41 tàu ngầm vì tự do

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
41 tàu ngầm vì tự do
Một tàu ngầm lớp Lafayette USS Woodrow Wilson
Khái quát lớp tàu
Tên gọi

list error: mixed text and list (help)
5 lớp tàu ngầm bao gồm

Bên khai thác Hải quân Mỹ
Lớp trước tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Regulus
Lớp sau tàu ngầm lớp Ohio
Thời gian đóng tàu 1/11/1958 đến 20/3/1965
Hoàn thành 41
Đang hoạt động 0
Bị mất 0
Nghỉ hưu 39
Giữ lại 2
Đặc điểm khái quát
Chiều dài 381–425 ft (116–130 m) tùy vào lớp tàu ngầm [1]
Sườn ngang 33 foot (10 m)[1]
Mớn nước 31 foot (9,4 m)[1]
Tốc độ 20 hải lý trên giờ (37 km/h; 23 mph)[1]
Độ sâu thử nghiệm 400 ft (120 m)[1]
Thủy thủ đoàn tối đa 14 sĩ quan, 140 thủy thủ[1]
Vũ khí

Hạm đội 41 tàu ngầm SSBN vì tự do (41 for Freedom) là tên gọi nhắc đến Hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ (FBM), 41 tàu ngầm SSBN thuộc các lớp George Washington, Ethan Allen, Lafayette, James MadisonBenjamin Frankline. Tất cả những tàu ngầm ầy được đưa vào trang bị trong năm 1959-1967, nhằm mục tiêu tạo ra một lực lượng răn đe trên biển đáng tin cậy và có khả năng sống còn cao trước các cuộc tấn công. Cái tên "Hạm đội 41 tàu ngầm vì tự do" được đặt cho Hạm đội này khi nó được thành lập vào năm 1960. Hiệp ước SALT I năm 1972 đã hạn chế số lượng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ xuống còn 656 đơn vị, dựa trên tính toán tổng số giếng phóng tên lửa đạn đạo của 41 tàu ngầm hiện có, hạn chế trang bị thêm vũ khí hạt nhân.[3]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Hạm đội gồm 41 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBNs) được vũ trang với các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm được thành lập nhằm tạo ra một lực lượng răn đe chống lại mối đe dọa tấn công hạt nhân từ bất kỳ nước nào đe dọa Hoa Kỳ trong Chiến tranh lạnh.

Hoa Kỳ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm bắt đầu từ năm 1959, với tên lửa hành trình SSM-N-8 Regulus. Tuy nhiên Regulus bị giới hạn về kích thước/số lượng tên lửa khi chỉ trang bị 5 tên lửa trên tàu USS Halibut. Do có kích thước nhỏ nên nó bị giới hạn về tầm bắn và tốc độ, đồng thời, để phóng tên lửa, tàu ngầm bắt buộc phải nổi lên. Do đó Hải quân Mỹ muốn trang bị cho tàu ngầm nguyên tử các tên lửa đạn đạo.

Hải quân Mỹ đạ định danh tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là SSBN. Tàu đầu tiên trong số 41 tàu ngầm "vì tự dọ" hạ thủy là USS George Washington, được đưa vào hoạt động vào ngày 30 tháng 12 năm 1959. Chiếc cuối cùng được đưa vào trang bị là USS Will Rogers, được đưa vào hoạt động vào ngày 1 tháng 4 năm 1967. 41 tàu ngầm này được thay thế bởi các tàu ngầm lớp Ohio giai đoạn 1980-1992. Tính đến năm 2014, hai tàu USS Daniel Webster và USS Sam Rayburn dù đã ngừng hoạt động nhưng vẫn tiếp tục đóng vai trò là tàu ngầm huấn luyện thuộc Trường huấn luyện tàu ngầm hạt nhân hải quân tại Charleston, Nam Carolina.

Các lớp tàu ngầm[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp tàu Hoàn thành Loại biên Dự trữ Thời gian phục vụ Polaris A1/A2 Polaris A3 Poseidon C3 UGM-96 Trident I
Có/không Số lượng tàu Có/không Số lượng tàu Có/không Số lượng tàu Có/không Số lượng tàu
George Washington 5 5 0 1959–1985 Green tickY 5 Green tickY 5 Red XN 0 Red XN 0
Ethan Allen 5 5 0 1961–1992 Green tickY 5 Green tickY 5 Red XN 0 Red XN 0
Lafayette 9 9 1* 1963–1994 Green tickY 9 Green tickY 9 Green tickY 9 Red XN 0
James Madison 10 10 1* 1964–1995 Red XN 0 Green tickY 10 Green tickY 10 Green tickY 6
Benjamin Franklin 12 12 0 1965–2002 Red XN 0 Green tickY 12 Green tickY 12 Green tickY 6

* Dự trữ để huấn luyện

Gallery[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Jane's Fighting Ships, 1971–72
  2. ^ Jane's Fighting Ships, 1985–86
  3. ^ “Nuclear-powered Ballistic Missile Submarines”. Fast Attacks and Boomers: Submarines in the Cold War. National Museum of American History. 2000. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

From the Federation of American Scientists:

Bản mẫu:George Washington class submarine Bản mẫu:Ethan Allen class submarine Bản mẫu:Lafayette class submarine Bản mẫu:James Madison class submarine Bản mẫu:Benjamin Franklin class submarine