ABU Robocon 2005

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robocon Bắc Kinh 2005
Biểu trưng của Robocon Bắc Kinh 2005
Biểu trưng của Robocon Bắc Kinh 2005
Thời gian4 tháng 9 năm 2005
Địa điểmNhà thi đấu đại học Beihang
Thành phốBắc Kinh
Quốc giaTrung Quốc Trung Quốc
Chủ đềLửa thiêng rực sáng Trường Thành
Kết quả
Giải nhấtNhật BảnNhật Bản RoboTech
Giải nhìTrung QuốcTrung Quốc China-1
Giải baTrung QuốcTrung Quốc China-2
Hồng KôngHồng Kông SciTech Holy Flame
Giải ý tưởngMalaysiaMalaysia ORIGIN III
Giải thiết kếIndonesiaIndonesia ASKAF-i

Robocon Bắc Kinh 2005 là lần tổ chức thứ tư của cuộc thi sáng tạo robot châu Á - Thái Bình Dương ABU Robocon, cuộc thi đấu robot quốc tế thường niên của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU). Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc là địa điểm đăng cai tổ chức vòng chung kết cuộc thi này. Đội tuyển đến từ Nhật Bản đã giành chức vô địch ABU Robocon lần này.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Sân thi đấu Robocon 2005.

Robot tham dự cuộc thi phải lên trường thành và bỏ những quả bóng nhiên liệu vào năm ngọn đuốc và bốn đài lửa. Thời gian cho mỗi trận đấu là 3 phút.

Sân thi đấu là một hình vuông có hai vùng: vùng trong dành cho robot tự động, vùng ngoài dành cho robot điều khiển bằng tay. Robot bằng tay chỉ có thể di chuyển trong vùng của robot điều khiển bằng tay trong khi robot tự động có thể di chuyển trong cả hai vùng, Ở giữa vùng tự động có một hình bát giác trồi lên, gọi là "tháp báo hiệu". Ở giữa tháp báo hiệu có một ngọn đuốc cao 1,8m. Ngọn đuốc được chia thành ba phần có ba màu bằng nhau: đỏ, xanh lụcxanh lam và được gọi lần lượt là khay nhiên liệu đỏ, xanh lục và xanh lam. Xung quanh tháp báo hiệu có bốn ngọn đuốc cao 1,5m, gọi là ngọn đuốc phụ. Mỗi ngọn đuốc phụ được chia thành hai phần bằng nhau mang mau đó và xanh lam, được gọi là khay năng lượng đỏ và xanh lam tương ứng.

Ở trong vùng điều khiển bằng tay có 16 quả bóng nhiên liệu mang màu đỏ và xanh dành cho hai đội (mỗi đội 16 quả bóng) có đường kính 15 cm. Trước khi bắt đầu trận đấu, mỗi đội được chất tối đa 16 quả bóng có màu của đội đó lên các robot tự động. Robot điều khiển bằng tay phải tự đi lấy bóng từ kho nhiên liệu của đội mình.

Khi trận đấu bắt đầu, robot tự động phải tự tìm khay nhiên liệu có màu của đội mình và thả các quả bóng nhiên liệu vào đó. Chỉ có robot tự động đi lên tháp báo hiệu mới được phép bỏ bóng vào các ngọn đuốc chính. Cả hai robot của hai đội đều được phép bỏ bóng vào khay màu xanh lục của ngọn đuốc chính.

Robot điều khiển bằng tay có thể bỏ bóng vào khay nhiên liệu trong vùng đài lửa, bắn bóng vào các đuốc phụ có khay nhiên liệu của đội mình hoặc phá bóng của đối thủ ở các đĩa nhiên liệu bằng cách bắn bóng hoặc thổi quạt gió.

Điểm số được tính như sau:

  • Một bóng ở đuốc phụ hoặc ở đĩa nhiên liệu được tính 1 điểm.
  • Một bóng ở khay nhiên liệu màu xanh lục hoặc ở khay nhiên liệu có màu của đội đó được tính 5 điểm.
  • Nếu đội thi vi phạm luật sẽ bị trừ 1 điểm cho mỗi lần vi phạm.

Nếu một đội bỏ được ít nhất 1 bóng vào khay nhiên liệu của đội mình ở các đuốc phụ và chính, 1 vào khay nhiên liệu màu xanh lục ở đuốc chính tạo thành đường chéo và ít nhất một bóng ở các đĩa nhiên liệu, đội đó sẽ giành chiến thắng tuyệt đối. Nếu không, trọng tài sẽ tính điểm và đội có nhiều điểm bóng hơn sẽ chiến thắng.

Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1 Bangladesh Bangladesh Đại học Công nghệ Kỹ thuật Bangladesh Đài truyền hình Bangladesh
2 Brunei Brunei Darussalam Cao đẳng Kỹ thuật Jefri Bolkiah Đài phát thanh truyền hình Brunei
3 Trung Quốc Trung Quốc 1 Đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
4 Trung Quốc Trung Quốc 2 Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
5 Ai Cập Ai Cập Viện Công nghệ cao Hiệp hội truyền hình phát thanh Ai Cập
6 Fiji Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
7 Hồng Kông Hồng Kông Đại học Công nghệ và Kỹ thuật Hồng Kông Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông
8 Ấn Độ Ấn Độ Học viện Công nghệ Bombay Doordarshan
9 Indonesia Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
10 Iran Iran Đại học Toyserkan Hãng truyền thông Cộng hòa Hồi giáo Iran
11 Nhật Bản Nhật Bản Đại học Tokyo NHK
12 Hàn Quốc Hàn Quốc Đại học Quốc gia Chungnam Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
13 Malaysia Malaysia Đại học Công nghệ Malaysia Đài phát thanh truyền hình Malaysia
14 Mông Cổ Mông Cổ Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
15 Nepal Nepal Đại học Tribhuvan Đài truyền hình Nepal
16 Pakistan Pakistan Đại học Khoa học Công nghệ Quốc gia Pakistan Television Corporation
17 Sri Lanka Sri Lanka Đại học Peradeniya Công ty TNHH Mạng truyền hình Độc lập
18 Thái Lan Thái Lan Cao đẳng Công nghiệp và Giáo dục cộng đồng Nakhon Si Thammarat Công ty TNHH Công cộng MCOT
19 Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ Đại học Gazi Turkish Radio Television Corporation
20 Việt Nam Việt Nam Đại học Bách khoa Hà Nội Đài truyền hình Việt Nam

Các bảng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
Hàn Quốc Hàn Quốc Iran Iran Việt Nam Việt Nam Malaysia Malaysia Sri Lanka Sri Lanka Trung Quốc Trung Quốc 2 Nepal Nepal
Fiji Fiji Nhật Bản Nhật Bản Trung Quốc Trung Quốc 1 Ấn Độ Ấn Độ Bangladesh Bangladesh Pakistan Pakistan Indonesia Indonesia
Hồng Kông Hồng Kông Ai Cập Ai Cập Brunei Brunei Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ Thái Lan Thái Lan Mông Cổ Mông Cổ

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm C
Hàn Quốc Hàn Quốc 2 1 1 4 0
Fiji Fiji 2 0 2 2 0
Hồng Kông Hồng Kông 2 2 0 60 0
v
v
v

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm C
Iran Iran 2 0 2 1 0
Nhật Bản Nhật Bản 2 1 1 84 1
Ai Cập Ai Cập 2 2 0 81 2
v
v
v

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm C
Việt Nam Việt Nam 2 1 1 40 0
Trung Quốc Trung Quốc 1 2 2 0 57 1
Brunei Brunei 2 0 2 25 0
v
v
v

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm C
Malaysia Malaysia 2 2 0 70 1
Ấn Độ Ấn Độ 2 0 2 9 0
Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 2 1 1 18 0
v
v
v

Bảng E[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm C
Sri Lanka Sri Lanka 2 0 2 0 0
Bangladesh Bangladesh 2 1 1 4 0
Thái Lan Thái Lan 2 2 0 44 1
v
v
v

Bảng F[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm C
Trung Quốc Trung Quốc 2 2 2 0 52 1
Pakistan Pakistan 2 0 2 9 0
Mông Cổ Mông Cổ 2 1 1 45 0
v
v
v

Bảng G[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm C
Nepal Nepal 2 0 2 6 0
Indonesia Indonesia 2 2 0 36 0
v
v

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
 Hồng Kông Hồng Kông   22
 Ai Cập Ai Cập   7  
 Hồng Kông Hồng Kông   5
     Trung Quốc Trung Quốc 1   28  
 Trung Quốc Trung Quốc 1   19
 Malaysia Malaysia   11  
 Trung Quốc Trung Quốc 1   37
   
   Nhật Bản Nhật Bản   42
 Thái Lan Thái Lan   13
 Trung Quốc Trung Quốc 2   23  
 Trung Quốc Trung Quốc 2  15
     Nhật Bản Nhật Bản  38  
 Indonesia Indonesia   23
 Nhật Bản Nhật Bản   42  
 

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch Robocon Bắc Kinh 2005

RoboTech
Đại học Tokyo - Nhật Bản
Lần thứ nhất

Các giải phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • http://www.abu.org.my - Trang chủ của Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á Thái Bình Dương