Ốc tù và
Ốc tù và | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Cretaceous - Recent | |
![]() | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Mollusca |
Lớp (class) | Gastropoda |
(không phân hạng) | clade Caenogastropoda clade Hypsogastropoda clade Littorinimorpha |
Liên họ (superfamilia) | Tonnoidea |
Họ (familia) | Ranellidae |
Phân họ (subfamilia) | Cymatiinae |
Chi (genus) | Charonia Gistel, 1847 |
Loài điển hình | |
Murex tritonis Linnaeus, 1758 | |
Species | |
Xem trong bài |
Ốc tù và (Danh pháp khoa học: Charonia), (hay còn gọi là ốc hoàng hậu, ốc nữ hoàng) là một chi gồm đa dạng các loài ốc trong họ Ranellidae thường gặp ở Việt Nam, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Nhiều loài trong chi này có giá trị kinh tế, vỏ của chúng được sử dụng làm đồ trang trí. Kích thước của loài ốc này từ 23–35 cm. Con to nhất có kích thước dài 42 cm và nặng gần 6 kg.
Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]
Những loại ốc này có dạng kèn, lớn và nặng và. Mặt ngoài màu kem, có nhiều vân màu nâu đậm và nâu nhạt. Nhiều đường xoắn ốc nổi rõ từ miệng đến đỉnh. Miệng lớn màu hồng nâu, càng gần mép càng nhạt màu, mép ngoài gợn sóng. Ăn sao biển gai. Sống ở vùng dưới triều đáy mềm, ven các rạn san hô, có khi xuống sâu 20 - 30m. Nhiều loài trong chi này có độc tố, độc tố của ốc tù và, ốc tù và gai miệng đỏ là tetrodotoxin. Ốc tù và chỉ sinh sản tự nhiên.
Ở Việt Nam có loại ốc tù và vân nâu (Charonia tritonis) là loài ốc quý, có giá trị mỹ nghệ cao. Ở Việt Nam, loài ốc này chỉ sinh sống ở vùng biển Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn), Khánh Hòa (vùng biển cạnh đảo Hòn Mun và Hòn Tre). Vì thế, từ nhiều năm nay ốc tù và trong vùng biển Nha Trang đang bị khai thác triệt để. 10 năm qua các nhà khoa học của Viện đã không tìm thấy ốc tù và trong khu vực vịnh Nha Trang.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu liên quan tới Ốc tù và tại Wikispecies
- Nhiều loại ốc biển đột nhiên chứa độc tính không rõ nguyên nhân
- Ăn như vua…
- Nguy cơ ngộ độc chết người từ ốc biển
- Ốc tù và ở biển Nha Trang có nguy cơ tuyệt chủng
-
Charonia lampas « sauliae »