Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Tạng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Tạng
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danh"Đội bị cấm"
Hiệp hộiTNFA
Liên đoàn châu lụcConIFA
Huấn luyện viên trưởngPenpa Tsering
Thi đấu nhiều nhấtTsering Wangchuk
Ghi bàn nhiều nhấtTashi Samphel (5)
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng Elo
Hiện tại 226 Tăng 1 (30 tháng 11 năm 2022)[1]
Cao nhất174 (ngày 6 tháng 11 năm 1972)
Thấp nhất228 (2018)
Trận quốc tế đầu tiên
Không chính thức
Trung Quốc Thượng Hải 4–1 Tây Tạng 
(Trung Quốc; 1956)
Chính thức
 Greenland 4–1 Tây Tạng 
(Copenhagen, Đan Mạch; ngày 30 tháng 6 năm 2001)
Trận thắng đậm nhất
 Tây Tạng 12–2 Tây Sahara 
(Marseille, Pháp; ngày 28 tháng 6 năm 2013)
Trận thua đậm nhất
 Tây Tạng 0–22 Provence 
(Marseille, Pháp; ngày 23 tháng 6 năm 2013)
Giải vô địch bóng đá thế giới ConIFA
Sồ lần tham dự1 (Lần đầu vào năm 2018)
Kết quả tốt nhất12th, 2018

Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Tạng là một đội tuyển bóng đá đại diện cho khu vực văn hóa của Tây Tạng và được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá quốc gia Tây Tạng (TNFA), tổ chức bóng đá của người Tây Tạng lưu vong. Huấn luyện viên trưởng hiện tại là ông Kelsang Dhondup.

Các cầu thủ đều là dân lưu vong và đại diện bởi Chính phủ Tây Tạng lưu vong. Đội bóng này không thuộc FIFA lẫn AFC và do đó không được tham gia các giải đấu quốc tế chính. Liên đoàn bóng đá Tây Tạng được thành lập vào năm 2001 và mục tiêu là dành được sự công nhận quốc tế.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng đá Tây Tạng đầu tiên, năm 1936

Đội bị Cấm[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng ngoài châu Á đầu tiên họ gặp là Greenland, với trận đấu diễn ra ở Greenland, Đan Mạch. Một đoàn làm phim đã đi theo và ghi lại quá trình thành lập đội, luyện tập, trận đấu và các khía cạnh khác. Bộ phim tài liệu được đặt tên là 'Đội Bị Cấm'. Để thành lập đội, một giải đấu chọn lọc các thành viên đã được tổ chức tại Dehradun, Ấn Độ.Thành phần tham dự bao gồm tất cả các đội bóng đá của người Tây Tạng khác nhau trên khắp Ấn Độ (Ấn Độ là nơi hoạt động chủ yếu của những người Tây Tạng lưu vong)

Sau khi đội được chọn, Đội Tây Tạng đã đến Dharamsala để bắt đầu luyện tập với huấn luyện viên Jens Espense được Hiệp hội bóng đá Tây Tạng làm huấn luyện cho đội. Anh ta chỉ có 1 tháng để làm huấn luyện và chuẩn bị cho trận đấu cho những cầu thủ mà thậm chí còn hiếm khi chơi tại giải nghiệp dư. Hơn nữa, điều kiện sân tập khá tệ hại và chỉ sử dụng được nửa sân, do nửa còn lại cũng là đường công cộng. Trong quá trình luyện tập, Karma Nyodup đã hoàn thành giấy tờ cho việc di chuyển đến Greenland. Số cầu thủ sớm bị giảm do vấn đề thủ tục.

Sau một tháng, đội đã bay tới Đan Mạch trận đấu quốc tế đầu tiên của đội, được tổ chức bởi Michael Nybrandt. Ông cũng vận động ủng hộ cho Tây Tạng khi chính phủ Trung Quốc có các hành động cản trở. Trung Quốc không muốn trận đấu này xảy ra vì họ tin rằng Tây Tạng thuộc về Trung Quốc và do đó không có các gọi lại "đội Tây Tang". Chính phủ Trung Quốc đe dọa sẽ cắt đứt mọi giao thương với Đan Mạch nếu trận đấu diễn ra theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, Đan Mạch đã không chấp thuận yêu cầu của chính phủ Trung Quốc và vẫn cho phép trận đấu diễn ra. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2001, Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Tạng đã chơi trận đấu quốc tế đầu tiên khi thua 1-4 trước đội Greenland.[2]

FIFI Wild Cup (tại Hamburg, Đức) và ELF Cup (tại Bắc Síp)[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp FIFI Wild năm 2006 được tổ chức tại Hamburg, Đức. Trận đấu đầu tiên họ chơi là với đội bóng đá St. Pauli vào ngày 30 tháng 5 năm 2006. Trận đấu kết thúc với phần thua 0-7 cho đội Tây Tạng. Trận đấu thứ hai và cuối cùng của Tây Tạng trong giải đấu này là trận đấu với Gibraltar vào ngày 31 tháng 5 năm 2006. Họ thua trận với tỉ số 5-0.

Tại giải ELF Cup, Tây Tạng cũng không thắng bất kỳ trận đấu nào. Trận đấu đầu tiên ở giải đấu là trận đấu với Tajikistan vào ngày 19 tháng 11 năm 2006 khi Tây Tạng để thua 3-0. Vào ngày 20 tháng 11, là trận đấu với đội Crimean Tatars, với kết quả là thua 0-1. Cuối cùng vào ngày 21 tháng 11, Tây Tạng để thua đậm nhất với trận thua 0-10 trước đội Bắc Síp.

Cúp bóng đá thế giới VIVA World Cup 2010

Có thông tin cho biết đội sẽ tham dự giải VIVA World Cup 2010. Không rõ lý do sau đó đội không tham dự.

Giải đấu quốc tế của các dân tộc, văn hóa và bộ lạc[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 22 đến 29 tháng 6 năm 2013, Tây Tạng đã được mời đến MarseillePháp để tham gia mùa đầu tiên của Giải đấu Quốc tế của các Dân tộc, Văn hóa và Bộ lạc. Tây Tạng kết thúc giải với vị trí thứ năm.

Cúp bóng đá thế giới ConIFA 2018[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên trong lịch sử, tuyển chọn Tây Tạng tham gia Giải bóng đá thế giới ConIFA 2018 thông qua suất vé mời.[3]

Ở vòng bảng, đội toàn thua 3 trận. Trận thua đầu tiên 3-0 trước đội Abkhazia vào ngày 31/5, tiếp đến là trận thua 3-1 trước Bắc Síp 3 ngày sau đó. Đội kết thúc bét bảng bằng trận thua 5-1 trước đội vô địch sau đó, Kárpátalja vào ngày 5/6.

Đội kết thúc giải đấu ở vị trí 11 trên 16 sau khi thắng 1 (do đối thủ bỏ cuộc) và hoà 1 tại vòng phân hạng.

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Các cầu thủ sau đây đã được triệu tập vào đội tuyển tham dự Giải bóng đá thế giới ConIFA 2018 tại London.

Huân luyện viên trưởng: Tây Tạng Penpa Tsering

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Tenzin Samdup 23 tháng 12, 1992 (31 tuổi) 7 0 Ấn Độ Chennai City
21 1TM Sangye Gyatso 6 tháng 5, 1987 (36 tuổi) 2 0 Ấn Độ German Football Academy

23 2HV Dawa Tashi 16 tháng 4, 1987 (37 tuổi) 6 0 Unattached
3 2HV Tenzin Bhakdo 5 tháng 8, 1996 (27 tuổi) 3 1 Tây Tạng DYSA Mundgod
5 2HV Gelek Wangchuk 15 tháng 9, 1992 (31 tuổi) 3 0 Unattached
13 2HV Tenzingh Dhondhen 13 tháng 12, 1994 (29 tuổi) 2 1 Unattached
15 2HV Tenzin Gelek 10 tháng 5, 1989 (34 tuổi) 2 0 Unattached
8 2HV Tenzin Dhondup 17 tháng 9, 1986 (37 tuổi) 0 0 Ấn Độ Shillong United
18 Tenzin Yougyal 12 tháng 8, 1993 (30 tuổi) 5 2 Hoa Kỳ CSV Bochum
19 2HV Tenzin Choepak 7 tháng 1, 1996 (28 tuổi) 0 0 Unattached

6 3TV BK Narayan 25 tháng 11, 1991 (32 tuổi) 7 0 Unattached
14 3TV Karma Tsewang 10 tháng 1, 1988 (36 tuổi) 2 1 Unattached
4 3TV Tenzin Loedup 21 tháng 12, 1991 (32 tuổi) 2 0 Unattached
2 3TV Thupten Tsering 17 tháng 1, 1994 (30 tuổi) 0 0 Unattached
12 3TV Kelsang Lungkara 9 tháng 5, 1995 (28 tuổi) 0 0 Canada George Brown Huskies
17 3TV Ruden Tshering Tashi Dorjee Bhutia 12 tháng 11, 1991 (32 tuổi) 0 0 Unattached

11 4 Kalsang Topgyal 24 tháng 12, 1996 (27 tuổi) 3 1 Tây Tạng Gulladhalla FC
7 4 Tsering Chomphel 18 tháng 11, 1991 (32 tuổi) 2 0 Unattached
9 4 Pema Lhundup 11 tháng 2, 1996 (28 tuổi) 2 0 Tây Tạng Gangtok FC
10 4 Tenzin Thardoe 15 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 2 0 Tây Tạng TDL FC
22 4 Tenzin Tsering 16 tháng 11, 1995 (28 tuổi) 2 0 Tây Tạng Rabgayling FC
20 4 Tashi Samphel 6 tháng 5, 1987 (36 tuổi) 1 5 Tây Tạng Gangtok FC
16 4 Tenzin Norbu Tekhang 13 tháng 6, 1996 (27 tuổi) 0 0 Tây Tạng Dhondupling FC

Các trận đấu quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Địa điểm Đối thủ Giải đấu Kết quả
28 tháng 6 năm 2013 Pháp Marseille, Pháp  Tây Sahara International Tournament of Peoples, Cultures and Tribes 12–2
24 tháng 6 năm 2013 Pháp Marseille, Pháp  Provence International Tournament of Peoples, Cultures and Tribes 0–22
23 tháng 6 năm 2013 Pháp Marseille, Pháp  Québec International Tournament of Peoples, Cultures and Tribes 0–21
7 tháng 5 năm 2008 Ý Milan  Padania 2–13 Lưu trữ 2008-06-13 tại Wayback Machine
19 tháng 4 năm 2008 Hà Lan Breda, North Brabant Hà Lan JEKA Breda 1–1
17 tháng 4 2008 Hà Lan Maassluis, South Holland Hà Lan VDL-Maassluis 0–5[liên kết hỏng]
2 tháng11 2007 Ấn Độ Paljor Stadium, Gangtok, Sikkim  Bhutan 0–3
31 tháng 10 năm 2007 Ấn Độ Paljor Stadium, Gangtok, Sikkim  Bhutan 2–2
4 tháng 8 năm 2007 Ấn Độ Kirori Mal College, New Delhi Ấn Độ Delhi XI 6–0[liên kết hỏng]
21 tháng11 2006 Bắc Síp Dr. Fazil Kucuk Stadium, Famagusta  Bắc Síp ELF Cup 2006 0–10
20 tháng11 2006 Bắc Síp Zafer Stadium, Güzelyurt Cộng hòa Tự trị Krym Crimea ELF Cup 2006 0–1
19 tháng11 2006 Bắc Síp Zafer Stadium, Güzelyurt  Tajikistan (futsal team) ELF Cup 2006 0–3
30 tháng 5 năm 2006 Đức Millerntor-Stadion, Hamburg Đức FC St. Pauli 2006 FIFI Wild Cup 0–7
31 tháng 5 năm 2006 Đức Millerntor-Stadion, Hamburg  Gibraltar 2006 FIFI Wild Cup 0–5
10 tháng10 2003 Ấn Độ Paljor Stadium, Gangtok, Sikkim Sikkim Sikkim 1–2
14 tháng7 2001 Đức Đức  Monaco 1–2
30 Jun 2001 Đan Mạch Copenhagen, Đan Mạch  Greenland 1–4

Tổng thư ký của TNFA[sửa | sửa mã nguồn]

Tên giai đoạn
liên_kết=|viền Kelsang Dhondup 2001-2017
liên_kết=|viền Passang Dorjee 2017-giờ

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Sarmah, Bhargab. “Keeping the flame alive: The Forbidden Team's story”.
  3. ^ Tibet National Football Team Qualifies for CONIFA World Football Cup 2018

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]