Đi bộ (điền kinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đi bộ (thể thao))
Đi bộ
Vận động viên tại U.S. World Cup Trials 1987
Đặc điểm
Giới tính hỗn hợpKhông
Hiện diện
Quốc gia hoặc vùngThế giới
Olympic

Đi bộ (tiếng Anh: racewalking) là một phân môn cự ly dài thuộc điền kinh. Khác với chạy, vận động viên phải đặt ít nhất một chân trên đường chạy trong suốt quá trình thi đấu và được giám sát bởi các trọng tài. Địa điểm thi đấu của môn đi bộ có thể là đường giao thông hoặc đường chạy trong sân vận động. Quãng đường đi bộ có thể dài từ 3000 mét tới 100 kilômét.

Có hai nội dung đi bộ tại Thế vận hội Mùa hè: đi bộ 20 kilômét (nam và nữ) và đi bộ 50 kilômét (chỉ dành cho nam) và đều diễn ra trên đường giao thông. Đây cũng là các nội dung được tranh tài tại Giải vô địch điền kinh thế giới. IAAF World Race Walking Cup được tổ chức từ năm 1961 là giải đấu cấp quốc tế riêng biệt dành cho môn thể thao này và có thêm một nội dung đi bộ 10 kilômét dành cho các vận động viên trẻ. Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới từng có các nội dung đi bộ 5000 m và 3000 m, nhưng không còn được tổ chức kể từ năm 1993.

Vương quốc Liên hiệp Anh được coi là nơi khởi nguồn của môn thể thao này. Kể từ giữa thế kỷ 20, các vận động viên của Nga và Trung Quốc tỏ ra thành công nhất trên đấu trường quốc tế, xếp sau là các quốc gia châu Âu và Mỹ Latinh.

Luật lệ[sửa | sửa mã nguồn]

Đi bộ 20 km nam tại Giải vô địch điền kinh thế giới 2005Helsinki, Phần Lan. Vận động viên bên phải dường như đã phạm luật, tuy nhiên theo luật lệ hiện hành thì lỗi chỉ được tính khi sự không tiếp xúc của cả hai chân đối với nền đất được phát hiện bởi mắt người thường.[1]

Trong đi bộ điền kinh có hai luật quan trọng.[2][3] Luật thứ nhất quy định ngón chân cái phía sau của vận động viên không được rời mặt đất trước khi gót chân trước chạm đất. Luật thứ hai yêu cầu chân trụ phải duỗi thẳng từ điểm chạm đất và giữ nguyên cho tới khi cơ thể vượt qua điểm chạm đó. Các luật lệ này được giám sát bằng mắt thường mà không có sự trợ giúp của bất kỳ thiết bị nào. Các vận động viên thường rời cả hai chân khỏi mặt đất trong khoảng vài mili giây mỗi bước, điều có thể được phát hiện thông qua băng ghi hình nhưng thường khó phát hiện với mắt người thường.[cần dẫn nguồn]

Các cự ly[sửa | sửa mã nguồn]

Các cự ly đi bộ có thể dài từ 3 km (như tại Thế vận hội Mùa hè 1920) cho đến 100 km. Kỷ lục thế giới đi bộ 50 dặm do vận động viên Shaul Ladany của Israel nắm giữ từ năm 1972 với thành tích 7:23:50.[4] Các nội dung tại Thế vận hội hiện nay là đi bộ 20 kilômét (cả nam và nữ) và đi bộ 50 kilômét (chỉ dành cho nam).

Trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

Luôn có các trọng tài trên suốt dọc đường chạy để giám sát các thí sinh. Nếu vận động viên bị ba trọng tài phạt "thẻ đỏ" vì phạm lỗi thì vận động viên sẽ bị loại. Trên đường chạy có các bảng hiển thị để thí sinh nắm được tình trạng vi phạm luật của họ. Khi vận động viên phạm luật ba lần thì trọng tài chính sẽ loại vận động viên bằng cách giơ một biển báo (paddle) màu đỏ. Trọng tài có thể "cảnh cáo" thí sinh rằng họ có nguy cơ bị phạt thẻ đỏ bằng cách giơ biển báo với hàm ý vận động viên đó đã rời mặt đất hoặc khuỵu gối. Trọng tài chỉ được rút tối đa một thẻ cho mỗi thí sinh còn trọng tài chính không được phép rút thẻ mà chỉ có nhiệm vụ truất quyền thi đấu của vận động viên. Việc truất quyền không phải là chuyện hiếm tại các giải đấu lớn, ví dụ như trường hợp của Jane Saville khi cô bị tước quyền thi đấu khi chuẩn bị giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 2000 trước khán giả nhà.[5]

Thế vận hội[sửa | sửa mã nguồn]

Đi bộ là một môn điền kinh Thế vận hội với các nội dung 20 kilômét cho nam và nữ và 50 kilômét dành riêng cho nam. Đi bộ lần đầu xuất hiện tại Thế vận hội 1904 với tư cách là phần thi đi bộ nửa dặm trong nội dung 'toàn năng,' tiền thân của mười môn phối hợp. Vào năm 1908, các cuộc đua 1.500m và 3.000m được bổ sung (với tư cách thuộc nội dung đi bộ), và kể từ đo mỗi kì Thế vận hội luôn có ít nhất một cuộc đua đi bộ cho nam (trừ năm 1924).

Kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

20 km[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian Vận động viên Quốc tịch Địa điểm Ngày
1:16:36 Yusuke Suzuki  Nhật Bản Nomi, Ishikawa 15 tháng 3 năm 2015
1:16:43 # [6] Sergey Morozov  Nga Saransk 8 tháng 6 năm 2008
1:17:02 Yohann Diniz  Pháp Arles, Pháp 8 tháng 3 năm 2015
1:17:16 Vladimir Kanaykin  Nga Saransk 28 tháng 9 năm 2007
1:17:21 Jefferson Pérez  Ecuador Paris 23 tháng 8 năm 2003
1:17:22 Paquillo Fernández Tây Ban Nha Turku 28 tháng 4 năm 2002
1:17:23 Vladimir Stankin  Nga Adler 8 tháng 2 năm 2004
1:17:25 Bernardo Segura  México Bergen 7 tháng 5 năm 1994
1:17:30 Alex Schwazer  Ý Lugano 18 tháng 3 năm 2012
1:17:33 Nathan Deakes  Úc Từ Khê 23 tháng 4 năm 2005
1:17:36 Vương Trấn  Trung Quốc Thái Thương 30 tháng 3 năm 2012
1:17:38 Valeriy Borchin  Nga Adler 28 tháng 2 năm 2009

50 km[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian Vận động viên Quốc tịch Địa điểm Ngày Nguồn
3:32:33 Yohann Diniz  Pháp Zürich 15 tháng 8 năm 2014 [7]
3:34:14 Denis Nizhegorodov  Nga Cheboksary 11 tháng 5 năm 2008 [8]
3:34:38 Matej Tóth  Slovakia Dudince 21 tháng 3 năm 2015 [9]
3:35:47 Nathan Deakes  Úc Geelong 2 tháng 12 năm 2006
3:35:59 Sergey Kirdyapkin  Nga Luân Đôn 11 tháng 8 năm 2012
3:36:03 Robert Korzeniowski  Ba Lan Paris 27 tháng 8 năm 2003
3:36:04 Alex Schwazer  Ý Rosignano Solvay 11 tháng 2 năm 2007
3:36:06 Ngu Triều Hồng  Trung Quốc Nam Kinh 22 tháng 10 năm 2005
3:36:13 Triệu Thành Lượng  Trung Quốc Nam Kinh 22 tháng 10 năm 2005
3:36:20 Han Yucheng  Trung Quốc Nam Kinh 27 tháng 2 năm 2005

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

20 km[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới tháng 8 năm 2016

XH Thời gian Vận động viên Quốc tịch Ngày Địa điểm Nguồn
1 1:24:38 Lưu Hồng  Trung Quốc 6 tháng 6 năm 2015 A Coruña [10]
2 1:24:47 Elmira Alembekova  Nga 27 tháng 2 năm 2015 Sochi
3 1:24:501 Olimpiada Ivanova  Nga 4 tháng 3 năm 2001 Adler
4 1:24:56 Olga Kaniskina  Nga 28 tháng 2 năm 2009 Adler
5 1:25:02 Elena Lashmanova  Nga 11 tháng 8 năm 2012 Luân Đôn
6 1:25:08 Vera Sokolova  Nga 26 tháng 2 năm 2011 Sochi
7 1:25:09 Anisya Kirdyapkina  Nga 26 tháng 2 năm 2011 Sochi
8 1:25:12 Lã Tú Chi  Trung Quốc 20 tháng 3 năm 2015 Bắc Kinh
9 1:25:16 Thiết Dương Thập Thư  Trung Quốc 11 tháng 8 năm 2012 Luân Đôn
10 1:25:181 Tatyana Gudkova  Nga 19 tháng 5 năm 2000 Moskva
  • 1: Các sự kiện này không được các trọng tài quốc tế giám sát nên không được công nhận là kỷ lục chính thức. Tuy nhiên vẫn được tính làm thành tích cá nhân tốt nhất.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Belson, Ken (ngày 10 tháng 8 năm 2012). “One Step at a Time? It's More Complicated Than That”. The New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ [1]
  3. ^ “Race Walking - Introduction”. IAAF.org. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ “Shaul Ladany”. Jewishsports.net. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ Knight, Tom. “Referee denies Saville gold medal at last gasp”. Telegraph.co.uk (bằng tiếng Anh). Truy cập 4 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ không được IAAF công nhận vì không thỏa mãn tiêu chí phải có sự hiện diện của ba trọng tài quốc tế
  7. ^ Zaccardi, Nick (15 tháng 8 năm 2014). “Yohann Diniz stops to celebrate before breaking 50km race walk world record”. NBC Sports. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2016. Truy cập 25 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ “Official IAAF Race Results Cheboksary 2008”. iaaf.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ Zuzana Trojakova (21 tháng 3 năm 2015). “Toth records third-fastest 50km race walk in history in Dudince”. IAAF. Truy cập 22 tháng 3 năm 2015.
  10. ^ “Liu breaks 20km race walk world record in La Coruna”. IAAF. 6 tháng 6 năm 2015. Truy cập 6 tháng 6 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]