Bước tới nội dung

Bài Ca Núi Narayama (phim 1983)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài Ca Núi Narayama 1983
楢山節考
Đạo diễnShōhei Imamura
Tác giảShōhei Imamura
Dựa trên楢山節考 (Narayama-bushi Kō)
của Shichirō Fukazawa
Sản xuấtGoro Kusakabe
Jiro Tomoda
Diễn viênKen Ogata
Sumiko Sakamoto
Takejo Aki
Tonpei Hidari
Seiji Kurasaki
Kaoru Shimamori
Ryutaro Tatsumi
Junko Takada
Nijiko Kiyokawa
Mitsuko Baisho
Quay phimMasao Tochizawa
Dựng phimHajime Okayasu
Âm nhạcShin’ichirō Ikebe
Phát hànhToei Co. Ltd.
Umbrella Entertainment
Công chiếu
29/4/1983 (Nhật Bản)
7/9/1984 (U.S. giới hạn)
Thời lượng
130 phút
Quốc giaNhật Bản
Ngôn ngữTiếng Nhật

Bài Ca Núi Narayama (楢山節考 Narayama bushikō?) tiếng Anh: The Ballad of Narayama là một bộ phim Nhật Bản năm 1983 đạo diễn bởi Shōhei Imamura. Phim có sự tham gia của Sumiko Sakamoto trong vai Orin, Ken Ogata và Shoichi Ozawa, được chuyển thể từ cuốn sách Narayama bushikō của Shichirō Fukazawa đồng thời lấy cảm hứng từ bộ phim năm 1958 của đạo diễn Keisuke Kinoshita.[1] Bộ phim đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1983.[2]

Tác phẩm lấy bối cảnh tại một ngôi nhà nhỏ ở Nhật Bản vào thế kỷ 19, nội dung phim xoay quanh Orin, một bà lão đã 69 tuổi. Theo tập tục của vùng quê, mỗi khi đã bước đến tuổi 70 thì mỗi người đều phải đến vùng núi xa xôi, không được cung cấp lương thực và dần dần chết trong đói rét. Tuy nhiên, trước khi lên đường thì bà vẫn rất lo lắng cho người con trai Tatsuhei vì anh chưa có gia đình. Trước đó, một người hàng xóm của bà chống đối nên đã bị kéo lên núi, và chịu đau khổ những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời. Thế nên bà Orin đã dùng một năm để thu xếp mọi công việc của gia đình và làng xã, giúp đỡ con trai. Ngoài việc miêu tả một tập trung cổ xưa, phim còn xen kẽ các tình tiết mô tả ngắn gọn về thiên nhiên vai chim chóc, rắn rết và các loài động vật khác. Phim được đánh giá cao vì đã lột tả chân thực cuộc sống đói khổ, ham muốn trần tục, tình thương của người mẹ trong bối cảnh con người lạnh lùng với nhau.[3][4][5]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Không gian phim được tái dựng trên nền ca kịch truyền thống kabuki của Nhật với chủ đề là cuộc sống quá đỗi khó khăn ở một làng miền núi Nhật. Đói kém quanh năm. Ở đó, dân làng tuân theo một tục lệ truyền đời: đem những người trên 70 sang phía bên kia sườn núi và bỏ mặc họ đến chết. Người mẹ già Orin cả đời vất vả, biết rằng mình sống thọ lắm rồi và không muốn thành gánh nặng cho con nên đã đến lúc phải lên núi Narayama. Thế nhưng bà không hề bận tâm về điều đó, mà chỉ canh cánh chuyện tục huyền cho con trai cả Tatsuhei. Bà còn tìm một cô gái để giúp con trai thứ được trải nghiệm thú hoan lạc nam nữ. Thu xếp việc nhà xong, bà đập nát hàm răng còn tốt của mình vào đá để thuyết phục người con trai là bà giờ chẳng còn ích lợi gì cho con cháu. Dù rất thương mẹ mình và hoàn toàn không muốn, nhưng là vì “truyền thống”, Tatsuhei đành cõng mẹ lên núi. Trên đường đi Tatsuhei rất đau lòng nhưng Orin lặng lẽ chấp nhận số phận. Trong khi đó, một người hàng xóm của bà lại quyết liệt chống lại số mệnh của mình...[6][7]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài Ca Núi Narayama được quay tại tỉnh NiigataNagano, Nhật Bản.[8]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả
1983 Liên hoan phim Cannes.[2] Cành cọ vàng Đoạt giải
1983 Giải thưởng điện ảnh Hochi Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Đoạt giải
Mainichi Film Concours Đoạt giải
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Ken Ogata Đoạt giải
Hòa Âm Hay Nhất - Kenichi Benitani Đoạt giải
1984 Giải thưởng Blue Ribbon Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Ken Ogata Đoạt giải
1984 Giải thưởng Viện Hàn Lâm Nhật Bản Nam diễn viên chính xuất sắc nhất - Ken Ogata Đoạt giải
Phim hay nhất Đoạt giải
Hòa Âm Hay Nhất - Kenichi Benitani Đoạt giải

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ O’Donoghue, Darragh (tháng 2 năm 2013). “Ballad of Narayama”. Cinémathèque Annotations on Film (66). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b “Narayama-Bushi-Ko”. Festival de Cannes. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Japan mourns film-maker Imamura” (bằng tiếng Anh). 30 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Ebert, Roger. “The Ballad of Narayama movie review (1983) | Roger Ebert”. https://www.rogerebert.com/ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ “Die Ballade von Narayama”. www.filmdienst.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ China Times (中國時報) in Taipei. Date unknown.
  7. ^ “Umbrella Entertainment”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ “The Ballad of Narayama (1983) - IMDb”. IMDb.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]