Bước tới nội dung

Artinit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Artinit
280px
Artinit
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật cacbonat
Công thức hóa họcMg2(OH)2CO3·3H2O
Phân loại Strunz05.DA.10
Hệ tinh thểmột nghiêng
Nhóm không gianmột nghiêng: C 2/m
Ô đơn vịa = 16.56 Å, b = 3.15 Å, c = 6.22 Å; β = 99.15°; Z=1
Nhận dạng
Màutrắng
Dạng thường tinh thểtinh thể hình kim, sợi, cầu
Cát khaihoàn toàn theo mặt {100}; tốt theo mặt {001}.
Độ cứng Mohs2,5
Ánhthủy tinh, tơ
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờtrong suốt
Tỷ trọng riêng2.01 - 2.03
Thuộc tính quangBiaxial (-)
Chiết suấtnα = 1.488 - 1.489 nβ = 1.533 - 1.534 nγ = 1.556 - 1.557
Khúc xạ képδ = 0.068
Tham chiếu[1][2][3]

Artinit là một khoáng vật cacbonat magnesi ngậm nước có công thức hóa học: Mg2(CO3)(OH)2·3H2O. Nó kết tinh theo dạng lăng trụ một nghiêng, có màu trắng, ánh tơ thường có các dải tỏa tia. Nó có độ cứng Mohs 2,5 và tỷ trọng 2.

Khoáng này có mặt trong các mạch nhiệt dịch nhiệt độ thấp và trong các đá siêu mafic bị serpentin hóa. Các khoáng vật cộng sinh gồm brucit, hydromagnesit, pyroaurit, chrysotile, aragonit, canxit, dolomitmagnesit.[1]

Artinit được thông báo lần đầu tiên năm 1902 ở Lombardy, Ý. Tên của nó được đặt theo tên nhà khoáng vật học Ý, Ettore Artini (1866–1928).[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]