Amphiprion ocellaris

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amphiprion ocellaris
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Phân họ (subfamilia)Amphiprioninae
Chi (genus)Amphiprion
Loài (species)A. ocellaris
Danh pháp hai phần
Amphiprion ocellaris
Cuvier, 1830
Danh pháp đồng nghĩa
  • Amphiprion melanurus Cuvier, 1830
  • Amphiprion bicolor Castelnau, 1873

Cá hề ocellaris, cá hề Nemo, cá Nemo (tên khoa học: Amphiprion ocellaris) là một loài cá hề thuộc chi Amphiprion trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh bắt nguồn từ tiếng Latinh mang nghĩa là "có đốm to như mắt", hàm ý đề cập đến một đốm lớn màu trắng trên vây đuôi của mẫu định danh. Albert Günther (1862) ghi chú rằng, vệt đốm này xuất hiện do tác động hóa học của một số chất lỏng và chỉ nhìn thấy ở một bên vây[1].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ quần đảo Andaman và Nicobar, phạm vi của A. ocellaris trải dài đến hầu hết vùng biển các nước Đông Nam Á, ngược lên phía bắc đến đảo Đài Loanquần đảo Ryukyu (Nhật Bản), phía nam đến vùng bờ biển tây bắc Úc. Loài này sinh sống gần các rạn san hô gần bờ hay trong các đầm phá nông, lặng sóng ở độ sâu đến ít nhất là 15 m[2].

A. ocellaris sống cộng sinh với ba loài hải quỳHeteractis magnifica, Stichodactyla giganteaStichodactyla mertensii[2]. Cá con xác định loài hải quỳ ưa thích của chúng bằng các kích thích khứu giác chứ không phải bằng các kích thích thị giác[3].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

A. ocellaris có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 11 cm[2]. Loài cá này có màu cam sáng với ba dải sọc trắng; dải giữa có phần lồi ra hướng về phía đầu. Các dải trắng này có viền đen nhưng không dày và đậm màu như viền đen của Amphiprion percula. Các vây có viền đen dày hơn[4].

A. ocellaris có một biến thể kiểu hình được ghi nhận ngoài khơi Lãnh thổ Bắc Úc: cơ thể màu đen hoàn toàn trừ các dải sọc vẫn còn màu trắng[5][6]. Không rõ biến thể này có liên quan đến một loài hải quỳ cụ thể nào hay không[4].

Một cặp A. ocellaris

Số gai ở vây lưng: 10–11; Số tia vây ở vây lưng: 13–17; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 11–13[2]. A. ocellaris có 11 gai vây lưng (ít khi 10) so với 10 gai (ít khi 9) ở A. percula, và phần gai này của A. ocellaris cao hơn so với A. percula[4][6].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Như những loài cá hề khác, A. ocellaris cũng là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con đực nhỏ hơn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc cho đến khi chúng nở[2]. Khi cá cái chết đi hoặc biến mất, cá đực lớn sẽ chuyển đổi giới tính thành cá cái và đứng đầu đàn.

A. ocellaris hoạt động mạnh nhất vào buổi sáng, ít hơn vào giữa trưa và hầu như không di chuyển vào ban đêm[7]. Một thí nghiệm cho thấy, trứng của A. ocellaris khi được ấp trong điều kiện có ánh sáng nhân tạo thì sẽ không nở. Điều này cho thấy, ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể làm giảm đáng kể khả năng sinh sảnA. ocellaris, cũng như những loài cá rạn san hô khác[8].

Thức ăn của A. ocellarisđộng vật phù du, một số loài thủy sinh không xương sống nhỏ và tảo[6].

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

A. ocellaris là một trong những loài cá cảnh biển phổ biến nhất trên thế giới. Loài này đã được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt và có thể sống đến 12 năm tuổi[2]. Mặc dù các loài cá hề vẫn có thể sống sót nếu sống cộng sinh cùng với các loài hải quỳ không phải vật chủ ưa thích của chúng, A. ocellaris sẽ sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện nuôi nhốt nếu được sống cùng với các loài hải quỳ tự nhiên của chúng[7].

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Hai bố con Marlin và Nemo, những nhân vật trong bộ phim hoạt hình Đi tìm Nemo và phần tiếp theo là Đi tìm Dory thuộc loài cá hề này, A. ocellaris.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d e f Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amphiprion ocellaris trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Arvedlund, Michael; Nielsen, Lis Engdahl (1996). “Do the Anemonefish Amphiprion ocellaris (Pisces: Pomacentridae) Imprint Themselves to Their Host Sea Anemone Heteractis magnifica (Anthozoa: Actinidae)?”. Ethology. 102 (2): 197–211. doi:10.1111/j.1439-0310.1996.tb01118.x. ISSN 1439-0310.
  4. ^ a b c Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ Gerald R. Allen (2009). Field Guide to Marine Fishes of Tropical Australia (ấn bản 4). Western Australian Museum. tr. 166. ISBN 978-1920843892.
  6. ^ a b c G. R. Allen (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3351. ISBN 978-9251045879.
  7. ^ a b Nguyen, Hai-Thanh T.; Tran, A.-Nga T.; Ha, Le Thi L.; Ngo, Dang N.; Dang, Binh T.; Geffen, Audrey J. (2019). “Host choice and fitness of anemonefish Amphiprion ocellaris (Perciformes: Pomacentridae) living with host anemones (Anthozoa: Actiniaria) in captive conditions”. Journal of Fish Biology. 94 (6): 937–947. doi:10.1111/jfb.13910. ISSN 1095-8649. PMC 6850181. PMID 30676646.
  8. ^ Fobert, Emily K.; Burke da Silva, Karen; Swearer, Stephen E. (2019). “Artificial light at night causes reproductive failure in clownfish”. Biology Letters. 15 (7): 20190272. doi:10.1098/rsbl.2019.0272. PMC 6684987. PMID 31288686.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]