiện tay vung một đấm trúng đầu Liên Hoa Sắc. Trong các vương tử dòng tộc Thích Ca, người có sức lực nhất là Phật, sau đó là đến Nan-đà, thứ 3 là Đề-bà-đạt-đa. Liên Hoa Sắc đã già lại bị đánh vào đầu làm sao chịu nổi cú đấm dốc hết sức như thế này? Thế là một vị thượng thủ của giáo đoàn, vị tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc bậc đệ nhất Thần thông của ni chúng bị một cú đấm thôi sơn áp đỉnh đánh chết ngay tại chỗ.

Như vậy Đề-bà-đạt-đa đã phạm 3 tội đại nghịch trong Ngũ nghịch tội: Phá hoại hòa hợp của tăng, làm Phật chảy máu và giết A La Hán.

Đời quá khứ của Đề-bà-đạt-đa[sửa | sửa mã nguồn]

Để hiểu một cách đầy đủ tính thèm khát danh vọng, lòng ganh tỵ, và tật oán ghét của Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta), đối với đức Phật, chúng ta phải tìm lại quá khứ, và đặc biệt là đọc câu chuyện, lần họ gặp nhau đầu tiên, trong Túc Sanh Truyện (Jàtaka), có tên là “Seri Vànija” (“Thương gia độc lập”, hay “dân bán hàng chuyến”).

Theo truyện ấy thì một quá khứ xa xưa, tiền thân Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) và tiền thân Phật ( thời còn là Bồ-Tát, Bodhisatta), đã sinh làm hai thương gia “du phương”. Đề-Bà-Đạt-Đa là một “tay buôn” tham lam và gian lận. Y đã du hành nhiều lần, buôn bán một số hàng, mà y không biết đối xử với khách, một cách song phương đều có lợi.

Ngày nọ, y vào nhà một nữ nông dân nghèo kia, người đàn bà tuy không có tiền mua hàng, nhưng lại có một cổ vật muốn đổi chác. Đó là một cái lọ cũ đã đổi màu trong nhà bếp. Bà bảo đứa cháu mang cái lọ khá to ra, đưa cho Đề-Bà-Đạt-Đa và nói, “Ông hãy định giá cái lọ lớn nầy, để tôi đổi lấy các món hàng cần dùng của ông”.

Khi cầm lấy cái lọ nặng, Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) biết đó không phải là một vật tầm thường. Nó vốn làm bằng vàng. Giá trị của nó còn đắt hơn cả số hàng hóa mà Đề-Bà-Đạt-Đa chất trên xe. Y cũng nhận thấy hai bà cháu lão nông dân chẳng biết đây là vật quí.

Lòng tham nổi lên, Y giả bộ nói rằng, đó là một cái lọ cũ chẳng dùng được vào đâu cả. Rồi y trả nó lại cho chủ, in tuồng như mang nó về chẳng nên tích sự gì. Trong lòng tên gian thương còn nghĩ, nếu bà đổi nó với giá rẻ mạt, mình cũng sẽ bỏ đi. Rồi mình trở lại tất có lợi hơn. Biết đâu bà túng thiếu quá, sẽ năn nỉ mình mua rẻ. Và mình sẽ bảo, vì lòng từ bi muốn làm phước giúp bà, tôi mới mua cái lọ cũ “vô dụng” nầy, chứ tôi chẳng biết phải làm gì với nó. May thay cho bà lão. Sau khi y đi rồi thì thương gia thứ hai (hay Bồ-Tát) đến bán hàng, cũng tại nhà bà nông dân nghèo ấy. Bà lão lại bảo cháu mang cái lọ cũ đổi màu ra, và đề nghị đổi chác như trước.

Bồ-Tát (Bodhisatta) nhận ra giá trị của cái lọ bằng vàng, liền báo cho người chủ biết, giá trị của nó cao hơn tất cả hàng hóa trên xe. Nhưng bà lão vì cần dùng phẩm vật, đã bằng lòng trao cái lọ bằng vàng cho Bồ-Tát, và nhận tất cả hàng hóa. Trước khi tiễn người bán hàng, bà còn cám ơn Bồ-Tát về lòng ngay thẳng. Bà cũng không quên thuật lại câu chuyện người thương gia thứ nhất đã cố ý lừa bà. Nhưng y đã không còn dịp nữa.

Tiền thân Đề-Bà-Đạt-Đa nào biết mọi sự cố, y tưởng cái lọ vẫn còn đó, nên đi một vòng rồi quay lại, hy vọng sẽ thu được cái lọ, và quăng cho bà vài thứ thực phẩm tồi tàn. Khi y nghe bà lão thuật lại, Bồ-Tát đã thu được cái lọ và đi rồi. Sự tức giận và lòng ganh tỵ của y tăng lên đến cực độ. Liền đó, y kết oán với Bồ-Tát, và thề sẽ trả thù về sau.

Lòng giận dữ và oán ghét sâu đậm đó thật là nguy hiểm. Nó biến Đề-Bà-Đạt-Đa thành một sinh linh đầy sân hận và ganh tỵ đối với Bồ-Tát, mối thù đó vẫn tiếp tục qua không biết bao nhiêu kiếp luân hồi.

Còn trong những Bản Sinh Truyện (Jàtaka) khác, thì Phật đã mô tả lòng oán ghét và mưu toan hãm hại đối thủ nhiều lần của Đề-Bà-Đạt-Đa, nhưng lần nào y cũng thất bại, khiến cho mức độ ganh tỵ và oán hận càng lúc càng tăng. Vì vậy mà trong mọi hành động, Đề-Bà-Đạt-Đa đều tạo nhân duyên, hễ Bồ-Tát tái sinh nơi nào, thì y cũng tái sinh nơi ấy, để kết thêm oan trái.

Quay lại chuyện Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) thời Phật. Sau khi “thành công” trong việc chia rẽ tăng già, ông đã mất hết thần thông, không còn khả năng làm cho người khác nể sợ. Nghĩa là ông chỉ “lãnh đạo” được nhóm tỳ khưu nhẹ dạ ly khai trong một thời gian ngắn. Lúc họ biết được mặt thật của ông, thì họ đã hối hận, kéo nhau về ra mắt đức Phật để sám hối tạ tội. Đề-Bà-Đạt-Đa chỉ còn một mình, sống hẩm hiu những ngày tháng cô độc.

Khi Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) đến gần cái chết, thì một nỗi hối tiếc không ngừng dày vò tâm tư ông. Lúc đó ông mới nhận chân được pháp vô thường trong kiếp sống. Một nỗi đau đớn đè nặng trong tim ông. Và ngoài con đường qui chánh, ông không còn con đường nào khác. Ông tự hỏi “Phải chăng chỉ còn một nhân duyên chót nầy, vì Phật sẽ không luân hồi nữa, tại sao ta không lấy giáo pháp của Ngài làm phương tiện để cứu giúp mình ? Hay ta đã đi quá xa chánh đạo, quay về không được nữa ?”.

Ông run rẩy đứng lên, bước về hướng Kỳ Viên Tịnh Xá, để về xin Phật tha lỗi. Nhưng chân ông bỗng dính chặt vào mặt đất, ông liền ngã quỵ, và lửa địa ngục đã phực ra, phủ lên linh hồn lẫn thể xác của ông. Đề-Bà-Đạt-Đa nghẹt thở, mắt hết thấy đường, hấp hối và tắt thở trong sự dày vò cực độ, trước khi đến được với đức Phật. Lập tức Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) rơi vào địa ngục vô gián (Avichi Niraya). Sau khi nghe kể lại cái chết thảm khốc của người đệ tử nầy, đức Phật đã nói “Mặc dù Đề-Bà-Đạt-Đa có nhiều hành động xấu, nhưng những phạm hạnh ông thực hiện trong thời gian đầu làm tỳ khưu, dưới sự hướng dẫn của Như Lai, vẫn trổ quả tốt trong tương lai. Tuy tham vọng thúc đẩy Đề-Bà-Đạt-Đa nôn nóng trở thành một giáo chủ, và quả ấy ông không đạt được. Nhưng pháp hành và thiền định mà ông đã thành công đến mức có thần thông, sẽ giúp ông tỉnh ngộ, và tự tư, tự đắc sau nầy, khi đã trả hết quả ác, xuyên qua vô lượng thời gian, trong địa ngục. Phật biết Đề-Bà-Đạt-Đa trong vô lượng kiếp tương lai, sẽ là một vị Độc Giác, hay Bích-Chi-Giac (Pacceka-buddha), tên là Satthissara. Ngày nay, chúng ta đọc lại sử tích những đệ tử nổi danh của Phật. Dĩ nhiên chúng ta không thể noi gương xấu của Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta). Nhưng những “nghịch cảnh” đã xảy ra cho đức Phật, được ghi lại trong kinh điển, liên quan đến ông, cùng những tư liệu đáng chú ý, để khi chúng ta nghiên cứu sử tích, chúng ta không thể nào không thấy tên ông, với những gì ông đã làm. Đó cũng là một cái gương để tránh.

Là một bậc đã diệt tận tham sân si, phiền não, dứt hẳn sinh tử luân hồi, hay Toàn Giác, đức Phật đã tiên đoán cái tương lai thành Độc Giác vô cùng xa xôi, của Đề-Bà-Đạt-Đa, để cho chúng ta thấy rằng, không có gì mà không cải thiện được. Vạn vật luôn luôn vô thường. Trở thành giác ngộ giải thoát, hay trở thành sa đọa trầm luân, đều do chính ta. Gương Phật và chánh pháp chỉ hữu hiệu khi chúng ta noi theo để thực hành. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, tinh thần sáng suốt hay chánh kiến lẫn tự lực là 2 động cơ nòng cốt.

Tha lực chính là tự lực khi trở thành phá chấp. Vì công phu do chính mình viên tròn, mà mình mắc dính thì không thể Toàn Giác (Sammà Sambuddha) được. Nếu không nhất tâm thực hành viên tròn phạm hạnh, mà chỉ lo cúng kiến, tụng mãi danh hiệu một vị Phật, để cầu cứu độ, đồng thời bảo đó là sức mạnh của “đức tin”, thì đó chỉ là củng cố sức mạnh của “lòng tham”, chứ không phải là giá trị của đức tin, dẫn đến tìm kiếm sức mạnh của tự lực hay tha lực vậy.

Đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở, “Ta là nơi nương nhờ của ta” (Attàhi attano nàtho), hay ta là đấng cứu tinh của chính ta, và làm gương cho người khác. Ngay cả đức Phật là bậc có vô lượng từ bi đối với Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), nhưng Ngài vẫn không cứu giúp được người đệ tử tăm tối nầy.

Câu chuyện của Đề-bà-đạt-đa có thể cho những ai, dù nhất thời cùng hung cực ác, vẫn còn một hy vọng, rằng khi đã biết quay về nẻo chánh là khi có lối thoát! Huống chi Đề-bà-đạt-đa chưa phải là ngươi cùng hung cực ác, vì đã biết hối hận trước lúc nhắm mắt.

Đề-bà-đạt-đa được thụ ký tương lai thành Phật[sửa | sửa mã nguồn]

"Tăng-nhất A-hàm Kinh" quyển 47 ghi chép, Đề-bà-đạt-đa bị hãm vào địa ngục. Phật vì A-nan thuyết rằng tương lai sinh ra, vì lúc Đề-bà-đạt-đa mạng chung, ông ta tội nghiệp quá nặng nên mặt đất nứt ra lửa cuốn đi, lúc đó trong tâm liền sinh hối hận, nên "trải qua suốt một đại kiếp trong địa ngục, sau khi trả hết ác nghiệp sẽ sinh lên cõi Trời Tứ Thiên Vương, rồi lại chuyển sinh Trời Đao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự Tại, trong 60 kiếp, không lại đọa ba đường ác nữa, sau 100.000 đại kiếp nữa sẽ thành Phật Độc Giác, tên là Nam Mô".

"Căn bản thuyết Nhất-thiết-hữu bộ Phá tăng sự" thì ghi lại: Đề-bà-đạt-đa tạo ba nghiệp Vô-gián, nhận phải sự thiêu đốt trong lửa địa ngục Vô-gián, thống khổ vô cùng. A-nan thấy ông ta nhận khổ, lòng sinh thương xót, bảo ông ta nên chí thành quy y với Phật Thế Tôn. Đề-bà-đạt-đa "trong lòng khẩn thiết, miệng tự kêu rằng: Ngày nay thân tôi thật nát xương, ở chốn Bạc-già-bạn, chí tâm quy phục".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《Luật phần năm》 thứ 15
  2. ^ 《Luật Thập Tụng》thứ 36
  3. ^ 《Kinh Xuất Diệu》 15
  4. ^ 《Luật phần bốn》 thứ 4
  5. ^ 《Hữu luật Phá tăng sự》 thứ 9
  6. ^ 《Giới nhân duyên kinh》 quyển 3、《Luật phần bốn》 quyển 6、《Luật Tì-nại-da》 quyển 11

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]