Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. |
![]() | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hiệp hội | Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Liên đoàn | AVC | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Huấn luyện viên | Nguyễn Tuấn Kiệt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hạng FIVB | 44 (đến tháng 8 năm 2016) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đồng phục | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
http://www.vfv.org.vn/ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Danh hiệu
|
Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng chuyền nữ cấp quốc gia của Việt Nam do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) quản lý. Giải đấu được xem là thành công nhất của đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam là tại Cúp bóng chuyền nữ vô địch châu Á 2012 tại Kazakhstan, đội tuyển đã lần đầu tiên lọt vào bán kết một giải đấu tầm châu lục, và giành vị trí thứ 4 chung cuộc.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Hội nhập trở lại với bóng chuyền khu vực kể từ SEA Games 15 – 1989 tại Malaysia và đạt vị trí 6/6. 8 năm sau đến SEA Games 19 - 1997, bóng chuyền nữ Việt Nam đã có được tấm huy chương đồng đầu tiên. Kì SEA Games tiếp theo bóng chuyền nữ không được tổ chức, nhưng đến kỳ SEA Games 21 tại Malaysia, ĐTQG bóng chuyền nữ đã giành được tấm HCB và liên tiếp trong các kỳ đại hội kể từ năm 2001 đến nay, BCVN luôn khẳng định được ngôi vị á quân khu vực. Trên đấu trường châu lục, lần đầu tiên tham dự năm 1991 tại giải vô địch châu Á tổ chức tại Thái Lan và đứng thứ 8/14 đội tham dự. Năm 2003, lần đầu tiên Việt Nam được đăng cai giải vô địch châu Á và đứng thứ 6/10 đội tham dự. Đội tuyển còn được tạo điều kiện cọ xát quốc tế, khi được cử đi tham dự các giải đấu tầm châu lục như Asian Cup, Asian Women's Club Championship… Vị trí cao nhất tại một giải đấu cấp châu lục mà đội tuyển Việt Nam đạt được, là vị trí thứ 4 tại Asian Cup 2012 tổ chức tại Kazakhstan. Những số liệu này phản ánh bóng chuyền nữ Việt Nam đang phát triển vững chắc trên con đường hội nhập. Từ năm 2004, lần đầu tiên giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup với sự phối hợp tổ chức giữa liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam đã tạo thêm cơ hội cọ xát cho đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam với nhiều đội bóng mạnh đến từ châu Á, châu Âu, châu Mĩ, giúp các cầu thủ có thê sự tự tin khi đối đầu với các đối thủ cao to đến từ những nền bóng chuyền phát triển trên thế giới. Trong giai đoạn 2008-2012, mục tiêu của bóng chuyền nữ Việt Nam là duy trì vị trí hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, tiếp tục giành được huy chương bạc tại SEA Games 27.
Một thành tích đáng kể khác của đội tuyển Việt Nam trong thời gian gần đây chính là việc các cô gái của chúng ta đã giành vị trí thứ 5 tại Giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á 2015.
Cúp bóng chuyền nữ vô địch châu Á 2012[sửa | sửa mã nguồn]
Cúp bóng chuyền nữ vô địch châu Á 2012 tổ chức tại Kazakhstan được xem là một trong những giải đấu thành công nhất của Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam. Đội tuyển lọt vào vòng bán kết và xếp thứ 4/8 đội tham dự.
Tại Cúp châu Á 2012, đội tuyển Việt Nam được xếp vào bảng B cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Iran. Kết thúc vòng bảng ở vị trí thứ 2, bao gồm 2 trận thắng và 1 trận thua, trong đó, ấn tượng nhất là chiến thắng đầy kịch tính 3-2 trước đội hình 2 của Nhật Bản, của chính huấn luyện viên kì cựu Masayoshi Manabe chỉ đạo. Ở vòng tứ kết, đội tuyển Việt Nam gặp Hàn Quốc, với đội hình gồm nhiều cầu thủ vừa đạt vị trí thứ 4 tại Olympic London 2012 (chỉ thiếu FIVB heroes Kim Yoen Koung). Trận đấu diễn ra vô cùng kịch tính, nhiều tình huống tưởng chừng Hàn Quốc đã có thể kết thúc được trận đấu nhanh chóng. Hàn Quốc giành chiến thắng trong set 1, nhưng lại để Việt Nam gỡ lại trong set 2, set 3 là của đội tuyển Hàn Quốc, song đội tuyển Việt Nam đã cố gắng hết sức để thắng lại trong set 4. 2 lần vươn lên dẫn trước, và cũng 2 lần bị gỡ hòa, đội tuyển Hàn Quốc dường như bị tâm lý khi bước vào set đấu thứ 5. Và đội tuyển Việt Nam với sự toả sáng của Ngọc Hoa, cùng tâm lý hưng phấn đã kết thúc trận đấu với tỉ số chung cuộc 3-2, lọt vào vòng bán kết, gặp lại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan.
Ở bán kết, không có gì bất ngờ khi đội tuyển Việt Nam chịu thất bại trước Thái Lan. Và trong trận tranh hạng 3 với chủ nhà Kazakhstan, đội tuyển Việt Nam đã không thể tạo nên bất ngờ, và đành chịu thất thủ 0-3 trước những cô gái đến từ Trung Á.
Kết thúc Asian Cup 2012 với vị trí thứ 4 đã khích lệ tinh thần rất lớn cho đội tuyển Việt Nam trong những giải đấu cấp châu lục và thế giới sau này.
Giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á 2015[sửa | sửa mã nguồn]
Giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á 2015 tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc được xem là một trong những giải đấu thành công nhất của Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam. Đội tuyển giành được vị trí thứ 5/14 đội tham dự.
Tại Asian Championship 2015, đội tuyển Việt Nam nằm ở bảng C cùng với Nhật Bản và Mông Cổ tại vòng bảng thứ nhất. Việt Nam đã bất ngờ xếp vị trí nhất bảng với 2 trận toàn thắng, trong đó đặc biệt là cuộc lội ngược dòng đầy ngoạn mục của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Nhật Bản với tỉ số 3-2. Tại vòng bảng thứ hai, Việt Nam nằm ở bảng E cùng với Nhật Bản, Iran và chủ nhà Trung Quốc. Với lợi thế đã có được 1 trận thắng trước Nhật Bản, đội tuyển Việt Nam hoàn toàn tự tin bước vào vòng đấu này. Cuối cùng, Việt Nam giành chiến thắng trước Iran và để thua trước chủ nhà Trung Quốc, qua đó xếp vị trí nhì bảng. Ở tứ kết, đội tuyển Việt Nam gặp Đài Loan. giới chuyên môn đánh giá đây là một đối thủ vừa sức với đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, các cô gái của chúng ta đã để thua đáng tiếc với tỉ số 0-3 ở trận đấu này. Sau đó, Việt Nam đã một lần nữa đánh bại Iran tại trận đấu thuộc vòng phân hạng 5-8. Tại trận tranh hạng 5, đội tuyển Việt Nam gặp lại Nhật Bản. Và với lợi thế về mặt tâm lý do đã thắng chính đối thủ tại vòng bảng, đội tuyển Việt Nam đã chơi một trận đấu tuyệt hay và đánh bại đội tuyển Nhật Bản với tỉ số 3-1 và giành lấy hạng 5/14.
Kết thúc Giải bóng chuyền nữ Vô địch châu Á 2015 ở vị trí thứ 5 là thành tích tốt nhất của Việt Nam tại giải đấu này, và nó đã khích lệ rất lớn cho đội tuyển để có thêm những thành tích tốt hơn trong tương lai.
Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]
Giải vô địch thế giới[sửa | sửa mã nguồn]
Giải FIVB World Grand Prix[sửa | sửa mã nguồn]
2013 — Không vượt qua vòng loại
Đại hội Thể thao châu Á[sửa | sửa mã nguồn]
2006 — xếp thứ 7
2018 — xếp thứ 6
Giải vô địch châu Á[sửa | sửa mã nguồn]
1991 — xếp thứ 8
2001 — xếp thứ 7
2003 — xếp thứ 6
2005 — xếp thứ 8
2007 — xếp thứ 7
2009 — xếp thứ 7
2011 — xếp thứ 7
2013 — xếp thứ 6
2015 — xếp thứ 5
2017 — xếp thứ 5
Giải Cúp châu Á[sửa | sửa mã nguồn]
2008 — xếp thứ 5
2010 — xếp thứ 7
2012 — xếp thứ 4
2014 — xếp thứ 8
2016 — xếp thứ 7
2018 — xếp thứ 5
Đại hội Thể thao Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích Đại hội Thể thao Đông Nam Á | |
---|---|
Năm | Vị trí |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
VTV Cup[sửa | sửa mã nguồn]
Thành tích giải bóng chuyền nữ quốc tế - VTV Cúp | |
---|---|
Năm | Vị trí |
![]() |
Hạng tư |
![]() |
Á quân |
![]() |
Á quân |
![]() |
![]() |
![]() |
Hạng ba |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hạng ba |
![]() |
Hạng tư |
![]() |
Á quân |
![]() |
![]() |
![]() |
Hạng tư |
![]() |
Á quân |
![]() |
Hạng 3 |
![]() |
![]() |
![]() |
Á quân |
Tổng cộng | 5 vô địch; 5 á quân; 3 hạng ba và 3 hạng tư |
Danh sách đội hình[sửa | sửa mã nguồn]
Đội hình 2020[sửa | sửa mã nguồn]
Số áo | Tên | Ngày sinh (tuổi) | Chiều cao | Cân nặng | Nhảy đập | Nhảy chắn | CLB năm 2017 |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Dương Thị Hên | 15 tháng 8, 1998 | 1,74 m (5 ft 9 in) | 57 kg (126 lb) | 303 cm (119 in) | 293 cm (115 in) | ![]() |
2 | Đặng Thị Kim Thanh | 28 tháng 3, 1999 | 1,78 m (5 ft 10 in) | 60 kg (130 lb) | 295 cm (116 in) | 290 cm (110 in) | ![]() |
3 | Trần Thị Thanh Thúy ![]() |
11 tháng 12, 1997 | 1,90 m (6 ft 3 in) | 63 kg (139 lb) | 330 cm (130 in) | 325 cm (128 in) | ![]() |
6 | Đinh Thị Trà Giang | 26 tháng 6, 1992 | 1,82 m (6 ft 0 in) | 69 kg (152 lb) | 289 cm (114 in) | 292 cm (115 in) | ![]() |
8 | Nguyễn Thị Kim Liên (L) | 10 tháng 2, 1993 | 1,58 m (5 ft 2 in) | 53 kg (117 lb) | 270 cm (110 in) | 265 cm (104 in) | ![]() |
13 | Nguyễn Linh Chi | 31 tháng 7, 1990 | 1,73 m (5 ft 8 in) | 65 kg (143 lb) | 286 cm (113 in) | 281 cm (111 in) | ![]() |
10 | Bùi Vũ Thanh Tuyền (L) | 30 tháng 5, 1991 | 1,65 m (5 ft 5 in) | 58 kg (128 lb) | 285 cm (112 in) | 275 cm (108 in) | ![]() |
11 | Nguyễn Thị Hồng Đào | 24 tháng 7, 1994 | 1,73 m (5 ft 8 in) | 72 kg (159 lb) | 290 cm (110 in) | 282 cm (111 in) | ![]() |
16 | Đinh Thị Thúy | 12 tháng 4, 1998 | 1,75 m (5 ft 9 in) | 64 kg (141 lb) | 300 cm (120 in) | 293 cm (115 in) | ![]() |
17 | Lê Thanh Thúy | 23 tháng 5, 1995 | 1,80 m (5 ft 11 in) | 62 kg (137 lb) | 303 cm (119 in) | 298 cm (117 in) | ![]() |
18 | Bùi Thị Ngà | 15 tháng 8, 1994 | 1,86 m (6 ft 1 in) | 65 kg (143 lb) | 305 cm (120 in) | 300 cm (120 in) | ![]() |
Cựu VĐV nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]
- Hoàng Thị Kim Liên
- Hà Thu Dậu
- Nguyễn Thúy Oanh
- Đinh Hồng Hằng
- Nguyễn Thị Thanh Hoa
- Lê Hương Giang
- Trần Thị Thanh Tuyền
- Lê Hương Lan
- Bùi Thị Hương
- Lê Thị Hiền
- Trần Thị Hiền
- Đặng Thị Hồng
- Đinh Thị Diệu Châu
- Lê Thị Mười
- Bùi Thị Huệ
- Lê Thị Ánh Nguyệt
- Phạm Thu Hà
- Trần Thị Cẩm Tú
- Phạm Thị Thu Trang
- Nguyễn Thị Thu Hòa
- Tạ Thị Diệu Linh
- Hà Thị Hoa
- Đào Thị Huyền
- Phạm Thị Yến
- Dương Thị Nhàn
- Nguyễn Thị Xuân
- Trần Thị Thảo
- Âu Hồng Nhung
- Phạm Thị Liên
- Đỗ Thị Minh
- Đinh Thị Trà Giang
- Nguyễn Thị Ngọc Hoa
- Phạm Thị Kim Huệ
Cựu HLV[sửa | sửa mã nguồn]
Phan Thanh Lãng
Phạm Văn Long
Lương Khương Thượng
Rong Han Yan
Nguyễn Mạnh Hùng
Thái Thanh Tùng
Nguyễn Tuấn Kiệt
Nguyễn Quốc Vũ