Antiochos I Theos của Commagene

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Antiochos I Theos xứ Commagene)
Antiochos I Theos
Antiochos I của Commagene, nắm tay với Heracles 70–38 TCN, Bảo tàng Anh Quốc
Vua của Commagene
Tại vị70 TCN – 38 TCN
(32 năm)
Tiền nhiệmMithridates I Callinicus
Kế nhiệmMithridates II
Thông tin chung
Sinhkhoảng năm 86 TCN
Mất38 TCN
An tángNúi Nemrut
Phối ngẫuCông chúa Isias Philostorgos của Cappadocia
Hậu duệMithridates II của Commagene
Laodice, Nữ hoàng của Parthia
Hoàng tử Antiochos II
Công chúa Antiochis
Athenais, Nữ hoàng của Media Atropatene
Tên đầy đủ
Antiochus I Theos Dikaios Epiphanes Philorhomaios Philhellenos
Hoàng tộcNhà Orontes
Thân phụVua Mithridates I Callinicus của Commagene
Thân mẫuCông chúa Laodice VII Thea của đế quốc Seleukos

Antiochos Epiphanes I Theos Dikaios Philorhomaios Philhellenos (Tiếng Armenia: Անտիոքոս Երվանդունի, tiếng Hy Lạp:. Ἀντίοχος ὀ Θεός Δίκαιος Ἐπιφανής Φιλορωμαίος Φιλέλλην, có nghĩa là Antiochos, người công bằng, xuất sắc như một vị thần, người bạn của người La Mã và người Hy Lạp, khoảng năm 86 TCN - 38 TCN, cai trị khoảng từ năm 70 TCN - năm 38 TCN) là một vị vua của vương quốc Commagene và cũng là vị vua nổi tiếng nhất của vương quốc này.

Những tàn tích của ngôi mộ, đền thờ của Antiochos vẫn còn đang trong tình trạng tuyệt vời để chiêm ngưỡng ngay cả tới ngày hôm nay. Nơi an nghỉ của ông nằm trên đỉnh núi Nemrut, hay còn gọi là Nemrut dagi, được công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Một số bức phù điêu bằng đá sa thạch được phát hiện tại nơi này có chứa những hình ảnh lâu đời nhất được biết đến mà miêu tả cảnh hai nhân vật đang bắt tay nhau.[1]

Gia đình, tổ tiên và thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Antiochos I là con trai và có lẽ là người con duy nhất của vua Mithridates I Kallinikos với nữ hoàng Laodice VII Thea của Commagene. Antiochus đã được một nửa dòng máu Armenia, một họ hàng xa của Triều đại Orontes [2] và một nửa dòng máu Hy Lạp. Người cha của Antiochos, Mithridates, là con trai của vua xứ Commagene, Sames II Theosebes Dikaios, trong khi người mẹ của ông ta lại không được biết tới. Mithridates lại có gốc gác liên quan đến các vị vua Parthia và theo một nghiên cứu khảo cổ tại núi Nemrut, ông ta cũng là hậu duệ của vua Darius I.

Mẹ của Antiochos, Laodice VII Thea, là một công chúa Hy Lạp của đế chế Seleukos. Cha của Laodice là vua Antiochos VIII Grypos trong khi mẹ của bà là công chúa nhà Ptolemaios và sau đó là nữ hoàng nhà Seleukos Tryphaena (xem Cleopatra VI của Ai Cập). Vì vậy, Antiochos là một hậu duệ trực tiếp của những vị vua như Seleukos I Nikator của đế chế Seleukos, Ptolemaios I Soter của Ai Cập, Antigonos I Monophthalmos của Macedonia và châu Á, Lysimachos của Thrace và nhiếp chính Macedonia, Antipater. Năm người này đã từng là tướng lĩnh dưới quyền vị vua Hy Lạp Macedonia Alexandros Đại đế. Cuộc hôn nhân của cha mẹ Antiochos là kết quả của một liên minh hòa bình giữa hai vương quốc, trong khi cha của ông đã chấp nhận nền văn hóa Hy Lạp. Có ít điều được biết đến về những năm tháng tuổi thơ của ông. Khi cha ông qua đời vào năm 70 TCN, Antiochos đã lên kế vị cha mình làm vua.

Antiochos đã cưới công chúa Isias Philostorgos của Cappadocia, con gái của vua Ariobarzanes I của Cappadocia với nữ hoàng Athenais Philostorgos I. Họ có năm người con:

Mối quan hệ với người La Mã[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi Cộng hòa La Mã đã sáp nhập các vùng lãnh thổ ở Anatolia thông qua con đường ngoại giao, Antiochos đã có thể giữ cho Commagene độc lập trước những người La Mã. Antiochos là lần đầu tiên được đề cập trong các tài liệu cổ là vào năm 69 TCN, khi Lucullus tiến hành chiến dịch chống lại vua Armenia, Tigranes Đại đế. Antiochos đã giảng hòa với tướng Pompeius vào năm 64 TCN, khi mà Pompeius thành công trong việc xâm chiếm Syria. Antiochos và Pompeius sau đó đã trở thành đồng minh. Năm 59 TCN, Antiochos đã được ban tặng chiếc áo Toga Praetexta và đã được viện nguyên lão La Mã công nhận là một đồng minh của Rome. Antiochos đã được ban cho một vương trượng ngà voi, một chiếc áo choàng khải hoàn thêu và ông còn được chào đón như là một vị vua, đồng minh và một người bạn. Sự công nhận này là một truyền thống, công nhận và khen thưởng các đồng minh của Rome. Từ Triều đại của ông trở đi, các vị vua của Commagene luôn chứng minh tỏ rằng họ là đồng minh La Mã trung thành nhất. Khi Marcus Tullius Cicero là thống đốc La Mã của Cilicia vào năm 51 TCN, vua Antiochos đã cung cấp cho Cicero biết được lộ trình tiến quân của người Parthia. Trong cuộc nội chiến giữa Julius CaesarPompeius, Antiochos đã cung cấp binh lính cho Pompeius.

Trong năm 38 TCN, một legatus của vị tam hùng Marcus Antonius, Publius Ventidius Bassus, sau khi tiến hành chiến dịch chống lại người Parthia, đã muốn tấn công Antiochos và vương quốc của ông. Marcus Antonius và Publius Ventidius Bassus đã bị thu hút bởi kho báu và sự giàu có của Commagene. Tuy nhiên, khi Antonius và Bassus đang chuẩn bị tiến đánh Commagene và kinh đô Samosata, Antiochos đã thương lượng một giải pháp hòa bình với họ.

Núi Nemrut[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Downey, Susan B.; Sanders, Donald B. (1997). “Nemrud Dagi: the Hierothesion of Antiochus I of Commagene”. Bulletin of the American Schools of Oriental Research (307): 94–95. doi:10.2307/1357708. JSTOR 1357708.
  2. ^ Chahin, Mark (2001). The Kingdom of Armenia. Routledge. tr. 190–191. ISBN 0-7007-1452-9.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]