Bước tới nội dung

Antimon trisulfide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Antimon trisulfide
Danh pháp IUPACdiantimony trisulfide, antimony(III) sulfide
Tên khácAntimonous sulfide

Antimony sesquisulfide

Antimony sulfide
Nhận dạng
Số CAS1345-04-6
Thuộc tính
Công thức phân tửSb2S3
Khối lượng mol339.715
Bề ngoàitinh thể màu xám đen / xám (stibnite)
Khối lượng riêng6.5g cm−3 (stibnite)[1]
Điểm nóng chảy 620 °C (893 K; 1.148 °F) (stibnite)[1]
Điểm sôi 1.150 °C (1.420 K; 2.100 °F)
Độ hòa tan trong nước0.00017 g/100 mL (18 °C)
MagSus-86.0·10−6 cm³/mol
Chiết suất (nD)4.046
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-157.8 kJ/mol
Nhiệt dung123.32 J/K mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Antimon trisulfide (Sb2S3) là là một hợp chất vô cơ được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khoáng tinh thể stibnit và khoáng chất có màu đỏ vô định hình được gọi là metastibnite.[2] Hợp chất này được sản xuất để sử dụng trong các trận chiến giả, trong ngành quân sự đạn dược, chất nổpháo hoa. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để sản xuất kính màu ruby ​​và làm chất dẻo có tác dụng chống cháy.[3] Trong lịch sử, dạng khoáng stibnite được sử dụng làm một chất nhuộm nên màu xám trong các bức tranh được thực hiện trong thế kỷ XVI.[4]

Điều chế và phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sb2S3 có thể được điều chế trực tiếp từ các nguyên tố thành phần, với điều kiện được nung nóng ở nhiệt độ từ 500 đến 900 °C:[3]

2Sb + 3S → Sb2S3

Sb2S3 là một chất kết tủa, được tạo ra khi cho khí hydro sulfide H2S đi qua dung dịch có chứa ion Sb3+.[5] Phản ứng này là một phương pháp, dùng phương pháp trọng lượng để tính ra antimon, tạo bọt khí H2S qua dung dịch của hợp chất Sb (III) với xúc tác là HCl nóng, dạng Sb2S3 màu da cam biến thành màu đen tùy thuộc vào điều kiện phản ứng.[6]

Sb2S3 dễ bị oxy hóa, nên nó phản ứng rất mạnh mẽ khi tác dụng với các chất oxy hóa.[3] Hợp chất này cũng cháy trong không khí, với hiện tượng là một ngọn lửa màu xanh. Ngoài ra, nó cũng bốc cháy khi tiếp xúc với Cadmi, Magnesi và kẽm clorat. Hỗn hợp của Sb2S3 và Chlorat có thể phát nổ.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lide, David R. biên tập (2006). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87). Boca Raton, FL: CRC Press. ISBN 0-8493-0487-3.
  2. ^ SUPERGENE METASTIBNITE FROM MINA ALACRAN, PAMPA LARGA, COPIAPO,CHILE, Alan H Clark, THE AMERICAN MINERALOGIST. VOL.55.,I97O
  3. ^ a b c Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, tr. 581–582, ISBN 0-7506-3365-4
  4. ^ Eastaugh, Nicholas (2004). Pigment Compendium: A Dictionary of Historical Pigments. Butterworth-Heinemann. tr. 359. ISBN 0-7506-5749-9.
  5. ^ [ Holleman, Arnold Frederik; Wiberg, Egon (2001), Wiberg, Nils, ed., Inorganic Chemistry, translated by Eagleson, Mary; Brewer, William, San Diego/Berlin: Academic Press/De Gruyter, p. 765-766, ISBN 0-12-352651-5]
  6. ^ A.I. Vogel, (1951), Quantitative Inorganic analysis, (2d edition), Longmans Green and Co
  7. ^ Hazardous Laboratory Chemicals Disposal Guide, Third Edition,CRC Press, 2003, Margaret-Ann Armour, ISBN 9781566705677