ABU Robocon 2013

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robocon Đà Nẵng 2013
Biểu trưng của Robocon Đà Nẵng 2013
Biểu trưng của Robocon Đà Nẵng 2013
Thời gian18 tháng 8 năm 2013
Địa điểmCung thể thao Tiên Sơn
Thành phốĐà Nẵng
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Chủ đềHành tinh xanh
Kết quả
Giải nhất Nhật Bản
Giải nhì Việt Nam 1
Giải ba Việt Nam 2,  Indonesia
Giải ý tưởng Ai Cập
Giải thiết kế Việt Nam 2
2012 ABU Robocon 2014

Robocon Đà Nẵng 2013 là cuộc thi Robocon lần thứ 12 của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 18 tháng 8 năm 2013.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Sân thi đấu Robocon 2013.

Thời gian thi đấu mỗi trận là 3 phút.

Mỗi đội có 2 Robot: 01 Robot tự động và 01 robot điều khiển bằng tay. Robot bằng tay không được di chuyển vào vùng Trái Đất.

Robot bằng tay lấy lá ở kho, đem gắn ở các chồi (Sprout) tại bán cầu Nam bên phần sân của đội mình; Robot bằng tay sẽ gắn 3 lá ở vùng bán cầu Nam.

Tiếp theo, Robot bằng tay đi lấy lá ở kho chuyển cho Robot tự động. Robot tự động đi gắn tối thiểu 3 lá ở vùng bán cầu Bắc (bao gồm 2 lá ở phần sân đội mình và một lá ở vùng chung). Sau đó, Robot tự động mới được phép chạm vào mầm ở cực Bắc.

Robot tự động đi lấy mầm (các đội tự làm mầm này) của đội mình đặt ở vùng cực Bắc chuyển cho Robot bằng tay.

Robot bằng tay đứng dưới đường giới hạn 2 và bắn các mầm vào vùng Mặt Trăng. Nếu mầm của đội nào đứng trên vùng Mặt Trăng trước đội đó giành chiến thắng tuyệt đối.

Mỗi đội có 4 thành viên (3 sinh viên và một chỉ đạo viên) thuộc cùng một trường. Tuy nhiên, chỉ có 2 sinh viên được phép vào sân thi đấu. Các thành viên phải là sinh viên của trường đại học, cao đẳng, hoặc trung học chuyên nghiệp trong thời gian diễn ra cuộc thi đấu quốc tế. Những người đã tốt nghiệp đại học không được phép tham dự.

Trường hợp sinh viên của trường đại học hoặc cao đẳng tham gia cuộc thi trong nước mà đoạt giải trước khi tốt nghiệp thì vẫn được phép tham gia cuộc thi quốc tế.

Các đội phải tự thiết kế, chế tạo robot điều khiển bằng tay và robot tự động để thi đấu. Mỗi đội chỉ được phép có 01 robot điều khiển bằng tay và 01 robot hoàn toàn tự động.

Tất cả các Robot bằng tay và tự động kể cả nguồn nuôi, cấp, các bộ phận khác của Robot phải được cân trước khi thi đấu. Tổng trọng lượng của các Robot mỗi đội không được vượt quá 40 kg.

Một đội ghi được điểm khi đặt thành công lá của đội mình vào điểm gắn lá (lá nằm gọn trong ô tròn).

Điểm số[sửa | sửa mã nguồn]

Gắn lá ở vùng Trái Đất: 10 điểm/lá

Robot tự động lấy mầm đặt lên Robot bằng tay: 10 điểm/mầm

Đội giành chiến thắng tuyệt đối khi bắn được mầm lên Mặt Trăng; mầm đứng trên mặt phẳng (tư thế nằm ngang không được chấp nhận). Chiến thắng này được gọi là Green Planet (Hành tinh xanh).

Các đội tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

STT Quốc gia Trường Đại học đại diện Đài truyền hình
1 Brunei Brunei Học viện Công nghệ Brunei Đài phát thanh truyền hình Brunei
2 Ai Cập Ai Cập Đại học Helwan Hiệp hội phát thanh truyền hình Ai Cập
3 Fiji Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền thông Fiji
4 Hồng Kông Hồng Kông Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông
5 Ấn Độ Ấn Độ Viện Công nghệ Maharashtra Doordarshan
6 Indonesia Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
7 Iran Iran Đại học Khoa học Công nghệ Iran Hãng truyền thông Cộng hòa Hồi giáo Iran
8 Nhật Bản Nhật Bản Học viện Công nghệ Kanazawa Tập đoàn truyền hình Nhật Bản (NHK)
9 Kazakhstan Kazakhstan Đại học Công nghệ thông tin Quốc tế Hãng thông tấn Khabar
10 Hàn Quốc Hàn Quốc Đại học Kwangwon Hệ thống truyền thông Hàn Quốc (KBS)
11 Malaysia Malaysia Đại học Công nghệ Malaysia Đài phát thanh truyền hình Malaysia
12 Mông Cổ Mông Cổ Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ Hãng truyền thông quốc gia Mông Cổ
13 Nepal Nepal Đại học Tribhuvan (IOE) Tập đoàn truyền hình Nepal
14 Pakistan Pakistan Trung tâm Nghiên cứu cao cấp về Cơ khí Tập đoàn truyền hình Pakistan (PTV)
15 Nga Nga Đại học Kỹ thuật bang Don Công ty phát thanh truyền hình nhà nước Nga
16 Sri Lanka Sri Lanka Đại học Peradeniya Mạng truyền hình TNHH độc lập
17 Thái Lan Thái Lan Đại học Dhurakijpundit Công ty TNHH Công cộng MCOT
18 Việt Nam Việt Nam 1 Đại học Lạc Hồng Đài Truyền hình Việt Nam
19 Việt Nam Việt Nam 2 Đại học Lạc Hồng Đài Truyền hình Việt Nam

Kết quả chia bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
 Hồng Kông  Hàn Quốc Việt Nam 2  Indonesia  Thái Lan Việt Nam 1  Nhật Bản
 Ai Cập    Nepal  Malaysia  Iran  Fiji  Sri Lanka  Kazakhstan
 Mông Cổ  Nga  Ấn Độ  Pakistan  Brunei

Vòng đấu bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Chọn 7 đội nhất bảng + đội nhì bảng có thành tích tốt nhất vào vòng 2

Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển số trận thắng thua điểm GP
Hồng Kông Hồng Kông 2 2 0 600 2
Ai Cập Ai Cập 2 1 1 110 0
Mông Cổ Mông Cổ 2 0 2 90 0
Hồng Kông Hồng KôngGP(2'14")–50Ai Cập Ai Cập
Ai Cập Ai Cập60–30Mông Cổ Mông Cổ
Mông Cổ Mông Cổ60–GPHồng Kông Hồng Kông

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển số trận thắng thua điểm GP
Nga Nga 2 2 0 60 0
Nepal Nepal 2 1 1 30 0
Hàn Quốc Hàn Quốc 2 0 0 20 0
Hàn Quốc Hàn Quốc-10–30Nepal Nepal
Nepal Nepal30–30Nga Nga
Nga thắng vì hoàn thành nhiệm vụ tại bán cầu Nam trước
Nga Nga30–30Hàn Quốc Hàn Quốc
Nga thắng vì hoàn thành nhiệm vụ tại bán cầu Nam trước

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển số trận thắng thua điểm GP
Việt Nam Việt Nam 2 2 2 0 390 1
Ấn Độ Ấn Độ 2 1 1 80 0
Malaysia Malaysia 2 0 2 100 0
Việt Nam 2 Việt Nam90–70Malaysia Malaysia
Malaysia Malaysia30–60Ấn Độ Ấn Độ
Ấn Độ Ấn Độ20–GPViệt Nam Việt Nam 2

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển số trận thắng thua điểm GP
Indonesia Indonesia 2 2 0 600 2
Iran Iran 2 0 2 20 0
Indonesia IndonesiaGP–0Iran Iran
Iran Iran20–GPIndonesia Indonesia

Bảng E[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển số trận thắng thua điểm GP
Fiji Fiji 2 1 1 80 0
Thái Lan Thái Lan 2 1 1 30 0
Thái Lan Thái Lan0–50Fiji Fiji
Fiji Fiji30–30Thái Lan Thái Lan
Thái Lan thắng vì hoàn thành nhiệm vụ tại bán cầu Nam trước

Bảng F[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển số trận thắng thua điểm GP
Việt Nam Việt Nam 1 2 2 0 600 2
Sri Lanka Sri Lanka 2 1 1 50 0
Pakistan Pakistan 2 0 2 20 0
Việt Nam 1 Việt NamGP–30Sri Lanka Sri Lanka
Sri Lanka Sri Lanka20–0Pakistan Pakistan
Pakistan Pakistan20–GPViệt Nam Việt Nam 1

Bảng G[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển số trận thắng thua điểm GP
Nhật Bản Nhật Bản 2 2 0 360 1
Kazakhstan Kazakhstan 2 1 1 30 0
Brunei Brunei 2 0 2 50 0
Nhật Bản Nhật BảnGP–0Kazakhstan Kazakhstan
Kazakhstan Kazakhstan30–20Brunei Brunei
Brunei Brunei30–60Nhật Bản Nhật Bản

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
 Ai Cập Ai Cập  60
 Việt Nam Việt Nam 2  GP  
 Việt Nam Việt Nam 2  30
     Nhật Bản Nhật Bản  GP  
 Hồng Kông Hồng Kông   30
 Nhật Bản Nhật Bản  GP  
 Nhật Bản Nhật Bản  GP
   
   Việt Nam Việt Nam 1  30
 Fiji Fiji   20
 Indonesia Indonesia  GP  
 Indonesia Indonesia   40
     Việt Nam Việt Nam 1  GP  
 Việt Nam Việt Nam 1   GP
 Nga Nga  10  
 

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch Robocon Đà Nẵng 2013

HISHO
Học viện Công nghệ Kanazawa - Nhật Bản
Lần thứ hai

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận thi đấu ABU Robocon 2013

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]