ASMR

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Minh họa sự tác động của ASMR: não bộ cảm nhận được sự kích thích, cảm giác râm ran đi xuống từ vùng đầu xuống gáy rồi lan ra tứ chi[1]

Phản ứng kích thích cảm giác tự động (Autonomous Sensory Meridian Response hay ASMR)[2][3][4] là thuật ngữ chỉ cảm giác râm ran lan từ gáy xuống sống lưng rồi đi khắp cơ thể và chân tay, có được khi nghe những âm thanh hay tiếng động nhất định. ASMR tạo ra cảm giác dễ chịu, thư giãn, một số trường hợp có thể giúp con người dễ đi vào giấc ngủ.[5][6][7]

ASMR có thể xuất hiện khi người ta nghe một số tiếng động như tiếng thì thầm, tiếng nước chảy, tiếng sột soạt khi xé bao bì hay tiếng nhai thức ăn v.v.[8][9] Trên mạng xã hội YouTube hiện nay cũng có một trào lưu chuyên đăng tải các nội dung này, tính đến năm 2018, đã có khoảng 13 triệu video đã được đăng lên.[9]

Cảm giác này được cho là có khả năng giảm căng thẳng, khiến người thư giãn và tăng khả năng tập trung. Theo bác sĩ Nguyễn Đỗ Bảo Trân (Bay Capital Danang), việc nghe các video nhai đá sẽ giúp giảm căng thẳng đáng kể trước khi ngủ. Đây là trải nghiệm bà tình cờ phát hiện trong quá trình học thi học kỳ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Barratt, Emma L.; Davis, Nick J. (2015). “Autonomous Sensory Meridian Response (ASMR): a flow-like mental state”. PeerJ. 3: e851. doi:10.7717/peerj.851. ISSN 2167-8359. PMC 4380153. PMID 25834771.
  2. ^ Rhodri Marsden, ''Maria spends 20 minutes folding towels': Why millions are mesmerised by ASMR videos' (21/07/12) on The Independent
  3. ^ Kelsey McKinney, 'These Mesmerizing, Satisfying Slime Videos Are the Internet’s New Obsession' (13/04/17) on Intelligencer
  4. ^ Amol Rajan, 'ASMR is now mainstream' (23/04/19) on the BBC
  5. ^ Tihanyi, Benedek T.; Ferentzi, Eszter; Beissner, Florian; Köteles, Ferenc (ngày 1 tháng 2 năm 2018). “The neuropsychophysiology of tingling”. Consciousness and Cognition. 58: 97–110. doi:10.1016/j.concog.2017.10.015. ISSN 1053-8100. PMID 29096941.
  6. ^ Simner, Julia; và đồng nghiệp (2006). “Synaesthesia: the prevalence of atypical cross-modal experiences” (PDF). Perception. 35 (8): 1024–1033. doi:10.1068/p5469. PMID 17076063.
  7. ^ Banissy, Michael J.; và đồng nghiệp (ngày 15 tháng 12 năm 2014). “Synesthesia: an introduction”. Frontiers in Psychology. 5 (1414): 1414. doi:10.3389/fpsyg.2014.01414. PMC 4265978. PMID 25566110.
  8. ^ Ahuja, Nitin K. (2013). 'It feels good to be measured': clinical role-play, Walker Percy, and the tingles”. Perspectives in Biology and Medicine. 56 (3): 442–451. doi:10.1353/pbm.2013.0022. PMID 24375123.
  9. ^ a b “Brain tingles: First study of its kind reveals physiological benefits of ASMR”. ScienceDaily (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]