Ốc mặt trăng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ốc mặt trăng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Mollusca
Lớp (class)Gastropoda
(không phân hạng)lớp Caenogastropoda
lớp Hypsogastropoda
lớp Littorinimorpha
Liên họ (superfamilia)Naticoidea
Guilding, 1834
Họ (familia)Naticidae
Guilding, 1834
Tính đa dạng[1]
260–270 Recent species

Ốc mặt trăng hay còn gọi là ốc mắt ngọc (Naticidae) là một họ ốc biển. Những loài ốc có tên gọi đẹp như vậy bắt nguồn từ lớp mày ốc dày, có hình cầu với những đường vân rất đẹp mắt.

Khai thác[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Úc, ốc mặt trăng có thể là một loại hải sản được yêu thích mới tại Úc và cả thực khách lẫn những thợ lặn đều được khuyến khích thưởng thức và khai thác chúng. Loại ốc biển này được tìm thấy nhiều nhất ở bờ biển New South Wales, Victoria, South Australia và Tasmania, nhưng Tasmania là nơi có lượng thu hoạch lớn nhất. Nó là một loại hải sản lớn chưa được khai thác và có tiềm năng tăng sản lượng gấp đôi tại Tasmania. Sản lượng định ra hiện nay chỉ có trên 52 tấn và mới chỉ đánh bắt nửa số lượng đó trung bình mỗi năm[2]

Ở Việt Nam, ốc mặt trăng có nhiều ở vùng biển miền Trung, tập trung nhiều nhất là đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa. Sở dĩ ốc có tên gọi như vậy bắt nguồn từ cái mày ốc. Không phải là lớp mày mỏng như các loại ốc khác, ốc mặt trăng có lớp mày hình tròn như mặt nguyệt, lấp lánh vân trắng, vàng nhìn vào trông như con mắt ốc lấp lánh. Thịt ốc giòn, ngọt như ốc hương nên thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như hấp, luộc, xào, nướng... Ốc ngâm vào trong nước muối có pha gừng và ớt cho nhả hết đất cát, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến. Ăn ốc mặt trăng luộc không thể thiếu chén nước mắm gừng[3] một số loài ốc mặt trăng có thể có độc[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Powell A. W. B. 1979. New Zealand Mollusca, William Collins Publishers Ltd, Auckland, New Zealand ISBN 0-00-216906-1
  • Ponder W. & Lindberg D. 1997. Towards a phylogeny of gastropod molluscs; an analysis using morphological characters. Zoological Journal of the Linnean Society, 119: 83-265, London, ISSN 0024-4082.
  • Aronowsky A. (2003). “Mystery of naticid predation history solved: Evidence from a "living fossil" species: COMMENT”. pp E34. Geological Society of America- online. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  • Colgan D.J. et al. 2007. Molecular phylogenetics of Caenogastropoda (Gastropoda: Mollusca). Molecular Phylogenetics and Evolution, 42, 717-37.
  • Torigoe K. & Inaba A. (2011) Revision on the classification of Recent Naticidae. Bulletin of the Nishinomiya Shell Museum 7: 133 + 15 pp., 4 pls.
  1. ^ Huelsken, T.; Marek, C; Schreiber, S; Schmidt, I; Hollmann, M. (2008). “The Naticidae (Mollusca: Gastropoda) of Giglio Island (Tuscany, Italy): Shell characters, live animals, and a molecular analysis of egg masses” (PDF). Zootaxa. Magnolia Press. 1770: 1–40. ISSN 1175-5334. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ “Ốc mặt trăng có thể sẽ là trào lưu ẩm thực mới ở Úc”. Truy cập 21 tháng 8 năm 2015.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Ốc mặt trăng giòn ngọt thơm ngon - VnExpress Gia đình”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 21 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ “Nhận mặt ốc biển độc - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 12 tháng 7 năm 2013. Truy cập 21 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]