83 Leonis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
83 Leonis
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Sư Tử
83 Leonis A
Xích kinh 11h 26m 45.32s[1]
Xích vĩ +3° 0′ 47.2″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 6.49
83 Leonis B
Xích kinh 11h 26m 46.28s[1]
Xích vĩ +03° 00′ 22.8″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 7.57
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK0IV / K2V
Kiểu biến quangkhông
Trắc lượng học thiên thể
83 Leonis A
Chuyển động riêng (μ) RA: -725.74 ± 0.85[1] mas/năm
Dec.: 180.67 ± 0.87[1] mas/năm
Thị sai (π)56.35 ± 0.75[1] mas
Khoảng cách57.9 ± 0.8 ly
(17.7 ± 0.2 pc)
83 Leonis B
Chuyển động riêng (μ) RA: -730.81 ± 1.59[1] mas/năm
Dec.: 188.97 ± 1.60[1] mas/năm
Thị sai (π)55.69 ± 1.46[1] mas
Khoảng cách59 ± 2 ly
(18 ± 0.5 pc)
Chi tiết
83 Leonis A
Bán kính1.9 R
Nhiệt độ5509 ± 8.6[2] K
Độ kim loại1.2
83 Leonis B
Khối lượng0.83[3] M
Bán kính0.96 ± 0.11[3] R
Độ sáng (nhiệt xạ)0.418 ± 0.057[3] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4.77[3] cgs
Nhiệt độ4740[3] K
Độ kim loại0.36[3]
Tự quay1.4 km/s[3]
Tuổi4 × 109[3] năm
Tên gọi khác
Wolf 393, GJ 429, HD 99491/HD 99492, BD+03°2502/3, HIP 55846, HR 4414
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Đây là bản đồ của chòm sao Sư Tử, hệ sao 83 Leonis nằm ở vòng tròn màu đỏ

83 Leonis, viết tắt là 83 Leo, là một hệ sao đôi (sao nhị phân) cách Trái Đất khoảng 58 năm ánh sáng trong chòm sao Sư Tử. Ngôi sao thứ nhất trong hệ là một ngôi sao dưới khổng lồ, còn ngôi sao thứ hai là một ngôi sao lùn cam. Hai ngôi sao cách nhau ít nhất khoảng 515 đơn vị thiên văn. Hai ngôi sao được giả định là mát hơn Mặt Trời.

Năm 2005, một ngoại hành tinh[4] được xác nhận đang quay quanh hệ sao này.

Năm 2010, hành tinh thứ hai đã được phát hiện.[3]

Thành phần hệ sao[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi sao chính, 83 Leonis A, có cấp sao biểu kiến 6. Nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất, nhưng dễ nhìn thấy bằng một ống nhòm nhỏ. Ngôi sao này được phân loại là sao dưới khổng lồ, có nghĩa là nó đã ngừng tổng hợp hydro trong lõi và đang phát triển với màu đỏ hơn.

Ngôi sao thứ hai, 83 Leonis B, có độ sáng biểu kiến 8, hơi thấp (0.88 MMặt Trời), nhỏ hơn và mát hơn so với Mặt Trời.[5] Chỉ có thể nhìn thấy bằng ống nhòm hoặc thiết bị tốt hơn. Hai ngôi sao A và B có chuyển động riêng, chứng minh chúng là một cặp vật lý. Khoảng cách giữa hai ngôi sao được giả định là 515 AU, trên thực tế con số này còn lớn hơn nữa.[6]

Có thêm một vật thể khác có độ biểu kiến 14.4 được liệt kê trong Catalog Double Star Washington. Tuy nhiên, ngôi sao này đang di chuyển theo một hướng khác và do đó không phải là một thành viên trong hệ sao.

Hệ hành tinh[sửa | sửa mã nguồn]

Hành tinh 83 Leonis Bb được nhóm nghiên cứu California and Carnegie Planet Search tìm thấy vào tháng 1 năm 2005, sử dụng các phương pháp phát hiện ngoại hành tinh. Khối lượng tối thiểu của các hành tinh nhỏ hơn một nửa so với Sao Thổ. Nó quay quanh ngôi sao, hoàn thành quỹ đạo sau 17 ngày.

Năm 2010, hành tinh 83 Leonis Bc được phát hiện.[3]

Hệ hành tinh 83 Leonis B [3]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượng Bán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâm Độ nghiêng Bán kính
b ≥ 0.087 ± 0.006 MJ 0.12186 ± 0.00002 17.054 ± 0.003 0.13 ± 0.07
c ≥ 0.36 ± 0.06 MJ 5.4 ± 0.5 4970 ± 744 0.1 ± 0.2

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. Vizier catalog entry for A Vizier catalog entry for B
  2. ^ Kovtyukh, V. V.; và đồng nghiệp (2003). “High precision effective temperatures for 181 F-K dwarfs from line-depth ratios”. Astronomy and Astrophysics. 411 (3): 559–564. arXiv:astro-ph/0308429. Bibcode:2003A&A...411..559K. doi:10.1051/0004-6361:20031378.
  3. ^ a b c d e f g h i j k Stefano Meschiari; Gregory Laughlin; Steven S. Vogt; R. Paul Butler; Eugenio J. Rivera; Nader Haghighipour; Peter Jalowiczor (2011). “The Lick-Carnegie Survey: Four New Exoplanet Candidates”. The Astrophysical Journal. 727 (2). article id. 117. arXiv:1011.4068. Bibcode:2011ApJ...727..117M. doi:10.1088/0004-637X/727/2/117.
  4. ^ Marcy, Geoffrey W.; và đồng nghiệp (2005). “Five New Extrasolar Planets”. The Astrophysical Journal. 619 (1): 570–584. Bibcode:2005ApJ...619..570M. doi:10.1086/426384.
  5. ^ “The Planet Around HD 99492”. California & Carnegie Planet Search. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2006.
  6. ^ Raghavan, Deepak; Henry, Todd J.; Mason, Brian D.; Subasavage, John P.; Jao, Wei‐Chun; Beaulieu, Thom D.; Hambly, Nigel C. (2006). “Two Suns in The Sky: Stellar Multiplicity in Exoplanet Systems”. The Astrophysical Journal. 646 (1): 523–542. arXiv:astro-ph/0603836. Bibcode:2006ApJ...646..523R. doi:10.1086/504823.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 11h 26m 45.32s, +03° 00′ 47.18″