Amblypomacentrus breviceps

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amblypomacentrus breviceps
Cá trưởng thành
Cá con
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Amblypomacentrus
Loài (species)A. breviceps
Danh pháp hai phần
Amblypomacentrus breviceps
(Schlegel & Müller, 1839)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Glyphisodon breviceps Schlegel & Müller, 1839
  • Pristotis trifasciatus Bleeker, 1848
  • Pomacentrus nematopterus Bleeker, 1852
  • Pomacentrus beauforti Fowler & Bean, 1928

Amblypomacentrus breviceps là một loài cá biển thuộc chi Amblypomacentrus trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1839.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được ghép bởi 2 âm tiết trong tiếng Latinh: brevis ("ngắn") và ceps ("đầu"), hàm ý đề cập đến phần đầu và mõm rất ngắn ở loài này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

A. breviceps được ghi nhận ở phần lớn khu vực Tam giác San Hô, phía nam trải dài đến bờ biển đông bắc Queensland (Úc) và rạn san hô Ashmore.[1]

A. breviceps sống gần những rạn san hô ngoài khơi và trong các đầm phá, nơi có nền đáy bùn, cát hoặc bọt biển, ở độ sâu khoảng từ 2 đến ít nhất là 35 m.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cá con trong một vỏ ốc

A. breviceps có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 8,5 cm.[3] Cơ thể có màu trắng xám ánh bạc, đôi khi có các mảng màu vàng nâu trên thân. Có một dải nâu sẫm băng qua mắt và hai vệt sọc cùng màu nằm trên thân (nhưng không kéo dài xuống vây hậu môn và vây bụng).[4] Vây lưng có dải viền sẫm ở rìa. Hai bên thân thường có những hàng chấm màu xanh lam óng. Cá con có màu vàng ở bụng, bao gồm cả vây hậu môn và vây bụng.[5]

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 10–12; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 11–13; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số lược mang: 20–23.[4]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của A. breviceps có lẽ là các sinh vật phù dutảo. Chúng sống đơn độc hoặc hợp thành từng nhóm nhỏ, hay làm tổ trong vỏ sò và các chai bỏ đi. Cá con thường sống gần các cụm hải quỳ. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng.[3]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

A. breviceps đôi khi cũng được khai thác trong ngành thương mại cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Jenkins, A.; Carpenter, K. E.; Allen, G.; Yeeting, B. & Myers, R. (2017). Abudefduf breviceps. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T188450A1876839. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T188450A1876839.en. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amblypomacentrus breviceps trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  4. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 252. ISBN 978-0824818951.
  5. ^ Dianne J. Bray. “Blackbanded Damsel, Amblypomacentrus breviceps (Schlegel & Müller 1839)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.