Điện hạ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điện hạ
Tên tiếng Nhật
Kanji殿下
Kanaでんか
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung殿下
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
전하
Hanja
殿下

Điện hạ (chữ Hán: 殿下) là một kính ngữ dành cho thành viên hoàng thất hoặc vương thất trong ngữ hạ Đông Á, xuất hiện ở Trung Quốc và áp dụng sang các nước đồng văn là Nhật Bản, Hàn Quốc lẫn Việt Nam.

Kính ngữ này tương đương với [Highness] trong ngữ hệ Tây Âu.

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nghĩa của ["Điện hạ"] là chỉ bậc thềm trước cửa điện[1][2][3]. Học giả thời Hán mạt là Thái Ung có lý giải về danh xưng này trong tập "Độc đoạn" (獨斷) như sau: ["Quần thần cùng Thiên tử nói chuyện, không dám chỉ trích, nên dùng Bệ hạ, ý nói tự xưng thấp kém mà tấu lên bậc tôn quý vậy. Sau đó, khi viết tấu lên, cũng đều xưng như vậy, quần thần và sĩ thứ do đó tạo ra các danh xưng như Điện hạ, Các hạ, Túc hạ,.."][4].

Từ đó về sau, cùng với danh xưng Bệ hạ, ["Điện hạ"] trở thành kính ngữ tôn quý. Trong một thời gian, danh xưng này từng chỉ dành cho một mình Thiên tử. Thời nhà Hán, Hoàng thái tửThân vương là hai địa vị được phép sử dụng, sang thời Tam Quốc thì Hoàng thái hậu lẫn Hoàng hậu cũng sử dụng, là kính ngữ tôn quý nhất[5][6][7][8].

Tại bán đảo Triều Tiên, các vị Vua của nhà Cao Ly ban đầu vẫn xưng Bệ hạ, sang thời nhà Triều Tiên bắt đầu xưng "Thần" với Trung Hoa triệt để, nên cũng dùng kính ngữ này, phiên hệ âm Hàn gọi là [Cheon-ha; 전하]. Còn ở Nhật Bản, Tam cung Hậu vị (Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu) cùng Hoàng thái tử, Thân vương, Nội thân vương đều xưng Điện hạ. Sau thời Minh Trị, Hoàng hậu cùng Thiên hoàng đều xưng Bệ hạ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《庄子·说剑》:“得五六人,使奉剑於殿下,乃召 庄子 。”
  2. ^ 《史记·刺客列传》:“ 秦 法;羣臣侍殿上者不得持尺寸之兵;诸郎中执兵皆陈殿下。”
  3. ^ 《汉书·东方朔传》:“是时, 朔 陛戟殿下,辟戟而前曰:‘ 董偃 有斩罪三,安得入乎?’”
  4. ^ 汉 蔡邕 《独断》卷上:“陛下者,陛阶也……羣臣与天子言,不敢指斥,故呼在陛下者而告之,因卑达尊之意也,上书亦如之,及羣臣庶士相与言殿下、阁下、足下、侍者、执事之属,皆此类也。”
  5. ^ 《三國志·魏志·高貴鄉公髦传》:辛卯,羣公奏太后曰:「殿下聖德光隆,寧濟六合,而猶稱令,與藩國同。請自今殿下令書,皆稱詔制,如先代故事。」
  6. ^ 叶梦得 《石林燕语》卷二:然秦制独天子称陛下。汉有鲁灵光殿,而司马仲达称曹操,范缜称竟陵王子良,皆曰殿下,则诸侯王汉以来,皆通称殿下矣。至唐初制令,惟皇太后、皇后,百官上疏称殿下,至今循用之,盖自唐始也。
  7. ^ 南朝 宋 谢庄 《太子元服上至尊表》:伏维皇太子殿下,明两承乾,元良作贰。
  8. ^ 宋 高承 《事物纪原·公式姓讳·殿下》:“汉以来,皇太子、诸王称殿下, 汉之前未闻。 唐初,百官于皇太后亦称之,百官洎东宫官对皇太子亦呼之。”