Afonso V của Bồ Đào Nha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Afonso V của Bồ Đào Nha
Bức chân dung đương đại trong Itinerarium của Georg von Ehingen, c. 1470
Vua Bồ Đào Nha
Tại vịngày 13 tháng 9 năm 1438 – ngày 28 tháng 8 năm 1481[a]
Đăng quang15 tháng 1, 1446
Phụ chính
Tiền nhiệmDuarte Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmJoão II của Bồ Đào Nha Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh(1432-01-15)15 tháng 1, 1432
Lâu đài Sintra, Vương quốc Bồ Đào Nha
Mất28 tháng 8 năm 1481(1481-08-28) (49 tuổi)
Lisboa, Bồ Đào Nha
An tángTu viện Batalha
Phối ngẫu
Hậu duệ
Vương tộcNhà Avis
Thân phụDuarte I của Bồ Đào Nha
Thân mẫuLeonor của Aragón
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của Afonso V của Bồ Đào Nha

Afonso V (phát âm tiếng Bồ Đào Nha[ɐˈfõsu]) (15 tháng 1 năm 1432 - 28 tháng 8 năm 1481) là vua Bồ Đào Nha từ năm 1438 đến năm 1451. Ông thường được biết đến nhiều hơn với biệt hiệu Người Châu Phi (Tiếng Bồ Đào Nha: o Africano) vì các cuộc chinh phạt của ông ở Bắc Phi.[1]

Đến năm 1471, Afonso V là vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha tuyên bố quyền thống trị trên một đại lục các "Vương quốc Algarves", thay vì "Vương quốc Algarve" với cách dùng từ số ít. Các vùng lãnh thổ được thêm vào Bồ Đào Nha gồm các vùng đất ở Bắc Phi trong thế kỷ 15 được gọi là đất của Vương quốc Algarve (nay là vùng phía Nam Bồ Đào Nha), không phải của Vương quốc Bồ Đào Nha. "Algarves" sau đó được coi là vùng lãnh thổ phía Nam Bồ Đào Nha ở cả hai bờ eo biển Gibraltar.

Dưới thời kỳ cai trị của ông, quân đội Bồ Đào Nha tiến hành xâm lược Morocco[1] và sau đó là tham gia vào nội chiến Castilla theo phe ủng hộ cháu gái của ông, Juana của Castilla nhằm chiếm đoạt ngai vàng xứ Castilla.

Hôn nhân và con cái[sửa | sửa mã nguồn]

Afonso kết hôn lần đầu tiên năm 1447 với Isabella của Coimbra, và hai người có ba đứa con:

Afonso kết hôn lần hai, vào năm 1475, với Juana của Castilla, con gái của Enrique IV của Castilla, được gọi là "La Beltraneja", nhưng không có người con nào được sinh ra từ cuộc hôn nhân này.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Afonso V thoái vị vào ngày 11 tháng 11 năm 1477, nhưng được phục hồi theo yêu cầu của con trai ông 4 ngày sau đó, vào ngày 15 tháng 11.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Alphonso” . Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Cambridge University Press.