Điều trị và kiểm soát COVID-19
Hiện tại, vẫn chưa có có phương pháp hoặc thuốc đặc trị hiệu quả cho bệnh virus corona 2019 (COVID-19), do virus SARS-CoV-2 gây ra.[1][Cần cập nhật][2] Sau một năm kể từ khi đại dịch bùng phát, các vắc-xin có hiệu quả cao hiện đã được giới thiệu và bắt đầu làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2; tuy nhiên, đối với những người đang chờ tiêm chủng, cũng như đối với hàng triệu người (con số ước tính) bị suy giảm miễn dịch không có khả năng đáp ứng mạnh mẽ với tiêm chủng, việc điều trị vẫn đóng một vai trò quan trọng.[3] Do vậy, sự thiếu tiến triển trong việc phát triển các phương pháp đặc trị hiệu quả đồng nghĩa với việc: nền tảng của việc kiểm soát COVID-19 là chăm sóc hỗ trợ hay điều trị triệu chứng, bao gồm điều trị để làm giảm các triệu chứng, thay thế dịch lỏng, liệu pháp oxy, thay đổi tư thế sang nằm sấp khi cần thiết, cũng như sử dụng các loại thuốc hoặc thiết bị để hỗ trợ những cơ quan thiết yếu trong cơ thể.[4][5][6]
Hầu hết các ca mắc COVID-19 đều chỉ mức nhẹ hoặc vừa. Trong những trường hợp này, chăm sóc hỗ trợ bao gồm sử dụng thuốc như paracetamol hoặc NSAID để giảm các triệu chứng (sốt, đau nhức cơ thể, ho) cũng như thực hiện hiệu quả các biện pháp như bổ sung dịch lỏng, nghỉ ngơi và thở bằng mũi.[2][7][8][9] Vệ sinh cá nhân tốt và một chế độ ăn uống lành mạnh cũng được khuyến khích.[10] Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo những ai nghi ngờ mình mang virus nên tự cách ly ở nhà và đeo khẩu trang.[11]
Những người với biểu hiện nặng hơn có thể sẽ cần phải điều trị tại bệnh viện. Ở những người có mức oxy thấp, glucocorticoid dexamethasone được khuyến nghị sử dụng, vì nó có thể làm giảm nguy cơ tử vong.[12][13][14] Thông khí không xâm lấn và nặng hơn là, nhập viện khu hồi sức tích cực để thở máy là các biện pháp có thể cần trong hỗ trợ hô hấp.[15] Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) đã được sử dụng để giải quyết vấn đề suy hô hấp, nhưng lợi ích của nó vẫn đang được xem xét.[16][17] Một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng là do quá trình viêm nhiễm toàn thân, được gọi bằng cái tên là bão cytokine.[18]
Một số phương pháp điều trị thử nghiệm đang được tích cực nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.[1][1] Có một số phương pháp từng được cho là có triển vọng sớm trong đại dịch, chẳng hạn như sử dụng hydroxychloroquine hay lopinavir/ritonavir, nhưng các nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng chúng không thực sự hiệu quả, thậm chí là có thể gây hại.[1][19][20] Mặc dù các nghiên cứu đang được tiến hành, vẫn chưa có đủ bằng chứng chất lượng tốt để khuyến nghị điều trị sớm.[19][20] Tuy vậy, tại Hoa Kỳ, hai liệu pháp dựa trên kháng thể đơn dòng đã có sẵn để sử dụng sớm trong những ca mắc được cho là có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh nặng.[20] Remdesivir với khả năng kháng virus hiện đã có sẵn ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và một số quốc gia khác, với các hạn chế sử dụng khác nhau; tuy nhiên, loại thuốc không được khuyến khích cho những người cần thở máy và hoàn toàn không được khuyến khích bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),[21] do bằng chứng hạn chế về tính hiệu quả của nó.[1]
Một số người có thể gặp các triệu chứng dai dẳng hoặc tàn tật sau khi phục hồi sau phơi nhiễm; tình trạng này được gọi là hội chứng COVID kéo dài. Những thông tin về cách kiểm soát và phục hồi tốt nhất cho những trường hợp này vẫn còn rất hạn chế.[15]
WHO, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Viện Quốc gia về Y tế và Chăm sóc Xuất sắc Vương quốc Anh, và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cùng với các cơ quan và tổ chức khác trên toàn thế giới, đều đã công bố các khuyến nghị và hướng dẫn chăm sóc người bị COVID‑19.[22][23][15][24] Các nhà nghiên cứu triệu chứng và các bác sĩ chuyên khoa phổi ở Hoa Kỳ đã tổng hợp các khuyến nghị điều trị từ các cơ quan khác nhau thành một nguồn tài liệu miễn phí, có tại IBCC.[25][26]
Các thuốc chữa trị
[sửa | sửa mã nguồn]Đã có một số lượng lớn các thuốc được xem xét để sử dụng cho bệnh nhân COVID-19.[27] Tính đến tháng 2 năm 2021, tại Hoa Kỳ, remdesivir đã được FDA chấp thuận cho sử dụng trên một số bệnh nhân COVID-19, và đã có giấy phép sử dụng khẩn cấp cho các thuốc như baricitinib, bamlanivimab, bamlanivimab/etesevimab, và casirivimab/imdevimab.[28] Vào ngày 16 tháng 4 năm 2021, FDA đã thu hồi giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) đối với liệu pháp sử dụng một mình kháng thể đơn dòng bamlanivimab để điều trị COVID-19 cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở mức nhẹ đến trung bình ở người lớn và một số bệnh nhân nhi.[29] Tại liên minh Châu Âu, việc sử dụng dexamethasone đã được xác nhận và thuốc remdesivir được cấp giấy phép lưu hành có điều kiện.[30] Dexamethasone cho thấy lợi ích lâm sàng trong điều trị COVID-19, được xác định trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.[31][32] Nghiên cứu ban đầu cho thấy tác dụng của remdesivir trong việc ngăn ngừa tử vong và rút ngắn thời gian bị bệnh, nhưng điều này không được chứng minh bởi các thử nghiệm sau đó.[1] Một số các thuốc khác như budesonide và tocilizumab có cho thấy một số kết quả đáng hứa hẹn nhưng vẫn đang được nghiên cứu kỹ hơn.[33][34][35]
Trong những tháng đầu của đại dịch, nhiều bác sĩ ở khoa hồi sức tích cực khi đối mặt với tính chất chết người của virus đã mạo hiểm kê đơn các phương pháp điều trị bằng phỏng đoán vì hoàn cảnh chưa từng có của đại dịch.[36] Tuy nhiên, tiêu chuẩn quan tâm cho hầu hết các bệnh khó chữa là khi căn bệnh tồn tại qua nhiều năm, các bác sĩ sẽ xây dựng một khối lượng nghiên cứu để kiểm tra các lý thuyết khác nhau, so sánh và đối chiếu liều lượng cũng như xem xét hiệu quả của một loại thuốc này so với một loại thuốc khác.[36]
Một số loại thuốc kháng virus đang được xem xét để sử dụng đối với COVID-19, mặc dù chưa có loại thuốc nào được chứng minh là có hiệu quả rõ ràng trên tỷ lệ tử vong trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đã được công bố.[37] Việc sử dụng huyết tương hồi phục như một lựa chọn điều trị đã được nghiên cứu nhưng không cho thấy hiệu quả.[38][39] Các thử nghiệm khác đang điều tra xem liệu các loại thuốc hiện có có thể được sử dụng hiệu quả để chống lại phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với việc nhiễm SARS-CoV-2 hay không.[37][40] Nghiên cứu về các phương pháp điều trị tiềm năng đã bắt đầu từ tháng 1 năm 2020,[41] và một số loại thuốc kháng virus đang được thử nghiệm lâm sàng.[42][43] Mặc dù có thể cần đến tận năm 2021 để phát triển các loại thuốc mới,[44] một số loại thuốc đang được thử nghiệm đã được phê duyệt cho các mục đích sử dụng khác hoặc đã đang trong quá trình thử nghiệm nâng cao.[45] Thuốc kháng virus có thể được thử ở những người bị bệnh nặng.[4] WHO khuyến khích các tình nguyện viên tham gia vào các cuộc thử nghiệm về tính hiệu quả và an toàn của các phương pháp điều trị tiềm năng.[46]
Các phương pháp kháng thể đơn dòng như bamlanivimab/etesevimab và casirivimab/imdevimab đã được quan sát là giúp giảm số ca nhập viện, số ca cấp cứu và số ca tử vong.[47][48] Hai loại thuốc kết hợp này đã được cho phép sử dụng khẩn cấp bởi FDA.[47][48]
Sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như paracetamol hay ibuprofen cũng như uống đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp làm giảm các triệu chứng.[2][49] Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, liệu pháp oxy và tiêm tĩnh mạch cũng có thể là cần thiết.[50]
Một số phương pháp điều trị thay đổi bệnh (disease-modifying) đã được nghiên cứu và phát hiện ra là không hiệu quả hoặc không an toàn, do đó không được khuyến khích sử dụng; chúng bao gồm baloxavir marboxil, lopinavir /ritonavir, ruxolitinib, chloroquine, hydroxychloroquine, interferon β-1a và colchicine.[14] Favipiravir và nafamostat đã cho ra các kết quả khác nhau nhưng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng ở một số quốc gia.[51][52][53]
Hỗ trợ hô hấp
[sửa | sửa mã nguồn]Thở máy
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết các ca mắc COVID-19 không nghiêm trọng tới mức cần thở máy hoặc các phương pháp hô hấp hay thế, nhưng vẫn có một tỷ lệ các ca cần đến những biện pháp này.[54] và đặc biệt là những người trên 80 tuổi).[55][56] Kiểu hỗ trợ hô hấp cho những người bị suy hô hấp liên quan đến COVID-19 đang được tích cực nghiên cứu cho những người trong bệnh viện, với một số bằng chứng cho thấy: việc đặt nội khí quản có thể được tránh bằng cách thông khí lưu lượng cao qua mũi hoặc thông khí áp lực dương hai mức.[57] Hai phương pháp này có mang lại lợi ích như nhau cho những người bị bệnh nặng hay không là một điều vẫn còn chưa sáng rõ.[58] Một số bác sĩ chọn duy trì thở máy xâm nhập khi có thể vì kỹ thuật này giúp hạn chế sự lan truyền của các giọt sol khí nếu so với thông khí lưu lượng cao.[54]
Việc thở máy đã được thực hiện ở 79% người bệnh nặng đang nằm viện, trong đó 62% đã nhận được các phương pháp điều trị khác trước đó. Tỉ lệ tử vong ở nhóm này là 41%, theo một nghiên cứu ở Hoa Kỳ.[59]
Các ca chuyển biến nặng thường được quan sát nhiều nhất ở người lớn tuổi (những người trên 60 tuổi,[54] và đặc biệt là những người trên 80 tuổi).[55] Nhiều nước phát triển không có đủ giường bệnh trên đầu người, làm hạn chế năng lực của hệ thống y tế trong việc xử lý số ca COVID-19 tăng đột biến đến mức phải nhập viện.[60] Chính sự giới hạn trong khả năng lực hỗ trợ này là một động lực quan trọng đằng sau những lời kêu gọi yêu cầu làm phẳng đường cong.[60] Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy: trong số 5% bệnh nhân được đưa vào hồi sức tích cực, có 2,3% cần hỗ trợ thở máy và có 1,4% tử vong.[16] Ở Trung Quốc, khoảng 30% số người nhập viện với COVID-19 cuối cùng sẽ được đưa đến đơn vị hồi sức tích cực.[61]
Việc sử dụng nitric oxide dạng hít cho những người đang được thở máy là không được khuyến nghị, những bằng chứng y khoa về phương pháp này hiện vẫn còn yếu.[62]
Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính
[sửa | sửa mã nguồn]Vấn đề thở máy trở nên phức tạp hơn khi hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) cũng tiến triển trong đại dịch COVID-19 và việc cung cấp oxy ngày càng trở nên khó khăn.[63] Máy thở với khả năng kiểm soát áp suất và áp lực dương cuối (PEEP)[64] là cần thiết để tối đa hóa việc cung cấp oxy đồng thời giảm thiểu nguy cơ tổn thương phổi do máy thở và tràn khí màng phổi.[65]
Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể
[sửa | sửa mã nguồn]Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation, viết tắt: ECMO) là công nghệ phổi nhân tạo được áp dụng từ những năm 1980 để điều trị suy hô hấp và hội chứng suy hô hấp cấp khi thở máy thông thường không thành công. Trong phương pháp phức tạp này, máu được lấy ra khỏi cơ thể qua các ống thông lớn, được chuyển qua một máy trao đổi oxy dạng màng để phân phối oxy và loại bỏ carbon dioxide (vốn là các chức năng của phổi), rồi được đưa trở lại cơ thể. Tổ chức Hỗ trợ Sự sống Ngoài cơ thể (ELSO) có lưu lại một số kết quả có liên quan đến công nghệ này, ECMO đã được sử dụng cho hơn 120.000 bệnh nhân tại 435 trung tâm ECMO trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong là 40% đối với bệnh nhân hô hấp người lớn.[66]
Việc sử dụng ECMO trên bệnh nhân COVID-19 từ Trung Quốc trong giai đoạn sớm của đại dịch thu lại các kết quả tương đối kém, với tỷ lệ tử vong là trên 90%.[67] Vào tháng 3 năm 2020, bộ phận dữ liệu của ELSO bắt đầu thu thập dữ liệu về việc sử dụng ECMO trên toàn thế giới cho bệnh nhân mắc COVID-19 và báo cáo dữ liệu này trên trang web ELSO theo thời gian thực. Vào tháng 9 năm 2020, kết quả của 1.035 bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ ECMO từ 213 trung tâm có kinh nghiệm ở 36 quốc gia khác nhau đã được công bố trên tạp chí The Lancet, cho thấy tỷ lệ tử vong là 38%, tương tự như nhiều bệnh hô hấp khác được điều trị bằng ECMO. Tỷ lệ tử vong cũng tương tự như tỷ lệ tử vong 35% được thấy trong thử nghiệm EOLIA, thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên lớn nhất đối với ECMO trên bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp cấp.[68] Các dữ liệu đa cơ sở, đa quốc gia này cung cấp những bằng chứng ủng hộ cho việc sử dụng tạm thời ECMO cho những bệnh nhân suy hô hấp cấp do giảm oxy máu liên quan đến COVID-19. Do đây là một công nghệ phức tạp và có thể gây tốn nhiều tài nguyên, các hướng dẫn sử dụng ECMO trong đại dịch COVID-19 được công bố và phổ biến.[69][70][71]
Ngăn ngừa lây truyền tiếp
[sửa | sửa mã nguồn]Tự cách ly là biện pháp được khuyến nghị đối với những người mắc COVID-19 nhẹ hoặc nghi ngờ mình đã bị nhiễm virus, cả với những người đã biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu, nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của virus và giúp làm giảm gánh nặng bệnh nhân cho các cơ sở y tế.[2] Tại Vương quốc Anh, việc thực hiện những biện pháp tự cách ly này được quy định bằng luật.[73] Các chỉ dẫn tự cách cách ly là khác nhau giữa các quốc gia; CDC Hoa Kỳ và Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh đã ban hành các hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, cũng như nhiều cơ quan địa phương có thẩm quyền khác.[73][74]
Thông khí đầy đủ, làm sạch và khử trùng, và xử lý chất thải cũng rất cần thiết để ngăn ngừa chuỗi lây nhiễm của bệnh.[49]
Các dụng cụ bảo vệ cá nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus, đặc biệt là trong các cơ sở y tế khi thực hiện các biện pháp có thể tạo ra giọt bắn, chẳng hạn như đặt nội khí quản hoặc thông khí bằng tay.[75] Đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc COVID-19, CDC khuyến nghị nên đặt người đó vào Phòng cách ly bệnh lây nhiễm qua đường thở (AIIR) bên cạnh việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, phòng ngừa tiếp xúc và phòng ngừa lây bệnh trong không khí.[76]
CDC đã đưa ra các hướng dẫn về việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong đại dịch. Thiết bị được khuyến nghị là quần áo bảo hộ, mặt nạ phòng độc (respirator) hoặc khẩu trang, kính bảo vệ mắt và găng tay y tế.[77][78]
Khi có sẵn, mặt nạ phòng độc (thay cho khẩu trang) được ưu tiên sử dụng.[79] CDC khuyến nghị sử dụng khẩu trang ở những nơi công cộng, khi không thể duy trì cự ly giãn cách xã hội, và khi tương tác với những người không cùng chung sống.[80] Mặt nạ phòng độc N95 được chấp thuận trong các cơ sở công nghiệp nhưng FDA cũng cho phép sử dụng các khẩu trang theo giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA). Chúng được thiết kế để bảo vệ khỏi các hạt trong không khí như bụi nhưng hiệu quả chống lại một tác nhân sinh học cụ thể là không được đảm bảo nếu sử dụng ngoài các mục đích được ghi trên nhãn.[81] Khi không có khẩu trang, CDC khuyến nghị sử dụng tấm che mặt hoặc dùng phương án cuối cùng là khẩu trang tự chế .[82]
Hỗ trợ tâm lý
[sửa | sửa mã nguồn]Các cá nhân có thể gặp phải ức chế do giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển, tác dụng phụ của việc điều trị hoặc lo lắng về việc nhiễm bệnh của bản thân. Để giải quyết những lo ngại này, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xuất bản hướng dẫn quốc gia về can thiệp khủng hoảng tâm lý vào ngày 27 tháng 1 năm 2020.[83][84]
Tạp chí The Lancet đã xuất bản một lời kêu gọi hành động dài 14 trang tập trung vào Vương quốc Anh và nêu rõ: tình trạng hiện tại có thể khiến cho một loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý trở nên phổ biến hơn. BBC dẫn lời Rory O'Connor nói, "Sự gia tăng trong giãn cách xã hội, sự cô đơn, lo lắng về sức khỏe, căng thẳng và suy thoái kinh tế là một tổ hợp hoàn hảo để gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của mỗi người." [85][86]
Các nhóm người đặc biệt
[sửa | sửa mã nguồn]Điều trị đồng thời các bệnh lý khác
[sửa | sửa mã nguồn]Thời kỳ đầu của đại dịch, những lo ngại về lý thuyết đã được đặt ra cho việc sử dụng thuốc ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin và thuốc kháng thụ thể angiotensin. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó đã không tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho việc ngừng sử dụng các loại thuốc này ở những người sử dụng chúng vì mắc các bệnh như huyết áp cao.[15][87][88][89] Một nghiên cứu từ ngày 22 tháng 4 cho thấy những người có COVID-19 và tăng huyết áp có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân là thấp hơn khi sử dụng các loại thuốc này. [90] Mối quan tâm tương tự đã được nêu ra cho thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen; những nghi ngờ này cũng không được chứng minh bằng nghiên cứu và các thuốc NSAID có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của COVID-19 và tiếp tục được sử dụng bởi những người dùng chúng cho các bệnh lý khác.[91]
Những người sử dụng corticosteroid tại chỗ hoặc toàn thân cho các tình trạng hô hấp như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên tiếp tục dùng thuốc theo quy định ngay cả khi họ mắc bệnh COVID-19.[31]
Trong khi mang thai
[sửa | sửa mã nguồn]Cho đến nay, hầu hết các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến SARS-CoV-2 đã loại trừ hoặc chỉ bao gồm số ít phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Hạn chế này gây khó khăn cho việc đưa ra các khuyến nghị điều trị dựa trên bằng chứng ở nhóm bệnh nhân này và có thể cũng giới hạn các hình thức điều trị COVID-19 mà họ có thể chọn. CDC Hoa Kỳ khuyến nghị: một quyết định chung với sự tham gia của cả bệnh nhân và đội ngũ lâm sàng nên được thực hiện khi điều trị cho phụ nữ mang thai bằng các thuốc đang trong quá trình nghiên cứu.[92]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f Siemieniuk RA, Bartoszko JJ, Ge L, Zeraatkar D, Izcovich A, Kum E, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2020). “Drug treatments for covid-19: living systematic review and network meta-analysis”. BMJ. 370: m2980. doi:10.1136/bmj.m2980. PMC 7390912. PMID 32732190.
- ^ a b c d “Coronavirus”. WebMD. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020."Coronavirus". WebMD. Archived from the original on 2020-02-01. Retrieved 2020-02-01.
- ^ Tao, Kaiming; Tzou, Philip L.; Nouhin, Janin; Bonilla, Hector; Jagannathan, Prasanna; Shafer, Robert W. (28 tháng 7 năm 2021). “SARS-CoV-2 Antiviral Therapy”. Clinical Microbiology Reviews: e0010921. doi:10.1128/CMR.00109-21. PMID 34319150.
- ^ a b Fisher D, Heymann D (tháng 2 năm 2020). “Q&A: The novel coronavirus outbreak causing COVID-19”. BMC Medicine. 18 (1): 57. doi:10.1186/s12916-020-01533-w. PMC 7047369. PMID 32106852.
- ^ Liu K, Fang YY, Deng Y, Liu W, Wang MF, Ma JP, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2020). “Clinical characteristics of novel coronavirus cases in tertiary hospitals in Hubei Province”. Chinese Medical Journal. 133 (9): 1025–1031. doi:10.1097/CM9.0000000000000744. PMC 7147277. PMID 32044814.
- ^ Wang T, Du Z, Zhu F, Cao Z, An Y, Gao Y, Jiang B (tháng 3 năm 2020). “Comorbidities and multi-organ injuries in the treatment of COVID-19”. Lancet. Elsevier BV. 395 (10228): e52. doi:10.1016/s0140-6736(20)30558-4. PMC 7270177. PMID 32171074.
- ^ Wang Y, Wang Y, Chen Y, Qin Q (tháng 3 năm 2020). “Unique epidemiological and clinical features of the emerging 2019 novel coronavirus pneumonia (COVID-19) implicate special control measures”. Journal of Medical Virology. 92 (6): 568–576. doi:10.1002/jmv.25748. PMC 7228347. PMID 32134116.
- ^ Martel J, Ko YF, Young JD, Ojcius DM (tháng 5 năm 2020). “Could nasal breathing help to mitigate the severity of COVID-19”. Microbes and Infection. 22 (4–5): 168–171. doi:10.1016/j.micinf.2020.05.002. PMC 7200356. PMID 32387333.
- ^ “Coronavirus recovery: breathing exercises”. www.hopkinsmedicine.org. Johns Hopkins Medicine. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
- ^ Wang L, Wang Y, Ye D, Liu Q (tháng 3 năm 2020). “Review of the 2019 novel coronavirus (SARS-CoV-2) based on current evidence”. International Journal of Antimicrobial Agents. 55 (6): 105948. doi:10.1016/j.ijantimicag.2020.105948. PMC 7156162. PMID 32201353.
- ^ “What to Do if You Are Sick”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 5 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Update to living WHO guideline on drugs for covid-19”. BMJ (Clinical Research Ed.). 371: m4475. tháng 11 năm 2020. doi:10.1136/bmj.m4475. ISSN 1756-1833. PMID 33214213.
- ^ “Q&A: Dexamethasone and COVID-19”. World Health Organization (WHO). Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2020.
- ^ a b “Home”. National COVID-19 Clinical Evidence Taskforce. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2020.
- ^ a b c d “COVID-19 Treatment Guidelines”. www.nih.gov. National Institutes of Health. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021."COVID-19 Treatment Guidelines". www.nih.gov. National Institutes of Health. Retrieved 2021-01-18.
- ^ a b Guan WJ, Ni ZY, Hu Y, Liang WH, Ou CQ, He JX, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2020). “Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China”. The New England Journal of Medicine. Massachusetts Medical Society. 382 (18): 1708–1720. doi:10.1056/nejmoa2002032. PMC 7092819. PMID 32109013.Guan WJ, Ni ZY, Hu Y, Liang WH, Ou CQ, He JX, et al. (April 2020). "Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China". The New England Journal of Medicine. Massachusetts Medical Society. 382 (18): 1708–1720. doi:10.1056/nejmoa2002032. PMC 7092819. PMID 32109013.
- ^ Henry BM (tháng 4 năm 2020). “COVID-19, ECMO, and lymphopenia: a word of caution”. The Lancet. Respiratory Medicine. Elsevier BV. 8 (4): e24. doi:10.1016/s2213-2600(20)30119-3. PMC 7118650. PMID 32178774.
- ^ Kim, Jae Seok; Lee, Jun Young; Yang, Jae Won; Lee, Keum Hwa; Effenberger, Maria; Szpirt, Wladimir; Kronbichler, Andreas; Shin, Jae Il (2021). “Immunopathogenesis and treatment of cytokine storm in COVID-19”. Theranostics. 11 (1): 316–329. doi:10.7150/thno.49713. PMC 7681075. PMID 33391477.
- ^ a b Kim PS, Read SW, Fauci AS (tháng 12 năm 2020). “Therapy for Early COVID-19: A Critical Need”. JAMA. American Medical Association (AMA). 324 (21): 2149–2150. doi:10.1001/jama.2020.22813. PMID 33175121.
- ^ a b c “COVID-19 Treatment Guidelines”. www.nih.gov. National Institutes of Health. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021./
- ^ Hsu J (tháng 11 năm 2020). “Covid-19: What now for remdesivir?”. BMJ. 371: m4457. doi:10.1136/bmj.m4457. PMID 33214186.
- ^ “Clinical management of COVID-19”. World Health Organization (WHO). 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Coronavirus (COVID-19) | NICE”. National Institute for Health and Care Excellence. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
- ^ Cheng ZJ, Shan J (tháng 4 năm 2020). “2019 Novel coronavirus: where we are and what we know”. Infection. 48 (2): 155–163. doi:10.1007/s15010-020-01401-y. PMC 7095345. PMID 32072569.
- ^ Farkas J (tháng 3 năm 2020). COVID-19—The Internet Book of Critical Care (Reference manual). USA: EMCrit. Bản gốc (digital) lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2020.
- ^ “COVID19—Resources for Health Care Professionals”. Penn Libraries. 11 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2020.
- ^ Guo, Wenjing; Pan, Bohu; Sakkiah, Sugunadevi; Ji, Zuowei; Yavas, Gokhan; Lu, Yanhui; Komatsu, Takashi E.; Lal-Nag, Madhu; Tong, Weida (tháng 12 năm 2021). “Informing selection of drugs for COVID-19 treatment through adverse events analysis”. Scientific Reports. 11 (1): 14022. doi:10.1038/s41598-021-93500-5. PMC 8263777. PMID 34234253.
- ^ “COVID-19 Frequently Asked Questions: Drugs (Medicines)”. U.S. Food and Drug Administration. 19 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Coronavirus (COVID-19) Update: FDA Revokes Emergency Use Authorization for Monoclonal Antibody Bamlanivimab” (Thông cáo báo chí). 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021. Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
- ^ “Treatments and vaccines for COVID-19: authorised medicines”. European Medicines Agency. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
- ^ a b “Australian guidelines for the clinical care of people with COVID-19”. National COVID-19 Clinical Evidence Taskforce. National COVID-19 Clinical Evidence Taskforce. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2020."Australian guidelines for the clinical care of people with COVID-19". National COVID-19 Clinical Evidence Taskforce. National COVID-19 Clinical Evidence Taskforce. Retrieved 11 July 2020.
- ^ Rizk JG, Kalantar-Zadeh K, Mehra MR, Lavie CJ, Rizk Y, Forthal DN (tháng 9 năm 2020). “Pharmaco-Immunomodulatory Therapy in COVID-19”. Drugs. Springer. 80 (13): 1267–1292. doi:10.1007/s40265-020-01367-z. PMC 7372203. PMID 32696108.
- ^ Frohman EM, Villemarette-Pittman NR, Rodriguez A, Glanzman R, Rugheimer S, Komogortsev O, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2021). “Application of an evidence-based, out-patient treatment strategy for COVID-19: Multidisciplinary medical practice principles to prevent severe disease”. Journal of the Neurological Sciences. 426: 117463. doi:10.1016/j.jns.2021.117463. PMC 8055502. PMID 33971376.
- ^ Viswanatha GL, Anjana Male CK, Shylaja H (tháng 7 năm 2021). “Efficacy and safety of tocilizumab in the management of COVID-19: a systematic review and meta-analysis of observational studies”. Clinical and Experimental Rheumatology. PMID 34251307.
- ^ Shang L, Lye DC, Cao B (tháng 7 năm 2021). “Contemporary narrative review of treatment options for COVID-19”. Respirology (Carlton, Vic.). 26 (8): 745–767. doi:10.1111/resp.14106. PMID 34240518.
- ^ a b Dominus, Susan (5 tháng 8 năm 2020). “The Covid Drug Wars That Pitted Doctor vs. Doctor”. The New York Times.
- ^ a b Sanders JM, Monogue ML, Jodlowski TZ, Cutrell JB (tháng 5 năm 2020). “Pharmacologic Treatments for Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): A Review”. JAMA. 323 (18): 1824–1836. doi:10.1001/jama.2020.6019. PMID 32282022.
- ^ Piechotta, Vanessa; Iannizzi, Claire; Chai, Khai Li; Valk, Sarah J.; Kimber, Catherine; Dorando, Elena; Monsef, Ina; Wood, Erica M.; Lamikanra, Abigail A. (20 tháng 5 năm 2021). “Convalescent plasma or hyperimmune immunoglobulin for people with COVID-19: a living systematic review”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 2021 (5): CD013600. doi:10.1002/14651858.CD013600.pub4. ISSN 1469-493X. PMC 8135693. PMID 34013969.
- ^ Abani O, Abbas A, Abbas F, Abbas M, Abbasi S, Abbass H, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2021). “Convalescent plasma in patients admitted to hospital with COVID-19 (RECOVERY): a randomised controlled, open-label, platform trial”. Lancet. 397 (10289): 2049–2059. doi:10.1016/S0140-6736(21)00897-7. PMC 8121538. PMID 34000257.
- ^ McCreary EK, Pogue JM (tháng 4 năm 2020). “Coronavirus Disease 2019 Treatment: A Review of Early and Emerging Options”. Open Forum Infectious Diseases. 7 (4): ofaa105. doi:10.1093/ofid/ofaa105. PMC 7144823. PMID 32284951.
- ^ “Chinese doctors using plasma therapy on coronavirus, WHO says 'very valid' approach”. Reuters. 17 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
- ^ “With Wuhan virus genetic code in hand, scientists begin work on a vaccine”. Reuters. 24 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Coronavirus outbreak: Vaccines/drugs in the pipeline for Covid-19”. clinicaltrialsarena.com. 19 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2020.
- ^ Lu H (tháng 3 năm 2020). “Drug treatment options for the 2019-new coronavirus (2019-nCoV)”. Bioscience Trends. 14 (1): 69–71. doi:10.5582/bst.2020.01020. PMID 31996494.
- ^ Li G, De Clercq E (tháng 3 năm 2020). “Therapeutic options for the 2019 novel coronavirus (2019-nCoV)”. Nature Reviews. Drug Discovery. 19 (3): 149–150. doi:10.1038/d41573-020-00016-0. PMID 32127666.
- ^ “WHO: 'no known effective' treatments for new coronavirus”. Thomson Reuters. 5 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b “FDA Authorizes Monoclonal Antibodies for Treatment of COVID-19” (Thông cáo báo chí). 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021. Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
- ^ a b “Coronavirus (COVID-19) Update: FDA Authorizes Monoclonal Antibodies for Treatment of COVID-19”. U.S. Food and Drug Administration (FDA). 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021. Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
- ^ a b “Home care for patients with suspected or confirmed COVID-19 and management of their contacts” (PDF). World Health Organization (WHO). 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021."Home care for patients with suspected or confirmed COVID-19 and management of their contacts" (PDF). World Health Organization (WHO). 2020-08-13. Retrieved 2021-01-18.
- ^ “Overview of novel coronavirus (2019-nCoV)—Summary of relevant conditions”. The BMJ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ Janik E, Niemcewicz M, Podogrocki M, Saluk-Bijak J, Bijak M. Existing Drugs Considered as Promising in COVID-19 Therapy. Int J Mol Sci. 2021 May 21;22(11):5434. doi:10.3390/ijms22115434 PMID 34063964
- ^ Hall K, Mfone F, Shallcross M, Pathak V. Review of Pharmacotherapy Trialed for Management of the Coronavirus Disease-19. Eurasian J Med. 2021 Jun;53(2):137-143. doi:10.5152/eurasianjmed.2021.20384 PMID 34177298
- ^ Heustess AM, Allard MA, Thompson DK, Fasinu PS. Clinical Management of COVID-19: A Review of Pharmacological Treatment Options. Pharmaceuticals (Basel). 2021 May 28;14(6):520. doi:10.3390/ph14060520 PMID 34071185
- ^ a b c Murthy S, Gomersall CD, Fowler RA (tháng 3 năm 2020). “Care for Critically Ill Patients With COVID-19”. JAMA. 323 (15): 1499–1500. doi:10.1001/jama.2020.3633. PMID 32159735. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2020.Murthy S, Gomersall CD, Fowler RA (March 2020). "Care for Critically Ill Patients With COVID-19". JAMA. 323 (15): 1499–1500. doi:10.1001/jama.2020.3633. PMID 32159735. Archived from the original on 18 March 2020. Retrieved 18 March 2020.
- ^ a b Report 9: Impact of non-pharmaceutical interventions (NPIs) to reduce COVID19 mortality and healthcare demand (Bản báo cáo). Imperial College London. 16 tháng 3 năm 2020. doi:10.25561/77482. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Clinical management of severe acute respiratory infection when novel coronavirus (2019-nCoV) infection is suspected” (PDF). World Health Organization (WHO). 28 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2020.
- ^ Wang K, Zhao W, Li J, Shu W, Duan J (tháng 3 năm 2020). “The experience of high-flow nasal cannula in hospitalized patients with 2019 novel coronavirus-infected pneumonia in two hospitals of Chongqing, China”. Annals of Intensive Care. 10 (1): 37. doi:10.1186/s13613-020-00653-z. PMC 7104710. PMID 32232685.
- ^ McEnery T, Gough C, Costello RW (tháng 4 năm 2020). “COVID-19: Respiratory support outside the intensive care unit”. The Lancet. Respiratory Medicine. 8 (6): 538–539. doi:10.1016/S2213-2600(20)30176-4. PMC 7146718. PMID 32278367.
- ^ Cummings MJ, Baldwin MR, Abrams D, Jacobson SD, Meyer BJ, Balough EM, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2020). “Epidemiology, clinical course, and outcomes of critically ill adults with COVID-19 in New York City: a prospective cohort study”. The Lancet. 395 (10239): 1763–70. doi:10.1016/S0140-6736(20)31189-2. PMC 7237188. PMID 32442528.
- ^ a b “Coronavirus is exposing all of the weaknesses in the US health system High health care costs and low medical capacity made the US uniquely vulnerable to the coronavirus”. Vox. 16 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Interim Clinical Guidance for Management of Patients with Confirmed Coronavirus Disease (COVID-19)”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 6 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
- ^ Alhazzani W, Møller MH, Arabi YM, Loeb M, Gong MN, Fan E, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2020). “Surviving Sepsis Campaign: guidelines on the management of critically ill adults with Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)”. Intensive Care Med (Clinical practice guideline). 46 (5): 854–887. doi:10.1007/s00134-020-06022-5. PMC 7101866. PMID 32222812.
- ^ Matthay MA, Aldrich JM, Gotts JE (tháng 5 năm 2020). “Treatment for severe acute respiratory distress syndrome from COVID-19”. The Lancet. Respiratory Medicine. 8 (5): 433–434. doi:10.1016/S2213-2600(20)30127-2. PMC 7118607. PMID 32203709.
- ^ Briel M, Meade M, Mercat A, Brower RG, Talmor D, Walter SD, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2010). “Higher vs lower positive end-expiratory pressure in patients with acute lung injury and acute respiratory distress syndrome: systematic review and meta-analysis”. JAMA. 303 (9): 865–73. doi:10.1001/jama.2010.218. PMID 20197533.
- ^ Diaz R, Heller D (2020). Barotrauma And Mechanical Ventilation. StatPearls. StatPearls Publishing. PMID 31424810.
- ^ “Extracorporeal Life Support Organization - ECMO and ECLS > Registry > Statistics > International Summary”. www.elso.org. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
- ^ Henry BM, Lippi G (tháng 8 năm 2020). “Poor survival with extracorporeal membrane oxygenation in acute respiratory distress syndrome (ARDS) due to coronavirus disease 2019 (COVID-19): Pooled analysis of early reports”. Journal of Critical Care. 58: 27–8. doi:10.1016/j.jcrc.2020.03.011. PMC 7118619. PMID 32279018.
- ^ Combes A, Hajage D, Capellier G, Demoule A, Lavoué S, Guervilly C, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2018). “Extracorporeal Membrane Oxygenation for Severe Acute Respiratory Distress Syndrome”. New England Journal of Medicine. 378 (21): 1965–75. doi:10.1056/NEJMoa1800385. PMID 29791822.
- ^ Bartlett RH, Ogino MT, Brodie D, McMullan DM, Lorusso R, MacLaren G, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2020). “Initial ELSO Guidance Document: ECMO for COVID-19 Patients with Severe Cardiopulmonary Failure”. ASAIO Journal. 66 (5): 472–4. doi:10.1097/MAT.0000000000001173. PMC 7273858. PMID 32243267.
- ^ Shekar K, Badulak J, Peek G, Boeken U, Dalton HJ, Arora L, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2020). “Extracorporeal Life Support Organization Coronavirus Disease 2019 Interim Guidelines: A Consensus Document from an International Group of Interdisciplinary Extracorporeal Membrane Oxygenation Providers”. ASAIO Journal. 66 (7): 707–21. doi:10.1097/MAT.0000000000001193. PMC 7228451. PMID 32358233.
- ^ Ramanathan K, Antognini D, Combes A, Paden M, Zakhary B, Ogino M, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2020). “Planning and provision of ECMO services for severe ARDS during the COVID-19 pandemic and other outbreaks of emerging infectious diseases”. The Lancet Respiratory Medicine. 8 (5): 518–26. doi:10.1016/s2213-2600(20)30121-1. PMC 7102637. PMID 32203711.
- ^ “Sequence for Putting On Personal Protective Equipment (PPE)” (PDF). Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b “When to self-isolate and what to do - Coronavirus (COVID-19)”. NHS. 8 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Isolate If You Are Sick”. CDC. 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
- ^ Cheung JC, Ho LT, Cheng JV, Cham EY, Lam KN (tháng 4 năm 2020). “Staff safety during emergency airway management for COVID-19 in Hong Kong”. The Lancet. Respiratory Medicine. 8 (4): e19. doi:10.1016/s2213-2600(20)30084-9. PMC 7128208. PMID 32105633.
- ^ “What healthcare personnel should know about caring for patients with confirmed or possible coronavirus disease 2” (PDF). Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 12 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 11 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 11 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Patients with Suspected or Confirmed Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) in Healthcare Settings”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 11 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
- ^ CDC (11 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)”. Centers for Disease Control and Prevention. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Frequently Asked Questions”. Food and Drug Administration.
- ^ “Strategies for Optimizing the Supply of Facemasks”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 11 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2020.
- ^ Xiang YT, Yang Y, Li W, Zhang L, Zhang Q, Cheung T, Ng CH (tháng 3 năm 2020). “Timely mental health care for the 2019 novel coronavirus outbreak is urgently needed”. The Lancet. Psychiatry. 7 (3): 228–229. doi:10.1016/S2215-0366(20)30046-8. PMC 7128153. PMID 32032543.
- ^ Kang L, Li Y, Hu S, Chen M, Yang C, Yang BX, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2020). “The mental health of medical workers in Wuhan, China dealing with the 2019 novel coronavirus”. The Lancet. Psychiatry. 7 (3): e14. doi:10.1016/S2215-0366(20)30047-X. PMC 7129673. PMID 32035030.
- ^ Coronavirus: 'Profound' mental health impact prompts calls for urgent research, BBC, Philippa Roxby, 16 April 2020.
- ^ Multidisciplinary research priorities for the COVID‑19 pandemic: a call for action for mental health science, The Lancet, Emily Holmes, Rory O'Connor, Hugh Perry, et al., 15 April 2020, page 1: "A fragmented research response, characterised by small-scale and localised initiatives, will not yield the clear insights necessary to guide policymakers or the public."
- ^ “Patients taking ACE-i and ARBs who contract COVID-19 should continue treatment, unless otherwise advised by their physician”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Patients taking ACE-i and ARBs who contract COVID-19 should continue treatment, unless otherwise advised by their physician” (Thông cáo báo chí). 17 tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Position Statement of the ESC Council on Hypertension on ACE-Inhibitors and Angiotensin Receptor Blockers”. Council on Hypertension of the European Society of Cardiology. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2020.
- ^ “New Evidence Concerning Safety of ACE Inhibitors, ARBs in COVID-19”. Pharmacy Times. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
- ^ “FDA advises patients on use of non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) for COVID-19”. U.S. Food and Drug Administration (FDA). 19 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Treatment Guidelines” (PDF). CDC. Centers for Disease control and Prevention. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020. Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.