2020 CD3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2020 CD3
Hình có màu của 2020 CD3 bởi đài thiên văn Gemini
Khám phá [1][2]
Khám phá bởiĐài khảo sát thiên văn núi Lemmon
Nơi khám pháĐài thiên văn Núi Lemmon (CSS)
Ngày phát hiệnngày 15 tháng 2 năm 2020
Tên định danh
2020 CD3
C26FED2 [3][4]
NEO · Apollo[5] · Amor[2]
Vệ tinh tạm thời[1]
Đặc trưng quỹ đạo[5]
Kỷ nguyên ngày 1 tháng 3 năm 2020 (JD 2458909.5)
Tham số bất định 3[2] · 4[5]
Cung quan sát15 ngày
Điểm viễn nhật1,0647 AU
Điểm cận nhật0,9860 AU
1,0253 AU
Độ lệch tâm0,03838
1,04 năm (379,2 ngày)
39,719°
Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng° Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràngm Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràngs / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo0,8447°
138,574°
339,620°
Trái Đất MOID0,00175557 AU
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
1,9–3,5 m (ưt.)[6]
2 m (ưt.)[7]
Khối lượng~4900 kg (ưt.)[7]
23,0[1][8]
31678±0345[5]
31,8[2]

2020 CD3 là một vật thể nhỏ gần Trái Đất và là vệ tinh tạm thời của Trái Đất. Nó được tìm ra bởi đài thiên văn Núi Lemmon bởi hai nhà thiên văn học là Theodore Pruyne và Kacper Wierzchoś vào ngày 15 tháng 1 năm 2020, như là một phần của Đài khảo sát thiên văn Núi LemmonĐài khảo sát thiên văn Catalina Sky. Sự tìm ra thiên thạch được công bố bởi Minor Planet Center vào ngày 25 tháng 2 năm 2020, sau khi quan sát liên tục thấy nó quỹ đạo vòng quanh Trái Đất. Đây là vệ tinh thứ hai của Trái Đất mà được tìm ra trong in situ, sau 2006 RH120 được khám phá vào năm 2006. Dựa theo quỹ đạo trước đó của nó, 2020 CD3 có thể đã bị Trái Đất bắt lại vào khoảng năm 2016–2017, và được giữ lại theo thuyết địa tâm bởi Trái Đất cho tới tháng 4 năm 2020.[9]

2020 CD3cấp sao tuyệt đối khoảng 32, cho thấy nó rất nhỏ. Giả sử 2020 CD3suất phản chiếu thấp, là Chondrit loại cacbon, thì đường kính của nó có thể khoảng 1,9–3,5 mét (6–11 ft).[10][11] Cơ sở dữ liệu thiên thể nhỏ JPL phân loại 2020 CD3 là một tiểu hành tinh Apollo bay qua Trái Đất, trong khi Minor Planet Center xem xét 2020 CD3 là một phần của nhóm tiểu hành tinh Amor quỹ đạo xung quanh Trái Đất.

Phát hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Hình có màu của 2020 CD3 bởi đài thiên văn Gemini vào ngày 24 tháng 2 năm 2020[6]

2020 CD3 được phát hiện vào ngày 15 tháng 2 năm 2020, bởi hai nhà thiên văn học là Theodore Pruyne và Kacper Wierzchos tại đài thiên văn Núi Lemmon. Sự phát hiện là một phần của Đài khảo sát thiên văn Núi Lemmon được thiết kế để phát hiện vật thể gần Trái Đất, và cũng là một phần Đài khảo sát thiên văn Catalina Sky được thực hiện ở Tucson, Arizona.[1][6] 2020 CD3 được tìm thấy một cách đột ngột trong chòm sao Xử Nữ, tọa lạc khoảng 0,0019 AU (280.000 km; 180.000 mi) cách Trái Đất tại thời điểm này.[9][12][a] Quan sát chuyển động cho thấy nó bị rơi vào lực hấp dẫn của Trái Đất, điều này giúp dự đoán hướng chuyển động của nó trong tương lai.[4]

Sự phát hiện được báo cáo trong "Trang xác nhận Vật thể gần Trái Đất" (NEOCP) của Minor Planet Center, trong đó có quỹ đạo trước đó của nó được tính toán từ nhiều sự quan sát của các đài thiên văn khác nhau.[4] Quan sát sau đó của 2020 CD3 kéo dài sáu ngày sau sự phát hiện, và vật thể được chính thức thông báo trong Minor Planet Electronic Circular của Minor Planet Center vào ngày 25 tháng 2 năm 2020. Cho thấy không có sự nhiễu loạn hấp dẫn của áp suất ánh sáng, và 2020 CD3 không thể liên kết với bất kỳ vật thể nhân tạo nào đã biết.[1] Mặc dù có những bằng chứng nhấn mạnh là 2020 CD3 là một thiên thạch cứng và dày, việc vật thể là nhân tạo chưa được công nhận.[9][13]

Vào tháng 2 năm 2020, không có hình phát hiện trước đó của 2020 CD3 được ghi nhận.[5] Sự phát hiện của 2020 CD3 cho thấy rằng nó cũng có thể đã bị chụp lại bởi các đài khảo sát thiên văn khác trước sự phát hiện này, nhưng đã không xác định được bởi vì sự mờ nhạt và quỹ đạo thay đổi liên tục của nó.[13]

Tên[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi phát hiện, thiên thể được đặt tên tạm thời cũ là C26FED2.[3][4] Sau giai đoạn quan sát tiếp theo để xác nhận nó, nó đã được đặt tên tạm thời mới là 2020 CD3 bởi Minor Planet Center vào ngày 25 tháng 2 năm 2020.[1] Tên tạm thời này cho biết thời gian phát hiện của vật thể. Vật thể vẫn chưa được liệt kê trong định danh hành tinh vi hình của Minor Planet Center bởi vì cung quan sát ngắn ngủi chỉ vài ngày.[14]

Đặc trưng vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

2020 CD3 được ước tính có cấp sao tuyệt đối (H) khoảng 31,7, cho thấy nó rất là nhỏ.[5] Thời kì luân chuyển và suất phản chiếu của 2020 CD3 vẫn chưa đo được do sự hạn chế trong quan sát.[13] Giả sử suất phản chiếu của 2020 CD3 giống như của các vật thể tối khác, kiểu Chondrit loại cacbon, thì đường kính của 2020 CD3 sẽ khoảng 1,9–3,5 m (6–11 ft), và chỉ bằng một chiếc ô tô.[11][15] Theo thống kê của JPL ước tính thì 2020 CD3 có trọng lượng 4.900 kg (10.800 lb), dựa trên giả sử mà nó có đường kính là 2 m (6,6 ft).[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hệ tọa độ thiên văn của 2020 CD3 tại thời điểm phát hiện là 13h 03m 33.11s +09° 10′ 43.1″.[1] Xem Xử Nữ cho tọa độ chòm sao.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h “MPEC 2020-D104: 2020 CD3: Temporarily Captured Object”. Minor Planet Electronic Circular. Minor Planet Center. ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ a b c d “2020 CD3”. Minor Planet Center. International Astronomical Union. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ a b “2020 CD3”. NEO Exchange. Las Cumbres Observatory. ngày 15 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ a b c d "Pseudo-MPEC" for C26FED2”. Project Pluto. ngày 24 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  5. ^ a b c d e f “JPL Small-Body Database Browser: 2020 CD3” (2020-03-01 last obs.). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ a b c “Gemini Telescope Images "Minimoon" Orbiting Earth — in Color!”. National Optical-Infrared Astronomy Research Laboratory (Thông cáo báo chí). National Science Foundation. ngày 27 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ a b c “2020 CD3 -- Earth Impact Risk Summary”. Center for Near Earth Object Studies. Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ “2020CD3”. Near Earth Objects – Dynamic Site. Department of Mathematics, University of Pisa, Italy. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  9. ^ a b c King, Bob (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Earth Has A Mini-Moon — But Not for Long!”. Sky & Telescope. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
  10. ^ Byrd, Deborah (ngày 26 tháng 2 năm 2020). “Looks like Earth has a new natural moon”. EarthSky. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  11. ^ a b Crane, Leah (ngày 26 tháng 2 năm 2020). “Earth has acquired a brand new moon that's about the size of a car”. New Scientist. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2020.
  12. ^ “2020 CD3 Ephemerides”. Near Earth Objects – Dynamic Site (Ephemerides at discovery). Department of Mathematics, University of Pisa, Italy. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ a b c Howell, Elizabeth (ngày 28 tháng 2 năm 2020). “How scientists found Earth's new minimoon and why it won't stay here forever”. Space.com. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ “How Are Minor Planets Named?”. Minor Planet Center. International Astronomical Union. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  15. ^ Gough, Evan (ngày 27 tháng 2 năm 2020). “Astronomers Discover a Tiny New Temporary Moon for the Earth. Welcome to the Family 2020 CD3”. Universe Today. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]