Động mạch thái dương nông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động mạch thái dương nông
Phía bên của mặt, các giới hạn cơ bản (Động mạch thái dương nông (Superficial temporal a.) ở bên trái vị trí của tai)
Phẫu tích nông cổ bên phải, bộc lộ các động mạch cảnh và động mạch dưới đòn.
Chi tiết
NguồnĐộng mạch cảnh ngoài
NhánhĐộng mạch mặt ngang
Động mạch thái dương giữa
Nhánh tai trước
Nhánh trán của động mạch thái dương nông
Nhánh đỉnh của động mạch thái dương nông
Tĩnh mạchĐộng mạch thái dương nông
Cung cấptiền đình, da đầu
Định danh
Latinharteria temporalis superficialis
TAA12.2.05.045
FMA49650
Thuật ngữ giải phẫu

Trong giải phẫu cơ thể người, động mạch thái dương nông là một động mạch chính của đầu. Nó xuất phát từ động mạch cảnh ngoài khi động mạch này chi hai nhánh tận là động mạch thái dương nông và động mạch hàm.

Động mạch được sờ thấy trên cung gò má, phía trước và trên bình tai.

Đường đi[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch thái dương nông là nhánh nhỏ hơn trong hai nhánh tận xuất phát từ động mạch cảnh ngoài. Dựa vào hướng đi, động mạch thái dương nông có thể được xem là sự tiếp nối của động mạch cảnh ngoài.

Động mạch bắt đầu xuất phát từ trong mô tuyến mang tai, phía sau cổ xương hàm dưới, và đi nông qua mỏm gò má của xương thái dương; đi lên trên khoảng 5 cm từ mỏm gò má, động mạch chia làm hai nhánh, tránđỉnh.

Liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đi qua cung gò má, động mạch được bao phủ bởi cơ tai trước và một cân dày; động mạch bắt chéo với nhánh thái dương và nhánh cung gò má của thần kinh mặt và một hoặc hai tĩnh mạch. Động mạch song hành với thần kinh tai thái dương, vốn năm ngay sau động mạch.

Động mạch thông nối với động mạch ổ mắt trên của động mạch cảnh trong.

Tầm quan trọng lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch thái dương nông thường bị ảnh hường trong viêm động mạch tế bào khổng lồ và được sinh thiết nếu nghi ngờ.

Các cơn migraine có thể xảy ra khi động mạch thái dương nông giãn.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]


Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]