Aleksandr Semenovich Kushner

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aleksandr Semenovich Kushner
Александр Семёнович Кушнер
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
14 tháng 9, 1936
Nơi sinh
Sankt-Peterburg
Giới tínhnam
Quốc tịchLiên Xô, Nga
Nghề nghiệpnhà thơ
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoĐại học Herzen
Thành viên củaHiệp hội Nhà văn Liên Xô
Giải thưởngGiải A. S. Pushkin

Aleksandr Semenovich Kushner (tiếng Nga: Александр Семёнович Кушнер) sinh ngày 14 tháng 9 năm 1936 – là nhà thơ, nhà văn Nga.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Aleksandr Kushner sinh ở Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) trong một gia đình gốc Do Thái. Bố là đại tá hải quân. Tốt nghiệp Đại học sư phạm, Aleksandr Kushner đi dạy môn tiếng Nga và văn học trong 10 năm (từ 1959 đến 1969). Từ cuối thập kỉ 60 chuyển sang hoạt động văn học chuyên nghiệp.

Ông là hội viên Hội nhà văn Liên Xô (1965), hội viên Hội văn bút quốc tế Nga (1987). Từ năm 1992 là tổng biên tập của tạp chí Thư viện của nhà thơ (Библиотеки поэта), từ năm 1995 là tổng biên tập của Thư viện mới của nhà thơ (Новая библиотека поэта), đồng thời là thành viên hội đồng biên tập của các tạp chí "Звезда", "Контрапункт", "Арт-Петербург"… Hiện tại ông sống và làm việc ở Sankt-Petersburg.

Phong cách thơ của Aleksandr Kushner gần gũi với Innokenty Annensky, Boris Pasternak và các nhà thơ phái Đỉnh cao (Asmeism). Nhà thơ Joseph Brodsky (giải Nobel Văn học năm 1987) viết về ông như sau: "Aleksandr Kushner là một trong số những nhà thơ trữ tình hay nhất của thế kỉ XX, tên anh đặt bên cạnh những tên tuổi đáng quý nhất đối với mọi trái tim coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ". Thơ của Aleksandr Kushner được dịch nhiều ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Nhật, Hebrew, Séc, Bungary... và gần đây bắt đầu được dịch ra tiếng Việt.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

- Giải thưởng Nhà nước Liên bang Nga (1995)
- Giải "Cây cọ phương Bắc" (1995)
- Giải của tạp chí "Thế giới mới" (1997)
- Giải quỹ Pushkin A. Tepfera (1998)
- Giải thưởng Pushkin Liên bang Nga (2001)
- Giải nghệ thuật nông nghiệp Nga hoàng (2004)
- Giải thưởng "Nhà thơ" (2005)
- Giải thưởng Korney Chukovsky
- Giải "vì hoạt động tích cực khuyến khích trẻ đọc sách và đọc văn học thiếu nhi trong nước" (2007)

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ:

• Первое впечатление. 1962.
• Ночной дозор. 1966.
• Приметы. 1969.
• Письмо. 1974.
• Прямая речь. 1975.
• Голос. 1978.
• Таврический сад. 1984.
• Дневные сны. 1986.
• Живая изгородь. 1988
• Ночная музыка. 1991.
• На сумрачной звезде. 1994.
• Тысячелистник. 1998.
• Летучая гряда. 2000.
• Кустарник. 2002.
• Холодный май. 2005.
• В новом веке. 2006.
• Времена не выбирают (пять десятилетий), «Азбука-классика». 2007.

Văn xuôi:

• Аполлон в снегу
• Волна и камень

Một số bài thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Chia tay em nhé
 
Chia tay nhé, chia tay đến ngày mai
Đến ngày kia, đến mùa đông lạnh giá.
Chia tay nhé, chia tay đến tháng ba.
Ta đón mùa đông hai người riêng lẻ.
 
Sẽ gặp gỡ và sẽ tiễn đưa riêng.
Chia tay em chờ đến ngày vui nhé.
Đến mùa xuân. Đôi mắt ta không nhìn.
Đến mùa xuân. Và muộn hơn thế nữa.
 
Chia tay nhé, chia tay đến mùa hè
Em vân vê găng tay làm chi thế
Chia tay đến "bằng cách nào", "đâu đó"
Đến "một khi nào", thôi thế em nghe.
 
Em lần lữa đứng trước cửa làm gì
Có thể nào chính xác hơn dược nữa?
Ta chia tay đến tận đường biên nhé
Biên giới tận cùng. Và sau đó em nghe.
 
Ngủ chung
 
Hạnh phúc biết bao, thật là sung sướng
Hai đứa cùng nằm, hai đứa trùm chăn
Rồi ngủ say khi có em bên cạnh
Và sáng ra thức giấc cùng em.
 
Và trong khi ta ngủ, anh và em
Trong khu vườn có tiếng xào xạc lá
Giữa bầu trời, cả những miền đen đúa
Cũng sáng lòa, cũng nhấp nháy long lanh.
 
Và trong khi ta ngủ, bên chiếc bàn
Tay gàn cãi nhau với cơn thiu ngủ
Nhưng anh ngủ và cả em cũng ngủ
Chỉ giấc mơ của thơ phú đứng lên.
 
Ta ngủ say sưa, tất cả ngang bằng
Với tình yêu và với điều bất tử
Cho không biếu không khi trong giấc ngủ
Còn ban ngày – bằng sốt sắng nhiệt tâm.
 
Ta ngủ say sưa, cứ để mặc lòng
Bất chấp hết, ta cứ say sưa ngủ
Đi vào chi tiết, hoa văn giấc ngủ
Và đi vào trong từng mớ tóc xoăn.
 
Má kề bên má. Ta ngủ suốt đêm
Với sự cả tin của con chim nhỏ
Và trong vẻ không có gì che chở
Sự lớn lao sẽ đến với chúng mình.
 
Tiếng sấm tan vào giấc ngủ suốt đêm
Và suốt đêm câu trả lời sấm đợi
Giấc ngủ hai người – hạnh phúc biết mấy!
Ai cho mình làm như vậy hả em?
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Ну прощай, прощай до завтра
 
Ну прощай, прощай до завтра,
Послезавтра, до зимы.
Ну прощай, прощай до марта.
Зиму порознь встретим мы.
 
Порознь встретим и проводим.
Ну прощай до лучших дней.
До весны. Глаза отводим.
До весны. Еще поздней.
 
Ну прощай, прощай до лета.
Что ж перчатку теребить?
Ну прощай до как-то, где-то,
До когда-то, может быть.
 
Что ж тянуть, стоять в передней,
Да и можно ль быть точней?
До черты прощай последней,
До смертельной. И за ней.
 
Какое счастье, благодать
 
Какое счастье, благодать
Ложиться, укрываться,
С тобою рядом засыпать,
С тобою просыпаться!
 
Пока мы спали, ты и я,
В саду листва шумела
И неба темные края
Сверкали то и дело.
 
Пока мы спали, у стола
Чудак с дремотой спорил,
Но спал я, спал, и ты спала,
И сон всех ямбов стоил.
 
Мы спали, спали, наравне
С любовью и бессмертьем
Давалось даром то во сне,
Что днем — сплошным усердьем.
 
Мы спали, спали, вопреки,
Наперекор, вникали
В узоры сна и завитки,
В детали, просто спали.
 
Всю ночь. Прильнув к щеке щекой.
С доверчивостью птичьей.
И в беззащитности такой
Сходило к нам величье.
 
Всю ночь в наш сон ломился гром,
Всю ночь он ждал ответа:
Какое счастье — сон вдвоем,
Кто нам позволил это?

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]