Acid béo Omega-3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Axít béo omega-3)

Acid béo Omega−3, cũng được gọi là acid béo w−3 hoặc acid béo n-3,[1] là acid béo không no nhiều nối đôi (PUFAs).[2][3] Các acid béo có hai đầu, một đầu là acid carboxylic (-COOH), được coi là đầu mạch (chuỗi), nên gọi là "alpha", và đầu methyl (-CH3), được coi là "đuôi" mạch (chuỗi), do đó gọi là "omega". Một trong những cách mà một acid được đặt tên là được xác định bởi vị trí của liên kết đôi đầu tiên, được tính từ đuôi, đó là, omega (ω-) hoặc n-end. Như vậy, trong acid béo omega-3, liên kết đôi đầu tiên nằm giữa nguyên tử carbon thứ ba và thứ tư tính từ đuôi. Tuy nhiên, hệ thống danh pháp hóa học tiêu chuẩn (IUPAC) bắt đầu từ đầu carboxyl.

Ba loại acid béo omega-3 liên quan đến sinh lý học của con người là acid α-linolenic (ALA), được tìm thấy trong dầu thực vật, eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA), cả hai thường được tìm thấy trong các loại dầu sinh vật biển.Tảo biểnthực vật phù du là nguồn acid béo omega-3 chính. Các nguồn dầu thực vật phổ biến có chứa ALA bao gồm quả óc chó, hạt ăn được, tinh dầu xô thơm clary sage, dầu tảo, dầu lanh,dầu plukenetia volubilis, dầu echium plantagineum và dầu cây gai dầu, trong khi nguồn acid béo omega-3 động vật EPA và DHA bao gồm cá, dầu cá, trứng từ gà nuôi EPA và DHA, dầu mực, và dầu nhuyễn thể. Chế độ ăn uống bổ sung các acid béo omega-3 không ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong, ung thư hoặc bệnh tim. Hơn nữa, các nghiên cứu bổ sung dầu cá đã thất bại trong việc tuyên bố hỗ trợ ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

acid béo omega-3 rất quan trọng cho sự trao đổi chất bình thường.[4] Động vật có vú không thể tự tổng hợp các acid béo omega-3, nhưng có thể thu nhận được acid béo omega-3 chuỗi ngắn ALA (18 nguyên tử carbon và 3 liên kết đôi) qua chế độ ăn uống và sử dụng nó để tạo thành các acid béo omega-3 chuỗi dài quan trọng hơn, EAP (20 nguyên tử carbon và 5 liên kết đôi) và sau đó từ EPA, quan trọng nhất, tổng hợp DHA (22 nguyên tử carbon và 6 liên kết đôi). Khả năng tạo ra các acid béo omega-3 chuỗi dài từ ALA có thể bị suy yếu trong quá trình lão hóa.[5][6] Khi thực phẩm tiếp xúc với không khí, các acid béo không bão hòa dễ bị oxy hóa và ôi thiu.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Omega−3 fatty acids, fish oil, alpha-linolenic acid: Related terms”. Omega−3 fatty acids, fish oil, alpha-linolenic acid. Mayo Clinic. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Essential Fatty Acids”. Micronutrient Information Center, Oregon State University, Corvallis, OR. tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ Scorletti E, Byrne CD (2013). “Omega−3 fatty acids, hepatic lipid metabolism, and nonalcoholic fatty liver disease”. Annual Review of Nutrition. 33 (1): 231–48. doi:10.1146/annurev-nutr-071812-161230. PMID 23862644.
  4. ^ “Omega−3 Fatty Acids and Health: Fact Sheet for Health Professionals”. US National Institutes of Health, Office of Dietary Supplements. ngày 2 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ Freemantle E, Vandal M, Tremblay-Mercier J, Tremblay S, Blachère JC, Bégin ME, Brenna JT, Windust A, Cunnane SC (2006). “Omega−3 fatty acids, energy substrates, and brain function during aging”. Prostaglandins, Leukotrienes and Essential Fatty Acids. 75 (3): 213–20. doi:10.1016/j.plefa.2006.05.011. PMID 16829066.
  6. ^ Gao F, Taha AY, Ma K, Chang L, Kiesewetter D, Rapoport SI (2012). “Aging decreases rate of docosahexaenoic acid synthesis-secretion from circulating unesterified α-linolenic acid by rat liver”. AGE. 35 (3): 597–608. doi:10.1007/s11357-012-9390-1. PMC 3636395. PMID 22388930.
  7. ^ Chaiyasit W, Elias RJ, McClements DJ, Decker EA (2007). “Role of Physical Structures in Bulk Oils on Lipid Oxidation”. Critical Reviews in Food Science and Nutrition. 47 (3): 299–317. doi:10.1080/10408390600754248. PMID 17453926.