Bước tới nội dung

An Hòa, Vĩnh Bảo

An Hòa
Xã An Hòa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
HuyệnVĩnh Bảo
Địa lý
Tọa độ: 20°40′28″B 106°26′0″Đ / 20,67444°B 106,43333°Đ / 20.67444; 106.43333
An Hòa trên bản đồ Việt Nam
An Hòa
An Hòa
Vị trí xã An Hòa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,27 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.228 người[1]
Mật độ1.153 người/km²
Khác
Mã hành chính11854[2]

An Hòa là một thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã An Hòa có diện tích 6,27 km², dân số năm 1999 là 7.228 người,[1] mật độ dân số đạt 1.153 người/km²..

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mảnh đất An Hòa ngày nay có từ rất xa xưa gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Tứ Kỳ cũng như Vĩnh Lại, vì một nửa phía Bắc thuộc huyện Tứ Kỳ, còn phần từ bìa làng xuống sông Hóa của thôn Nội Tạ, thôn Tạ Ngoại thuộc huyện Vĩnh Lại.

Thời Hán (206 TCN – 220) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc quận Giao Chỉ, một phần thuộc huyện An Định (một số sách đã xuất bản ghi thuộc huyện Câu Lậu trong quận này). Đời nhà Đinh và Tiền Lê (970 – 1009) thuộc Hồng Châu. Thời Lý (1010 – 1225) thuộc lộ Hồng. Thời Trần (1226 – 1400) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc châu Hạ Hồng, phủ lộ Tân Hưng.

Thời nhà Hồ (1400 – 1407) vùng đất này thuộc phủ lộ Tân Hưng, trấn Hải Đông. Thời thuộc Minh hay còn gọi là Hậu Trần (1407 – 1427) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc địa bàn châu Hạ Hồng, phủ Tân An (Yên). Thời Lê sơ (1428 – 1527) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc lộ Nam Sách, sau là thừa tuyên Nam Sách. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thừa tuyên Nam Sách đổi thành thừa tuyên Hải Dương và năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thừa tuyên Hải Dương đổi thành xứ Hải Dương. Năm Hồng Thuận nguyên niên (1509) xứ Hải Dương đổi thành trấn Hải Dương.

Từ năm Minh Đức nguyên niên (1527) đến năm Hồng Minh thứ 2 (1592) thời nhà Mạc, trấn Hải Dương đổi thành đạo Hải Dương. Thời Lê trung hưng đổi thành trấn Hải Dương như cũ. Thời Tây Sơn từ năm Thái Đức nguyên niên (1778) đến năm Bảo Hưng thứ 2 (1802) thuộc phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Từ năm Gia Long nguyên niên (1802) đến năm Gia Long thứ 12 (1813) thuộc phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương.

Vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) phủ Thượng Hồng đổi thành phủ Bình Giang, còn phủ Hạ Hồng đổi thành phủ Ninh Giang và quản lý bốn huyện: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Vĩnh Lại.. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) phủ Ninh Giang kiêm nhiệm huyện Vĩnh Bảo.

Năm 1919, Pháp bỏ cấp phủ - cấp hành chính trung gian - phủ chỉ là tên gọi cho những huyện lớn và quan trọng, không quản các huyện nữa. Vì vậy, từ năm Khải Định thứ 4 (1919) tên gọi huyện Ninh Giang thay cho tên gọi huyện Vĩnh Lại.

Ngày 21 tháng 8 năm 1947, xã Lý Nhân (gồm Nội Tạ, Tạ Ngoại, Thượng Đồng) hợp nhất với xã Liên Giang (gồm An Lãng, Kênh Hữu, Xuân Cốc) thành xã An Hòa, thuộc huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương.

Đến cuối năm 1952, huyện Vĩnh Bảo được cắt về tỉnh Kiến An và từ ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.

Sau cuộc cải cách ruộng đất, thôn Xuân Cốc được chuyển giao về xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo.

DANH NHÂN:

1-   Nguyễn Bá Tùng (? - ?), người xã Tạ Xá, huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương (cùng quê với Nguyễn Duy Tinh). Nay là thôn Tạ Ngoại và thôn nội Tạ, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502) đời Lê Hiến Tông.

2-   Nguyễn Duy Tinh (? - ?), người xã Tạ Xá, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (cùng quê với Nguyễn Bá Tùng), nay là thôn Tạ Ngoại và thôn Nội Tạ, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Đại Chính 6 (1535) đời Mạc Đăng Doanh, cùng khoa thi với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Làm quan tới chức Thừa Chính sứ, về trí sỹ

Thời cách mạng xã An Hòa có 4 Giám đốc sở hoặc tương đương làm việc tại tỉnh, thành phố, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước, 8 Chủ tịch huyện hoặc Phó Giám đốc sở, 4 nhà văn và họa sỹ, 01 Giáo sư tiến sỹ, 02 Phó Giáo sư tiến sỹ, 09 Tiến sỹ, 02 Nhà giáo Ưu tú, 01 Thày thuốc Ưu tú, 01 Nghệ sỹ ưu tú, 5 Đại tá quân đội và công an.v.v. Trong đó nổi bật nhất là thôn Tạ Ngoại..

DI TÍCH LỊCH SỬ:

- Đống Trúc, Đấu đong quân, mả Vua, mả Thánh thời nhà Trần liên quan tới ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vẫn còn được lưu giữ tại thôn Nội Tạ và Tạ Ngoại.

- Đền thờ Hoàng hậu nhà Mạc - Bùi Thị Hiền, mẹ ruột Mạc Mậu Hợp và di tích kho lương nhà Mạc tại đống Miễu thôn Kênh Hữu, gần sông Kênh Giếc

- Miếu và đình Tạ Xá (sau chuyển cho miếu Tè) đến năm 1938 còn giữ được 49 sắc phong thuộc các đời từ thời nhà Lê trung hưng tới năm Khải Định 9 (1924). Một địa danh được ban nhiều sắc phong nhất tại khu vực Duyên Hải

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Phía đông - nam giáp với quốc lộ 10, Phía đông - bắc giáp với xã Hùng tiến, phía tây - bắc giáp với xã Hiệp Hòa, phía tây - nam giáp với sông Hóa, gồm các thôn: Nội Tạ, Tạ Ngoại (có xóm Đoàn Kết), An lãng, Kệnh Hữu, Thượng đồng và Hạ Đồng, An Đồng (Đây là hai thôn mới thành lập: Hạ Đồng - 1973, xóm mới Cầu Nghìn - 1994)

Các Thôn: Nội Tạ, Tạ Ngoại 1, Tạ Ngoại 2, Thượng Đồng, Hạ Đồng (thành lập sau năm 1978), An Lãng, Kênh Hữu và An Đồng (xóm mới cầu Nghìn - thành lập sau năm 1990)