Động đất Tứ Xuyên 2008

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động đất Tứ Xuyên 2008
Một cấu trúc sụp đổ đang bị san phẳng, với mặt núi lộ ra dưới nền
Một khu dân cư bị sụp đổ ở Mân Xuyên bị san phẳng sau hậu quả của trận động đất; mặt núi tiếp xúc có thể được nhìn thấy trong nền.
Giờ UTC2008-05-15 06:31:59
Ngày địa phương12 tháng 5 năm 2008
Giờ địa phương14:31:59 (UTC+8)
Độ lớn7,9 Mw/7,8 Ms
Độ sâu10 kilômét (6 mi)
Tâm chấn31°05′02″B 103°16′01″Đ / 31,084°B 103,267°Đ / 31.084; 103.267
Vùng ảnh hưởng Trung Quốc
 Bangladesh
 Pakistan
 Ấn Độ
 Thái Lan
 Đài Loan
Việt Nam
   Nepal
 Mông Cổ
Thương vonggần 69.000 [1] (thiệt mạng)
292.481 (bị thương)
18.000(mất tích)[2]
(thống kê ngày 1 tháng 6, 2008 10:20 CST)[1]

Động đất Tứ Xuyên năm 2008 (tiếng Trung四川大地震 (Tứ Xuyên đại địa chấn)Sìchuān dà dìzhèn) là một trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên thuộc tây nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chấn tâm thuộc huyện Mân Xuyên, Châu tự trị dân tộc Tạng, dân tộc Khương A Bá, cách Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, khoảng 80 km về phía Tây - Tây Bắc. Trận động đất xảy ra vào lúc 06:28:01.42 UTC (14:28:01.42 giờ địa phương) ngày 12 tháng 5 năm 2008. Cơn địa chấn này có cường độ 8,2 độ Richter theo Ủy ban Địa chấn Nhà nước Trung Quốc và 7,9 Mw theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS)[2][3] Trận động đất này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa chấn tâm như: Bắc Kinh (cách 1500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1700 km về phía Đông),[4] Pakistan,[5] Thái Lan,[5] và thủ đô Hà Nội của Việt Nam.[6].

Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn 1976, giết chết hơn 250.000 người.

Ngày 17 tháng 5 được xem là ngày kì diệu khi các nhân viên cứu hộ đã cứu sống 73 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát vì sau 100 giờ, cơ hội sống sót là rất hiếm [7].

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Thương vong[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Tứ Xuyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tại tỉnh Tứ Xuyên, số thương vong được tính như sau:

STT Tên khu vực Số người chết
1 Miên Dương 21,963
2 Tự Cống 2
3 Lô Châu 1
4 Quảng An 1
5 Toại Ninh 27
6 Thành Đô 4276
7 A Bá 20258
8 Đạt Châu 4

Các nơi khác[sửa | sửa mã nguồn]

Sau động đất[sửa | sửa mã nguồn]

Đội cứu hộ sau trận động đất mạnh

Sau trận động đất, Chính phủ Trung Quốc để quốc tang 3 ngày (19, 20, 21 tháng 5) để tưởng niệm vong hồn những nạn nhân của địa chấn. Các nhân viên khi đi làm chỉ được mặc hai màu trắng và đỏ (nam thắt cà-vạt đen), các hoạt động vui chơi giải trí bị cấm, các logo các đài truyền hình trực thuộc Trung Quốc chỉ có 2 màu đen trắng. Nhiều bà mẹ đã hạ sinh trong và sau trận động đất và đặt cho con những cái tên như Lý Chấn, Sinh Chấn, Trường Chinh,...

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài Tứ Xuyên, trận động đất còn ảnh hưởng đến những nơi sau:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 13 tháng 5 năm 2008/326/651.html “Casualties of the Wenchuan Earthquake” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) (bằng tiếng Trung). Sina.com. ngày 22 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.[liên kết hỏng]
  2. ^ “Trung Quốc: Hơn 8.700 người chết do động đất”. Báo Tuổi Trẻ. ngày 12 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.[liên kết hỏng]
  3. ^ Jake Hooker (ngày 13 tháng 5 năm 2008). “900 Trapped After Quake, China State Media Reports”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Công ty New York Times. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  4. ^ “Powerful earthquake shakes China” (bằng tiếng Anh). BBC News.
  5. ^ a b “Toll from China quake estimated at 3,000 to 5,000”. Yahoo! News (Associated Press) (bằng tiếng Anh).
  6. ^ “Massive Quake Rocks China” (bằng tiếng Anh). CBS News. ngày 12 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.
  7. ^ Theo VTV (đài truyền hình Việt Nam), CCTV (đài truyền hình trung tâm Trung Quốc), đài truyền hình GUANGXI, Quảng Tây Trung Quốc

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]