Bá tước xứ Barcelona

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bá tước Barcelona (tiếng Catalan: Comte de Barcelona, Tiếng Tây Ban Nha: Conde de Barcelona, tiếng Latinh: Comites Barcinonenses), là những người cai trị lãnh thổ Catalonia từ thế kỷ IX đến XV.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xứ biên trấn Tây Ban Nha

Lãnh thổ Barcelona được tạo ra bởi Hoàng đế Charlemagne sau khi ông chinh phục vùng đất phía bắc sông Ebro. Những vùng đất này, được gọi là Marca Hispanica, được phân chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau, trong đó Bá tước Barcelona cai quản nhiều vùng đất cùng một lúc, cuối cùng trở thành thế lực hùng mạnh nhất của khu vực.

Khi các lãnh thổ trở thành vùng đất nằm dưới quyền thế tập của các dòng họ, thì mối quan hệ của vùng đất với các lãnh chúa người Frank được nới lỏng, đặc biệt là sau khi vương triều Nhà Capet thay thế cho vương triều Nhà Carolus.

Vào thế kỷ XII, các lãnh thổ tiến hành liên minh với Vương quốc Aragon, toàn bộ lãnh thổ rộng lớn nằm dưới quyền cai trị duy nhất của một quân chủ. Năm 1258, Vua Pháp đã từ bỏ thẩm quyền phong kiến của mình đối với vùng đất này trong Hiệp ước Corbeil.

Danh sách các bá tước Barcelona[sửa | sửa mã nguồn]

Không triều đại, 801–878[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Sinh - mất Thời gian cai trị Hôn nhân Ghi chú
Berà I 800 - 844 801 - 820 Romilla
3 người con[1]
Duoda Sanchez de Gascogne
2 người con
Ông cũng đồng thời là hầu tước xứ Gòtia trong khoảng thời gian làm công tước của xứ Barcelona. Sau đó, ông tiếp tục làm bá tước xứ GironaBésalu, rồi thống đốc các bá quốc xứ RasèsConflent. Là người Gothic, ông là con của thánh Guillaume xứ Toulouse. Ông tham gia 2 lần viễn chinh của quân đội người Frank vào Barcelona và đánh chiếm được thành phố này. Ông sau đó gần như bị xử tử hình vì để xứ PamplonaBasque chia đôi (lúc này hai vùng còn nằm trong cùng một thể chế chính trị), nhưng Louis Mộ Đạo giảm nhẹ hình phạt xuống lưu đày ở Berà[1] nơi ông bị lưu đày cho đến lúc chết.
Rampon 770 - 825 820 - 825[2] Không rõ Là một đầy tớ trung thành của Charlermagne, ông được chọn vì gần như ở không tham gia tranh chấp quyền lực ở vùng biên trấn Tây Ban Nha. Ông cũng đồng thời cai trị luôn các xứ Bésalu, Girona và Osona. Ông chỉ huy cuộc tấn công quân Hồi giáo theo yêu cầu của bá tước xứ Aachen và đã tiến quân tới tận sông Segre.
Bernard I 795 - 844 825 - 832 Duoda
29 tháng 6 năm 824
3 người con[3]
Ông được Louis Mộ Đạo bổ nhiệm làm Bá tước của Barcelona và xứ Girona[2] thay cho Rampon năm 826, sau gần vài tháng không có người cai trị vùng. Ông là một người thân Frank và kẻ thù của người Hồi giáo, và vì vậy đi ngược lại quyền lợi của các quý tôc người Visigoth. Ông còn là công tước xứ Septimania từ tháng 6 năm 828. Bị phế truất vì xúi giục Pépin I, một trong những đứa con của Louis Mộ Đạo, nổi loạn. Ông bị tống giam vào nhà ngục tại Trier.
Berenger
Thông thái
c. 790 - 835 832 - 835 Không có Lên ngôi sau khi Bernard bị tống giam. Trong thời gian ông trị vì, Galí I Asnar đã chiếm PallarsRibagorça từ tay ông. Mất đột ngột khi đang trên đường gặp Pépin I xứ Aquitaine.[4]
Bernard I 795 - 844 835 - 844 Duoda
29 tháng 6 năm 824
3 người con
Lên ngôi sau khi Berenger mất. Ông tiếp tục khiến những quý tộc Goth địa phương, những người vốn đã ủng hộ Berenger trước đó, không hài lòng. Từ năm 841 trở đi, ông thường xuyên vắng mặt do tham gia tranh chấp trong đế quốc. Những tử tước trong vùng lúc này lập thành hội đồng và tạm quyền cai trị thay ông. Năm 842, ông nổi loạn chống Charles Hói và đến đầu năm 844 thì ông bị chặt đầu theo lệnh của ông này.
Sunifred I 805 - 848 844 - 848[5] Ermessenda
940
6 người con.[5][6]
Được bổ nhiệm bởi Charles Hói, ông kiêm luôn việc cai quản Girona, phiên hầu quốc Gothia, Osona, Besalú, Narbonne, Agde, Besiers, Lodeva, Melguelh and Nimes, Ông tiến hành hòa đàm cùng với người Hồi giáo vào tháng 12 năm 847, khoảng 6 năm sau khi họ tổ chức tấn công bá quốc Barcelona. Mất một cách tự nhiên vào năm 848, cùng năm với người anh (hoặc em trai) Sunyer.
Guillaume 28 tháng 11 năm 856 - 850 848 - 850 Không có Ông đồng thời là Bá tước xứ Toulouse (844-849) và Empúries (848 - 850)[7]. Ông đồng thời cũng chiếm luôn vị trí của cha mình, vốn trước đó là bá tước các xứ Gothia và Septimania cũng trong cùng khoảng thời gian này. Ông tự mình liên minh với người Hồi giáo[8] trong cuộc xung đột với nhà vua Pháp ở xứ Aquitaine. Thất bại, ông quay về Barcelona và bị quý tộc nơi đây giết chết.[8]
Aleran 800 - 852 849/850 - 851/852 Không rõ Ông cũng đồng thời là bá tước xứ Troyes, hầu tước xứ Gòtia, bá tước xứ Rosselló và Empúries. Không rõ là ông chết vì lý do gì, nhưng có khả năng là ông bị giết trong cuộc càn của người Hồi giáo vào Barcelon (851-852).[9][10]
Odalric ? - 859 852 - 858 Không rõ Ông tham gia cùng với Charles Hói giải quyết vấn đề về người đứng đầu nền quân chủ tại xứ Aquitaine. Thời kỳ ông cai trị cũng đánh dấu sự tàn phá nghiêm trọng của người Hồi giáo vào Barcelona năm 865
Humfrid ? - 864/876 (?) 858 - 864 Berta
Không rõ tình trạng hôn nhân
Là thành viên nhà Humfriding, ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu nền quân chủ ở Xứ biên trấn Hispania từ năm 854 - 858. Năm 858, ông tiến hành hòa đàm với người Moor (việc này được thực hiện một lần năm 861, khi người Moor thất bại trong việc vây hãm Barcelona) và tiến quân vào xứ Gaul cùng với người Pháp. Sau đó, ông tiếp tục nhận được các xứ AutunBurgundy. Ông bị cách chức năm 862 vì không ủng Hộ Charles Con, con của Charles Hói, lên ngôi vua xứ Aquitance. Tuy vậy, ông vẫn kiểm soát vùng thêm 2 năm nữa, khi ông không còn đồng minh mặc dù đã kiểm soát được thành Tolouse, và bị buộc chạy sang Ý.
Bernard II ? - 880 865 - 878 Không rõ Lúc đầu ông được trao cho các bá quốc AuvergneAutun (864). Trong thời gian cai trị, ông tiến hành cải tổ chính quyền, tiếp tục can dự đến xứ Aquintance, sau đó tham gia nổi loạn chống lại Charles Hói và người kế vị sau đó là Louis Kẻ nói lắp (có lẽ vì việc bổ nhiệm vị Giám mục mới là Frotario) cho đến lúc mất.

Nhà Sunifred, 878–1162[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Chân dung Sinh - mất Thời gian cai trị Hôn nhân
Guifré I
Râu rậm
không khung 840 - 11 tháng 8 năm 897 878 - 11 tháng 8 năm 897 Guinidilde d'Empúries
Ít nhất 10 người con.
Guifré II
Borrell I
không khung c. 874 - 26 tháng 4 năm 911 12 tháng 8 năm 897 - 26 tháng 4 năm 911 Gersenda xứ Toulouse
898
1 người con[11][12]
Sunyer I không khung c. 890 - 15 tháng 10 năm 950 27 tháng 4 năm 911 - 947 Aimilda
914
1 người con

Richilda xứ Toulouse
925
5 người con
Miró I[a] không khung 926 - 31 tháng 10 năm 966 947 - 31 tháng 10 năm 966 Không có
Borrell II không khung 927 - 30 tháng 9 năm 993 947 - 30 tháng 3 năm 993 - Letgarda xứ Toulouse
968
6 người con

- Aimeruda xứ Auvergne
980
Không có con
Ramon Borrell[b] không khung 26 tháng 5 năm 972 - 8 tháng 9 năm 1017 988 - 8 tháng 9 năm 1017 không khung

Hermitage xứ Carcassonne
c. 991
3 người con[13] (?)

Berenguer Ramon I[c]
Lưng gù[14]
không khung 1005 - 26 tháng 5 năm 1035 8 tháng 9 năm 1017 - 31 tháng 3 năm 1035 Sancha Sánchez
1021
2 người con[15]

Guisla de Lluçà
1027
4 người con[16]
Ramon Berenguer I[d]
Già
không khung 1023 - 26 tháng 5 năm 1076 31 tháng 3 năm 1035 - 26 tháng 6 năm 1076 Elisabeth xứ Nimes[17]
14 tháng 11 năm 1039[18]
3 người con

Blanche xứ Narbona
1051
Không có con

không khung
Almodis xứ Marche[19][20]
1052
4 người con
Ramon Berenguer II
Tóc vàng nhạt[21][22]
không khung 1053 - 5 tháng 12 năm 1082 26 tháng 6 năm 1076 - 6 tháng 12 năm 1082 Maud xứ Apulia[23][24]
1978
3 người con
Berenguer Ramon II[e]
Kẻ giết anh trai[f]
không khung 1053 - 1097 26 tháng 6 năm 1076 - 1097 Không có
Ramon Berenguer III[g]
Vĩ đại
không khung 11 tháng 11 năm 1082 - 19 tháng 7 năm 1131 6 tháng 12 năm 1082 - 19 tháng 7 năm 1131 Maria Díaz xứ Vivar[25]
1104
2 người con

Almodis xứ Mortain
1106
Không có con

không khung
Douce I xứ Provence[26][27]
3 tháng 2 năm 1102
7 người con
Ramon Berenguer IV
Thần thánh
không khung 1114 - 6 tháng 8 năm 1162 19 tháng 7 năm 1131 - 6 tháng 8 năm 1162 không khung

Petronila I xứ Aragon
Tháng 8 năm 1150
5 người con[28][29][30][31]

Nhà Barcelona, 1164–1410[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Chân dung Sinh - mất Thời gian cai trị Hôn nhân
Alfonso I
Giản dị, Người hát rong
không khung 25 tháng 3 năm 1157 - 25 tháng 4 năm 1196[32] 18 tháng 7 năm 1164 - 25 tháng 4 năm 1196 không khung
Sancha xứ Castilla[33]
18 tháng 1 năm 1174
9 người con
Pedro II
Công giáo
không khung 1177 - 12 tháng 9 năm 1213 25 tháng 4 năm 1196 - 13 tháng 9 năm 1213 không khung
Maria xứ Montpellier[34]
15 tháng 6 năm 1204
2 người con
Jaime I
Kẻ chinh phục
không khung 2 tháng 2 năm 1208 - 27 tháng 7 năm 1276 13 tháng 9 năm 1213 - 27 tháng 7 năm 1276 Leonor xứ Castilla[35]
6 tháng 2 năm 1221
1 người con[36][37]


Jolán của Hungary[38]
8 tháng 9 năm 1235
10 người con (9 người con (?)[39])

Teresa Gil de Vidaure (?)
Không rõ thời gian
2 người con[40]
Pedro II
Đại đế
không khung 1240 - 11 tháng 11 năm 1285 27 tháng 7 năm 1276 - tháng 11 năm 1285 không khung
Constance II của Sicilia
13 tháng 6 năm 1262
10 người con
Alfonso III
Người giải phóng
không khung 4 tháng 11 năm 1265 - 18 tháng 6 năm 1291 2 tháng 11 năm 1285 - 18 tháng 6 năm 1291 không khung
Eleanor của Anh [h]
15 tháng 8 năm 1290
Không có con
Jaime II
Công bằng
10 tháng 8 năm 1267 - 2 tháng 11 năm 1327 18 tháng 6 năm 1291 - 2 tháng 11 năm 1327 Isabel xứ Castilla
1 tháng 12 năm 1291
Không có con



Blanche xứ Anjou[41]
25 tháng 10 năm 1295
10 người con

Marie nhà Lusignan[42]
13 tháng 11 năm 1315
Không có con

không khung
Elisenda xứ Montcada[43]
25 tháng 12 năm 1322
Không có con

Alfonso IV
Tử tế
không khung 2 tháng 11 năm 1299 - 24 tháng 1 năm 1336 2 tháng 11 năm 1327 - 24 tháng 1 năm 1336 Teresa xứ Entença[44]
10 tháng 9 năm 1314
7 người con

không khung
Leonor xứ Castila
18 tháng 10 năm 1319
2 người con

Pedro Ill
Kẻ nghi thức, Kẻ mang dao găm
không khung 5 tháng 9 năm 1319 - 5/6 tháng 1 năm 1387 24 tháng 1 năm 1336 - 5/6 tháng 1 năm 1387 không khung

Marie xứ Navarre[45]
23 tháng 7 năm 1338
4 người con[46]


không khung
Leonor của Bồ Đào Nha[47]
15 tháng 11 năm 1347[48]
Không có con


không khung
Eleanor của Sicily[49]
27 tháng 8 năm 1349
4 người con


không khung
Sibila xứ Fortiá
11 tháng 10 năm 1377
3 người con

Juan I
Thợ săn, Người bị bỏ rơi, Kẻ yêu sự tao nhã
không khung 27 tháng 12 năm 1350 - 19 tháng 5 năm 1396 6 tháng 1 năm 1387 - 19 tháng 5 năm 1396 không khung

Marthe xứ Armagnac[50]
24 tháng 6 năm 1373
5 người con

không khung
Yolande xứ Bar[50][51]
2 tháng 2 năm 1380
7 người con

Martín
Martín Cha, Nhân đạo, Giáo sĩ
không khung 1356 - 31 tháng 5 năm 1410 19 tháng 5 năm 1396 - 31 tháng 5 năm 1410 không khung
María xứ Luna[52][53]
13 tháng 6 năm 1373
4 người con[53]

Marguerite xứ Prades[54][55]
17 tháng 9 năm 1409
Không có con

Sau này tước hiệu được chuyển giao cho nhà Trástramara theo Thỏa ước Casp năm 1402. Vì vậy đây trở thành tước hiệu đi kèm của của các vua chúa của nhà này và sau là của nhà Harburg khi gia tộc này (và sau là một nhánh của gia tộc) cai trị Tây Ban Nha. Sắc lệnh Nueva Planta (giữa các năm 1707 và 1716) ban hành hợp nhất các lãnh thổ trên toàn Tây Ban Nha (trong đó có vương quyền Aragon) vào xứ Castilla. Ở Barcelona, việc này được thực hiện năm 1716 và vì vậy tước hiệu không còn được nhắc đến với tư cách là một tước hiệu cha truyền con nối đối với các vị vua Tây Ban Nha hiện đại nữa.

Chiến tranh của Những người gặt (Reaper's War), 1641-1659[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chiến tranh Những người gặt, Hội đồng Nhà nước (Tiếng Catalan: Junta de Braços) của xứ Catalunya tuyên bố Louis XIII là công tước Barcelona vào ngày 21 tháng 1 năm 1641 với tên gọi Louis I.[56][57] Tên gọi vẫn được duy trì trong suốt cuộc chiến cho đến tận Hòa ước Pyrénées ký kết vào ngày 7 tháng 10, 1659 khi người Pháp từ bỏ xứ Catalunya để đổi lấy sát nhập một phần Bắc Catalunya vào trong lãnh thổ Pháp.

Tên Chân dung Sinh - mất Thời gian tuyên bố tước hiệu
Louis I 27 tháng 9 năm 1601 - 14 tháng 5 năm 1643 21 tháng 1 năm 1641 - 14 tháng 5 năm 1643
Louis II không khung 5 tháng 9 năm 1638 - 1 tháng 9 năm 1715 14 tháng 5 năm 1643 - 7 tháng 11 năm 1659

Nhà Bourbon tuyên bố tước vị, 1977-1993[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Chân dung Sinh - mất Thời gian giữ tước hiệu Hôn nhân
Juan III
Juan Carlos Teresa Silverio Alfonso de Borbón y Battenberg
không khung 20 tháng 6 năm 1913 - 1 tháng 4 năm 1993 14 tháng 5 năm 1977 - 1 tháng 4 năm 1993 không khung
Công chúa María Mercedes nhà Bourbon - Hai Sicilia[58]
Rome, 12 tháng 10 năm 1935
4 người con

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đồng cai trị cùng Borrell II đến lúc mất.
  2. ^ Đồng cai trị cùng Borell II đến lúc ông này mất. Với Hermitage, ông cai trị cùng bà cho đến lúc ông mất.
  3. ^ Hermitage xứ Carcassonne nhiếp chính (1017–1021)
  4. ^ Hermitage xứ Casscasome nhiếp chính từ năm 1035-1041, đồng cai trị cùng Almodis xứ Marche từ năm 1054-1071.
  5. ^ Ông cai trị cùng người anh song sinh Berenguer Ramon II cho đến khi vị vua này mất
  6. ^ Chưa có bằng chứng chưa thấy ông giết người anh trai song sinh đang cùng trị vì Ramon Berenguer II, nhưng ông vẫn bị gán cho biệt hiệu này.
  7. ^ Đồng cai trị cùng Berenguer Ramon II cho đến lúc ông này thoái vị năm 1097.
  8. ^ Ông không hoàn thành xong buổi lễ kết hôn (chưa động phòng) do mất trên đường về Aragon.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Mercè Morales Montoya & Jaume Sobrequés Callicó (2011), tr. 11-12
  2. ^ a b Mercè Morales Montoya & Jaume Sobrequés Callicó (2011), tr. 12-13
  3. ^ Dhuoda 1978, tr. 52.
  4. ^ Mercè Morales Montoya & Jaume Sobrequés Callicó (2011), tr. 14
  5. ^ a b Mercè Morales Montoya & Jaume Sobrequés Callicó (2011), tr. 15-16
  6. ^ Armengol 2012, tr. 42–44.
  7. ^ Mercè Morales Montoya & Jaume Sobrequés Callicó (2011), tr. 16
  8. ^ a b Lewis (1965), tr. 98–99
  9. ^ Mercè Morales Montoya & Jaume Sobrequés Callicó (2011), tr. 17
  10. ^ Joaquim Micó i Millan, Població pre-comtal al Penedès
  11. ^ Roca Costa (2014), tr. 38
  12. ^ Débax (2008), tr. 51-52
  13. ^ Ancient Genealogical (Tiếng Anh)
  14. ^ Morby (1978), tr. 9
  15. ^ Catlos (2004), tr. 74
  16. ^ Vann (1993), tr. 28
  17. ^ Reilly (1992), tr. 71
  18. ^ Rotger (2012), tr. 16-21
  19. ^ Cheyette (1988), tr. 839
  20. ^ Albertí (2007), tr. 25-30
  21. ^ Benito (2017), tr. 95
  22. ^ Bensch (1995), tr. 61
  23. ^ Heygate (2013), tr. 178
  24. ^ Sanmartí Roset (2010), tr. 186-189
  25. ^ Sabaté (2017), tr. 144
  26. ^ Cheyette (2001), tr. 20
  27. ^ Albertí (2007), tr. 35-38
  28. ^ Bisson (1989), tr. 131
  29. ^ Graham-Leigh (2005), tr. bảng 9
  30. ^ Diffie (1960), tr. 24
  31. ^ Ubieto Arteta (1987), tr. 20, [1]
  32. ^ Ubieto Arteta (1987), tr. 177-184
  33. ^ Doran & Smith (2008), tr. 88
  34. ^ Smith (2010), tr. 31
  35. ^ Martínez Díez (2007), tr. 51
  36. ^ Linehan (2011), tr. 85
  37. ^ Bisson (1986), tr. 200
  38. ^ Laszlovzky (2016), tr. 91
  39. ^ Segura Barreda (1868)
  40. ^ Crawley (2012)
  41. ^ Albertí (2007), tr. 73-80
  42. ^ González Ruiz (2012), tr. 180
  43. ^ Albertí (2007), tr. 87-93
  44. ^ Previté-Orton (1952), tr. 903
  45. ^ Yarza (1996), tr. 98
  46. ^ Mercè Morales Montoya và đồng nghiệp (2011), tr. 133-134
  47. ^ Almeida Rodrigues (2013), tr. 89
  48. ^ Almeida Rodrigues (2013), tr. 89, 93
  49. ^ Hulme (1915), tr. 561
  50. ^ a b Bisson (1986), tr. 121
  51. ^ McGlynn & Woodacre (2014), tr. 28
  52. ^ Earenfight (2016), tr. xx
  53. ^ a b Claramunt (2002), tr. 28
  54. ^ Larios Martín (1986), tr. 27
  55. ^ Rotger (2017), tr. 53
  56. ^ Grau (2012), tr. 54-57
  57. ^ Gelderen & Skinner (2002), tr. 284
  58. ^ Enache (1996), tr. 458, 532

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mercè Morales Montoya; Jaume Sobrequés Callicó (tháng 4 năm 2011). Comtes, Reis, Comtesses i Reines de Catalunya (bằng tiếng Catalan) . Barcelona. ISBN 9788415267249.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  • Dhuoda (1978). The Handbook of Dhuoda (bằng tiếng Catalan). Megariotis tái bản. Geneva: Edouard Bondurand.
  • Armengol, Montse (tháng 10 năm 2012). “El fundador de la nissaga catalana”. Sàpiens (bằng tiếng Catalan) (Số 121). ISSN 1695-2014.
  • Lewis, Archibald R. (1965). The Development of Southern French and Catalan Society, 718–1050 (bằng tiếng Catalan). Austin, TX: University of Texas Press.
  • Roca Costa, Maria Carme (2014). Abadesses i Priores a la Catalunya Medieval (bằng tiếng Catalan). ed. Base. ISBN 978-84-16166-22-0.
  • Débax, Hélène (2008). Vicomtes et vicomtés dans l'occident médiéval (bằng tiếng Pháp). Đại học Mirail. ISBN 9782858169429.
  • Catlos, Brian (2004). The Victors and the Vanquished: Christians and Muslims of Catalonia and Aragon, 1050-1300. Cambridge University Press.
  • Vann, Theresa M (1993). Queens, Regents and Potentates. Academia Press. ISBN 9780851156491.
  • Reilly, Bernard F (1992). The Contest of Christian and Muslim Spain 1031 - 1157. Blackwell Publishing. ISBN 9780631199649.
  • Rotger, Agnès (tháng 10 năm 2012). “La gran dama del tron català”. Sàpiens (bằng tiếng Catalan) (Số 121). ISSN 1695-2014.
  • Cheyette, Fredric L. (1988). “The "Sale" of Carcassonne to the Counts of Barcelona (1067-1070) and the Rise of the Trencavels”. Speculum. The University of Chicago Press. 63 (4 tháng 10).
  • Albertí, Elisenda (2007). Dames, reines, abadesses, 18 personalitats femenines a la Catalunya medieval. Albertí Editor. ISBN 978-84-7246-085-0.
  • Morby, John Edwin (1978). “The Sobriquets of Medieval European Princes”. Tạp chí Lịch sử Canada. 13:1.
  • Bamford, Heather (2018). Cultures of the Fragment: Uses of the Iberian Manuscript, 1100-1600. University of Toronto Press.
  • Benito, Pere (2017). “An Intense but Stymied Occitan Campaign”. Trong Sabaté, Flocel (biên tập). The Crown of Aragon: A Singular Mediterranean Empire. Brill. tr. 92–124.
  • Heygate, Catherine (2013). “Marriage Strategies among the Normans of Southern Italy in the Eleventh Century”. Trong Stringer, Keith J.; Jotischky, Andrew (biên tập). Norman Expansion: Connections, Continuities and Contrasts. Routledge. tr. 165–186.
  • Sanmartí Roset, Montserrat (tháng 10 năm 2010). Catalan from the IX to the XIX (bằng tiếng Catalan). ISBN 9788497663830.
  • Bensch, Stephen P. (1995). Barcelona and Its Rulers, 1096-1291. Cambridge University Press.
  • Sabaté, Flocel biên tập (2017). The Crown of Aragon: A Singular Mediterranean Empire. Brill.
  • Cheyette, Fredric L. (2001). Ermengard of Narbonne and the World of the Troubadours. Cornell University Press.
  • Bisson, Thomas N. (1989). Medieval France and her Pyrenean Neighbours. The Hambledon Press.
  • Diffie, Bailey Wallys (1960). Prelude to Empire: Portugal Overseas Before Henry the Navigator. University of Nebraska Press.
  • Graham-Leigh, Elaine (2005). The Southern French Nobility and the Albigensian Crusade. The Boydell Press.
  • Ubieto Arteta, Antonio (1987). Creación y desarrollo de la Corona de Aragón (bằng tiếng Tây Ban Nha). ISBN 84-7013-227-X.
  • Doran, John; Smith, Damian J. (2008). Pope Celestine III (1191-1198): Diplomat and Pastor. Ashgate.
  • Smith, Damian J (ngày 20 tháng 5 năm 2010). Crusade, Heresy and Inquisition in the Lands of the Crown of Aragon (c.1167-1276). Brill. ISBN 9004182896.
  • Crawley, Charles (2012). “Teresa Gil de Vidaure”. Foundation for Medieval Genealogy. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012.
  • Laszlovzky, Jozsef (2016). “Local tradition or European patterns? The grave of Queen Gertrude in the Pilis Cistercian Abbey”. Trong Jaritz, Gerhard; Szende, Katalin (biên tập). Medieval East Central Europe in a Comparative Perspective: From Frontier Zones to Lands in Focus. Routledge. tr. 81–98.
  • Segura Barreda, José (1868). Morella y sus aldeas: geografía, estadística, historia, tradiciones, costumbres. Morella: Bản in của F. Javier Soto. OCLC 758219198.
  • Linehan, Peter (2011). Spain, 1157–1300: A Particle Inheritance. Wiley-Blackwell.
  • Bisson, Thomas N. (1986). The Medieval Crown of Aragon: A Short History. Oxford University Press.
  • Martínez Díez, Gonzalo (2007). Alfonso VIII, rey de Castilla y Toledo (1158-1214) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Estudios históricos La Olmeda. ISBN 8497043278.
  • González Ruiz, David (9 tháng 4 năm 2012). Breve historia de la Corona de Aragón. Ediciones Nowtilus SL. ISBN 978-84-9967-308-0.
  • Previté-Orton, Charles William (1952). The Shorter Cambridge Medieval History. I The Twelfth Century to the Renaissance. Cambridge at the University Press.
  • Yarza, Joaquin (1996). “Maria de Navarra y la ilustración del Libro de horas de la Biblioteca Nazionale Marciana”. Libro de horas de la reina María de Navarra (bằng tiếng Tây Ban Nha). Barcelona: Moleiro. ISBN 8488526202.
  • Hulme, Edward Maslin (1915). The Renaissance, The Protestant Revolution and the Catholic Reformation in Continental Europe. The Century Co.
  • Almeida Rodrigues, Ana Maria de Seabra (2013). “Un destin interrompu: Aliénor de Portugal, brève reine d'Aragón”. Les femmes dans l’espace nord-méditerranéen. Etudes Roussillonnaises. Revue d'Historie et d'archéologie Méditerranéennes (bằng tiếng Pháp). XXV. Canet-en-Rousillon: Éditions Trabucaire. tr. 89–96. ISBN 978-2-84974-168-9.
  • McGlynn, Sean; Woodacre, Elena biên tập (2014). The Image and Perception of Monarchy in Medieval and Early Modern Europe. Cambridge Scholars Publishing.
  • Earenfight, Theresa (2016). “Partners in Politics”. Trong Earenfight, Theresa (biên tập). Queenship and Political Power in Medieval and Early Modern Spain. Routledge.
  • Claramunt, Salvador (2002). “La política matrimonial de la Casa condal de Barcelona y real de Aragón desde 1213 hasta Fernando el Católico” (PDF). Acta historica et archaeologica Mediaevalia (bằng tiếng Tây Ban Nha). số 22.
  • Larios Martín, Jesús (1986). Dinastías reales de España; Geografía política y eclesiástica. 1a ed. Madrid: Ediciones Hidalguia.
  • Rotger, Agnes (tháng 10 năm 2017). Elles! 65 dones oblidades de la història (bằng tiếng Tây Ban Nha). Catalan Women's Institute. ISBN 9788439396079.
  • Enache, Nicolas (1996). La Descendance de Marie-Therese de Habsburg (bằng tiếng Pháp). Paris: ICC. ISBN 2-908003-04-X.
  • Grau, Jaume (Tháng 10 năm 2007). “Pau Claris. Una vida amb misteris”. Sàpiens (bằng tiếng Catalan). Barcelona. số 121. ISSN 1695-2014.
  • Gelderen, Martin van; Skinner, Quentin (2002). Republicanism: Volume 1, Republicanism and Constitutionalism in Early Modern Europe: A Shared European Heritage. Cambridge University Press. ISBN 9781139439619.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]