Bác Nhĩ Tế Cát Đặc phế hậu
Thanh Thế Tổ Phế hậu 清世祖废后 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Thuận Trị Đế Phế hậu | |||||
Hoàng hậu Đại Thanh | |||||
Tại vị | 27 tháng 9 năm 1651 - 25 tháng 10 năm 1653 (2 năm, 28 ngày) | ||||
Đăng quang | 27 tháng 9 năm 1651 | ||||
Tiền nhiệm | Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu | ||||
Kế nhiệm | Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | ? Khoa Nhĩ Thấm, Mông Cổ | ||||
Mất | ? ? | ||||
Phu quân | Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế | ||||
| |||||
Tước hiệu | [Hoàng hậu; 皇后] [Tĩnh phi; 静妃] | ||||
Thân phụ | Ngô Khắc Thiện |
Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Phế hậu (chữ Hán: 博爾濟吉特废后), còn gọi Thanh Thế Tổ Phế hậu (清世祖废后) hoặc Phế hậu Tĩnh phi (废后静妃), nguyên phối và là Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế.
Theo lịch sử Hoàng gia nhà Thanh, bà là vị Hoàng hậu đầu tiên được phong sau khi nhập quan và cũng là người đầu tiên được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế, tức được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh môn. Bà cũng là một trong những Hoàng hậu có xuất thân cao nhất của triều đại này. Vì các Hoàng đế nhà Thanh về sau đa phần nối ngôi khi trưởng thành, từ lâu đã có Phúc tấn, vì vậy những Hoàng hậu từ đại hôn như bà cũng không nhiều, từ sau chỉ có: Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý Thị, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị cùng Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Thị.
Bà cũng là Hoàng hậu đầu tiên và duy nhất của triều đại nhà Thanh bị Hoàng đế ra chỉ dụ phế Hậu khi đang còn tại vị, không xét trường hợp truy phế như Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu của Thanh Thái Tổ, hoặc bị thu hồi sách phong mà không có phế dụ chính thức như Kế Hoàng hậu Na Lạp thị của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.
Xuất thân cao quý
[sửa | sửa mã nguồn]Phế hậu có họ rất phổ biến của người Mông Cổ là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc, còn phiên gọi [Bác Nhĩ Tế Cẩm; 博尔济锦], bà xuất thân từ nhóm gia tộc thống lĩnh của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm.
Các dòng họ "Bác Nhĩ Tế Cát Đặc" tại Mông Cổ có thể chia ra ở nhiều bộ tộc, nhưng đại đa số đều là thủ lĩnh của bộ tộc đó, gia tộc của Khoa Nhĩ Thấm cũng như vậy. Gia tộc của Phế hậu nhiều đời làm Bối lặc ở vùng đất Khoa Nhĩ Thấm, ngày nay là khu vực tỉnh Nội Mông Cổ. Dòng dõi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc của Khoa Nhĩ Thấm nguyên là hậu duệ trực hệ của Chuyết Xích Cáp Tát Nhi, em trai cùng mẹ của Thành Cát Tư Hãn. Thanh sử cảo cùng sách đời Thanh không ghi lại tên thật của bà, nhưng căn cứ theo tập hồ sơ tên Thanh nội bí thư viện Mông Cổ văn đương án hối biên Hán dịch (清内秘书院蒙古文档案汇编汉译), phát hiện ra bà có thể có tên là Ngạch Nhĩ Đức Ni Bổn Ba (额尔德尼本巴Erdeni Bumba), trong đó [Erdeni] có nghĩa là trân bảo, còn [Bumba] là một loại bình sử dụng trong Phật giáo Tây Tạng.
Tổ phụ của Phế hậu là Trung thân vương Trại Tang (宰桑), thân phụ của Hiếu Trang Hoàng thái hậu, mẹ sinh của Thuận Trị Đế. Sau khi Thuận Trị Đế lên ngôi, Khoa Nhĩ Thấm bộ tộc được thiện đãi, chia ra làm nhiều phân nhánh và thừa hưởng các tước [Hòa Thạc Thân vương; 和硕亲王] thế tập truyền đời. Cha của Phế hậu là là Trác Lễ Khắc Đồ Thân vương Ngô Khắc Thiện (吴克善), anh trai cùng mẹ của Chiêu Thánh Thái hậu, được cai quản vùng Horqin Tả Dực Trung và tạo nên một phân nhánh lớn ở đây. Ngoài ra, một người em trai của cha bà, Sát Hãn, chính là tổ phụ của Hiếu Huệ Chương hoàng hậu.
Theo vai vế gia tộc, Phế hậu là cháu gọi Hiếu Trang Thái hậu bằng cô, do vậy là biểu tỷ của Thuận Trị Đế. Ngoài ra, bà còn là cô của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, vị Hoàng hậu thứ hai của Thuận Trị Đế. Trong hôn nhân hoàng tộc cổ, việc họ hàng lấy nhau là rất phổ biến, không phát sinh dị nghị, thậm chí là một chính sách để kéo dài vinh quang, biểu thị nương tựa lẫn nhau vì lợi ích của các dòng tộc lâu đời.
Hoàng hậu Đại Thanh
[sửa | sửa mã nguồn]Đại hôn nhập cung
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Thuận Trị thứ 8 (1651), ngày 17 tháng 1 (âm lịch), Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị nhập cung cử hành đại hôn với Thuận Trị Đế. Đại hôn của bà và Thuận Trị Đế vốn được sắp đặt từ lâu bởi Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn, người có thực quyền vào thời kì đầu của Thuận Trị, và đã mất trước khi đại hôn lễ được chính thức cử hành.
Ngày 13 tháng 8 (tức ngày 27 tháng 9 dương lịch) cùng năm, Thuận Trị Đế tuyên bố đại hôn, tuyên cử hành đại điển sách lập Hoàng hậu[1][2][3].
Đây là lễ đại hôn phong Hoàng hậu đầu tiên của nhà Thanh từ khi nhập quan, do vậy cuộc đại hôn lễ này đã được ghi lại rất chi tiết. Hôm sau, sau khi tuyên bố lập con gái của Trác Lễ Khắc Đồ Thân vương Ngô Khắc Thiện làm Hoàng hậu, sai Nội viện quan để Sách bảo trong Hoàng án, rồi để Hoàng án trong nội điện của Thái Hòa điện. Ngày hôm đó, Hoàng đế mặc Triều phục, dùng đoàn Lễ bộ nghi giá đến Thái Hòa điện ngự tọa. Bên dưới quan viên, từ Nội viện quan đến quan viên các bộ, mặc Triều phục, khiển 2 Thân vương đến hầu Hoàng thái hậu ngự giá đến Thái Hòa điện. Hoàng đế đích thân xuất cung, đến bên trong Thái Hòa môn, nghênh đón Hoàng thái hậu nhập cung.
Sắc phong sứ đến để phủ của Hoàng hậu ở tạm, Trác Lễ Khắc Đồ Thân vương Ngô Khắc Thiện, Vương phi cùng Hoàng hậu mặc Triều phục, đều quỳ nghênh tiếp chỉ. Nữ quan phụng sách bảo quỳ dâng cho Hoàng hậu, Hoàng hậu quỳ cấm sách bảo từ Nữ quan, từ hướng Hoàng án mà hành đại lễ 6 bái, 3 quỳ, 3 dập đầu hành đại lễ. Từ đây Hoàng hậu ngự liễn nhập cung, đến thềm dưới của Thái Hòa điện thì đi vào cung, phụng giá có Cố Luân Công chúa, Hòa Thạc Công chúa, Hòa Thạc Phúc tấn cùng các Nhất phẩm Mệnh phụ Phu nhân cũng tùy giá Hoàng hậu vào cung. Khi đó Thái Hòa điện đầy đủ Hòa Thạc Thân vương, Đa La Quận vương, Đa La Bối lặc và Cố Sơn Bối tử,...tất cả đều mặc Triều phục phụng ngự tại sân son của Thái Hòa điện, đón tiếp ngự giá của Hoàng đế đang ngự lên bảo tọa, hành lễ 3 quỳ 9 lạy. Sau đó, Hoàng đế ban chiếu mở tiệc đón tiếp chư vương: Trác Lễ Khắc Đồ Thân vương, Sát Cáp Nhĩ Ngạch phụ A Bố Nãi Thân vương, Thổ Tạ Đồ Thân vương và các Bối lặc, Văn võ đại thần. Trong khi đó, Hoàng hậu suất chư Vương phi, triều kiến Hiếu Trang Hoàng thái hậu trong nội cung, hành đại lễ 6 bái, 3 quỳ, 3 dập đầu đại lễ, hồi cung, còn chư vị mệnh phụ nhập hầu Hoàng thái hậu.
Khoảng ngày 15 tháng 8 (âm lịch), Thuận Trị Đế ngự lên Thái Hòa điện, trước mặt chư Vương, Bối lặc cùng văn võ bá quan mà ra chỉ chiếu cáo thiên hạ. Là lễ chiếu cáo thiên hạ sách lập Hoàng hậu đầu tiên trong toàn bộ lịch sử triều Thanh[4].
Sách văn viết:
“ |
朕惟乘乾御极、首奠坤维。弘业凝庥、必资内辅义取作嫔于京室。礼宜正位于中宫。咨尔博尔济锦氏、乃科尔沁国卓礼克图亲王吴克善之女也。毓秀懿门。钟灵王室。言容纯备、行符图史之规。矩度幽闲、动合安贞之德。兹仰承皇太后懿命、册尔为皇后。其益崇壸范。肃正母仪。奉色养于慈闱。懋本支于奕世。钦哉。宝文曰。皇后之宝。 ... Trẫm duy thừa càn ngự cực, thủ điện khôn duy. Hoằng nghiệp ngưng hưu, tất tư nội phụ nghĩa thủ tác tần vu kinh thất. Lễ nghi chính vị vu trung cung. Tư nhĩ Bác Nhĩ Tế Cẩm thị, nãi Khoa Nhĩ Thấm quốc Trác Lễ Khắc Đồ thân vương Ngô Khắc Thiện chi nữ dã. Dục tú ý môn. Chung linh vương thất. Ngôn dung thuần bị, hành phù đồ sử chi quy. Củ độ u nhàn, động hợp an trinh chi đức. Tư ngưỡng thừa Hoàng thái hậu ý mệnh, sách nhĩ vi Hoàng hậu. Kỳ ích sùng khổn phạm. Túc chính mẫu nghi. Phụng sắc dưỡng vu từ vi. Mậu bổn chi vu dịch thế. Khâm tai. Bảo văn viết. Hoàng hậu chi bảo. |
” |
— Sách văn lập Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị làm Hoàng hậu |
Mất đi ân sủng
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Thanh sử cảo, bà là Hoàng hậu duy nhất được đánh giá [Lệ mà tuệ; 丽而慧][5]. Cũng theo ghi chép trong Thanh sử cảo và giãi bày của chính Thuận Trị Đế về bà, Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị từ khi nhập cung cực kỳ chú trọng việc chưng diện và ăn uống, tất cả các trang phục đều phải được trang trí bằng trân châu đá quý; dụng cụ phục vụ ăn uống cho bà đều phải làm bằng vàng bạc quý hiếm. Thuận Trị Đế quen thanh đạm giản dị, thấy Hoàng hậu tiêu xài hoang phí nên cảm thấy không hợp. Ngoài ra, do được nuông chiều từ bé, nên tính cách Hoàng hậu vô cùng bướng bỉnh, ương ngạnh. Vốn không sủng ái Hoàng hậu, Thuận Trị Đế càng nảy sinh ý định phế hậu[6].
Tuy vậy, nguyên do bất hòa giữa Đế-Hậu có lẽ không đơn giản chỉ vì tính tình và lối cư xử của bà, mà còn do bà được Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn chống lưng. Đa Nhĩ Cổn là con trai thứ 14 của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, em cùng cha khác mẹ với Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, và chú ruột của Thuận Trị. Khi xưa mẹ Đa Nhĩ Cổn, Đại phi Ô Lạt Na Lạp A-Ba-Hợi bị Hoàng Thái Cực bắt tuẫn táng, tạo nên hiềm khích giữa Đa Nhĩ Cổn và Hoàng Thái Cực. Hoàng Thái Cực băng hà, Hào Cách bị Đa Nhĩ Cổn đánh bại, Thuận Trị Đế được chọn lên ngôi khi vừa lên 6 tuổi. Theo lời đồn, Đa Nhĩ Cổn và Hiếu Trang Hoàng thái hậu có tình cảm sâu đậm nên ông hết sức phò trợ cho Thuận Trị Đế đăng cơ.
Đối với Thuận Trị Đế, Đa Nhĩ Cổn vừa là ân nhân vừa là mối nguy hiểm. Chính ân-oán xen lẫn này đã tạo nút thắt khó gỡ trong thâm tâm vị Hoàng đế trẻ tuổi, và có lẽ ông dồn hết mọi bức xúc ấy lên Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị - người được Đa Nhĩ Cổn chỉ định.
Phế hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Giáng vị Tĩnh phi
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), ngày 24 tháng 8 (âm lịch), Thuận Trị Đế tập hợp hội đồng, tuyên bố Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị [Vô năng, cố đương phế; 無能,故當廢], mệnh tra điển cổ Phế hậu trong lịch sử. Các Đại học sĩ Phùng Thuyên (冯铨), Trần Danh Hạ (陈名夏) cật lực phản đối[7]. Không chịu khuất phục, hôm sau Hoàng đế trực tiếp đến xin Hiếu Trang Hoàng thái hậu cho phép giáng Hoàng hậu xuống tước Phi[8][9].
Ngày 26 tháng 8, Thuận Trị Đế dụ Lễ bộ, soạn thánh chỉ giáng vị Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị xuống làm Phi. Toàn bộ Lễ bộ quan viên dâng sớ phản đối, lấy lý do năm đó Hoàng hậu từng cáo Tế thiên, đảm nhận Chính vị, đột ngột phế truất hoàn toàn không phù hợp trình tự. Chuyện đến nước này, Thuận Trị Đế bèn triệu tập Nghị chính Vương đại thần, thảo luận việc phế bỏ Hoàng hậu. Viên ngoại lang Khổng Doãn Việt (孔允樾) dâng tấu bất bình, vì Hoàng hậu đã chính vị 3 năm, không phạm đại tội, dùng chữ [Vô năng] làm lý do sẽ khiến thiên hạ và hậu thế không phục[10]. Ngự sử Tông Đôn Nhất (宗敦一), Phan Triều Tuyển (潘朝選) và 14 người bọn họ yêu cầu Hoàng đế thu hồi ý chỉ phế truất Hoàng hậu. Thuận Trị Hoàng đế giận tím mặt, trách cứ bọn họ "suy đoán Thánh tâm", "mua danh chuộc tiếng" mà quyết định trừng trị toàn bộ[11].
Ngày 1 tháng 9, Nghị chính Vương đại thần thỉnh cầu Hoàng đế tiếp tục giữ Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị tại vị. Thuận Trị Đế kiên quyết không nghe, mệnh cho Nghị chính Vương đại thần [Phúc nghị][12]. Cuối cùng vào ngày 5 tháng 9 (tức ngày 25 tháng 10 dương lịch), Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng đọc tuyên kết quả nghị sự cho Thuận Trị Đế, cuối cùng đã thông qua việc phế bỏ Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, giáng làm Tĩnh phi (静妃), chuyển về Trắc cung[13].
Năm Thuận Trị thứ 11 (1654), tháng 2, Hoàng đế ra một đạo chỉ dụ:
- [吏部议,凡满洲、蒙古、汉军受封命妇或有夫妻不谐,情愿离异者,应听其夫自便。有夫故再适者,应将本妇原得诰敕追夺。从之。].
- Lại bộ nghị, phàm Mãn Châu, Mông Cổ, Hán Quân thụ phong mệnh phụ hoặc hữu phu thê bất hài, tình nguyện ly dị giả, ứng thính kỳ phu tự tiện. Hữu phu cố tái thích giả, ứng tương bổn phụ nguyên đắc cáo sắc truy đoạt. Tòng chi.
Ý của chỉ dụ này là mệnh phụ có cáo mệnh và phu quân nếu bất hòa, có thể ly hôn. Thê tử tái hôn sau khi phu quân chết, nếu có [Cáo mệnh] sẽ bị đoạt lại. Chỉ mấy tháng sau khi phế truất Tĩnh phi, Thuận Trị Đế liền ra một đạo chỉ dụ này, ý tứ rất rõ ràng.
Kết cục
[sửa | sửa mã nguồn]Phế hậu may mắn không phải chịu số phận bị giam cầm trong lãnh cung như các phế hậu khác trong lịch sử, còn được phong Phi. Điều này cũng nhờ vào mối quan hệ giữa bà và Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Cha bà là Trác Lễ Khắc Đồ thân vương Ngô Khắc Thiện, Đại Thân vương dòng đại tông của Khoa Nhĩ Thấm, chính trị đan xen, cũng là một nguyên nhân lớn khiến Thuận Trị Đế không dám làm gì hơn sau khi phế truất bà[8][9]. Từ đó về sau, Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị không còn được ghi chép trong lịch sử.
Căn cứ theo Yến đồ kỷ hành (燕途纪行) của Lân Bình đại quân Lý Yểu (李㴭; 이요), vào năm Thuận Trị thứ 13 (1656), tháng 10, cha của Phế hậu Tĩnh phi là Trác Lễ Khắc Đồ thân vương Ngô Khắc Thiện nhập kinh. Trong dịp ấy, Thuận Trị Đế đồng ý với cậu mình là cho Tĩnh phi trở về Khoa Nhĩ Thấm[14]. Trong bài "Cổ ý lục thủ" (古意六首) của Ngô Vĩ Nghiệp (吴伟业), Tĩnh phi được ghi lại qua đời không lâu sau cái chết của Thuận Trị Đế[15]. Trong khi đó, sách sử nhà Triều Tiên ghi lại bà trở về Khoa Nhĩ Thấm, tái giá và sinh con[16][17].
Vào thời Gia Khánh, Hoàng đế từng ra chỉ mệnh Quân cơ xứ đến Thanh Đông lăng dò hỏi nha môn phụ trách coi giữ lăng, tìm hiểu xem Phế hậu Tĩnh phi sau khi mất táng ở nơi nào, khi nào phụng an, hiến tế như thế nào, sinh nhật và ngày kị ra sao.
Phim ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tên phim | Công ty sản xuất | Diễn viên |
---|---|---|---|
1992 | 《Tái thế tình duyên》 | Công ty Truyền hình Trung Quốc | Lý Đại Linh |
2002 | 《Thiếu niên Thiên tử》 | Hách Lôi | |
2003 | 《Hiếu Trang bí sử》 | Ngô Tử Đồng | |
2011 | 《Tử cấm kinh lôi》 | Mã Vịnh Ân | |
2012 | 《Mỹ nhân vô lệ》 | Đổng Tuệ | |
2015 | 《Đa tình giang sơn》 | Hà Nam ảnh thị | Từ Tiểu Táp |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 《世祖章皇帝實錄》卷之五十二:順治八年。辛卯。春正月。……○乙丑。 上初聘科爾沁國卓禮克圖親王吳克善女為后。至是卓禮克圖親王親送至京。
- ^ 《世祖章皇帝實錄》卷之五十九:順治八年。辛卯。八月。……○戊午。冊立科爾沁國卓禮克圖親王吳克善女為皇后。
- ^ 清实录顺治朝实录-卷之五十九 Lưu trữ 2018-08-10 tại Wayback Machine: ○戊午。册立科尔沁国卓礼克图亲王吴克善女为皇后。是日质明、设皇后仪仗于卓礼克图亲王邸。设黄案。一于院中。一于东侧。以受册宝盝、置中黄案。皇上卤簿、全设太和殿前。设黄案一于殿中。置册宝彩亭二、于太和门外阶下。内院、礼部官、俱朝服。以次捧册宝由中道入置殿中黄案上。上朝服。出御太和殿。视册宝毕。内院官捧册宝授册封使臣使臣跪受。自殿中、由中道捧出礼部官前导。至太和门外置册宝各一彩亭。校尉举册亭在前宝亭在后。由协和门出诣皇后邸。是日蚤、先遣两亲王。奏请皇太后至位育宫。皇太后乘辇出宫。设仪仗。作乐至协和门。皇太后仪仗停候。皇太后辇由中道入。上出宫、步迎至太和门内。皇太后由太和殿入宫。册封使臣既至皇后邸卓礼克图亲王等朝服出迎置册宝彩亭于门外皇后同母妃及格格等朝服迎于院中序立。内院礼部官、捧册宝由中道入置东侧黄案上。读册内院官、于东侧西向立、读册宝文毕以册宝授女官二女官跪受献皇后皇后跪受授侍立女官。女官跪受置中黄案上。皇后兴。望阙行六拜三跪三叩头礼毕。皇后升辇。女官捧册宝盝、仍置彩亭内仪仗鼓乐前导。至协和门。仪仗停止。二女官捧册宝前行。皇后辇。由中道入。至太和殿阶下。皇后降辇。由中道入宫。和硕亲王以下有顶带官员以上悉朝服。集朝会所。固伦公主、和硕福金以下、一品命妇以上悉集宫内。巳刻礼部堂官奏请上御中和殿上出御殿多罗郡王以上、于太和殿阶上立。多罗贝勒阶下立。固山贝子以下、有顶带官员以上、俱于太和殿丹墀内排立。上率诸王入宫。于皇太后前。行三跪九叩头礼毕。上复御中和殿。诸王出立殿外阶上。皇后率诸王妃、朝见皇太后。行六拜三跪三叩头礼毕。还宫。诸王妃入侍皇太后。上出御太和殿赐诸王、及察哈尔额驸阿布鼐亲王、土谢图亲王、卓礼克图亲王等、并贝勒、文武群臣宴。宴毕。上回宫皇太后乘辇还宫。上送至太和门内、乃还。皇后册文曰、朕惟乘乾御极、首奠坤维。弘业凝庥、必资内辅义取作嫔于京室。礼宜正位于中宫。咨尔博尔济锦氏、乃科尔沁国卓礼克图亲王吴克善之女也。毓秀懿门。钟灵王室。言容纯备、行符图史之规。矩度幽闲、动合安贞之德。兹仰承皇太后懿命、册尔为皇后。其益崇壸范。肃正母仪。奉色养于慈闱。懋本支于奕世。钦哉。宝文曰。皇后之宝。
- ^ ○庚申。上御太和殿诸王贝勒。文武群臣、上表行庆贺礼。是日、以册立皇后、诏告天下。诏曰、朕惟圣化始于二南。作配协凤鸣之盛。天庥垂于万世。于归广麟趾之祥。正位中宫。勤宣风教。朕缵承鸿绪。祇荷丕基。慎择淑仪。覃延后嗣。迩者昭圣慈寿皇太后、特简内德。用式官闱。仰遵睿慈、谨昭告天地、太庙。于顺治八年。八月十三日。册立科尔沁国卓礼克图亲王吴克善之女为皇后。贞顺永昭奉尊养之令典敬恭匪懈。应天地之同功。爰合德于阴阳。期锡类于仁孝诏告天下咸使闻知。
- ^ 《清史稿·列传一·后妃》记载:世祖废后,博尔济吉特氏,科尔沁卓礼克图亲王吴克善女,孝庄文皇后侄也。后丽而慧,睿亲王多尔衮摄政,为世祖聘焉。
- ^ 《孝獻皇后行狀》:因歎朕伉儷之緣,殊為不偶。前廢后容止,足稱佳麗,亦極巧慧,乃處心弗端,且嫉甚,見貌少妍者即憎惡,欲置之死。雖朕舉動,靡不猜防,朕故別居,不與接見。且朕素慕簡朴,廢后則擗嗜奢侈,凡諸服御,莫不以珠玉綺繡綴飾,無益暴殄,少不知惜。當膳時,有一器非金者,輒怫然不悅。
- ^ 《世祖章皇帝實錄》卷之七十七:順治十年。癸巳。……八月。……○丁亥。大學士馮銓、陳名夏、成克鞏、張端、劉正宗奏言、今日禮部諸臣、至內院恭傳 上諭、察前代廢后事例具聞、臣等不勝悚懼。竊惟 皇后母儀天下、關係甚重。前代如漢光武、宋仁宗、明宣宗、皆稱賢主。俱以廢后一節、終為盛德之累。望 皇上深思詳慮、慎重舉動。萬世瞻仰、將在今日。得旨、據奏皇后母儀天下、關係至重。宜慎舉動。果如所言。皇后壼儀攸係。正位匪輕。故廢無能之人。爾等身為大臣、反於無益處、具奏沽名。甚屬不合。著嚴飭行。
- ^ a b 《世祖章皇帝實錄》卷之七十七:順治十年。癸巳。……八月。……○己丑。諭禮部朕惟自古帝王、必立后以資內助。然皆慎重遴選、使可母儀天下。今后乃睿王於朕幼沖時、因親定婚。未經選擇。自冊立之始、即與朕志意不協。宮閫參商、已歷三載。事上御下、淑善難期。不足仰承 宗廟之重。謹於八月二十五日、奏聞 皇太后、降為靜妃。改居側宮。
- ^ a b 據中國作家王鏡輪推測,這座側宮為紫禁城西六宮的永壽宮,來源於順治帝在寵妃董鄂妃死後所撰寫的《孝獻皇后行狀》中如此寫道:「今年(順治十七年)春,永壽宮始有疾,后(指已被追封為孝獻皇后的董鄂妃)亦躬親扶侍,三晝夜忘寢興,其所以殷殷慰解悲憂,預為治備,皆如侍今后者。」意為:董鄂妃曾不眠不休地看顧居住在永壽宮的一位患病女性,如同服侍當今皇后。這位女性不太可能是當時住在永壽宮的恪妃,即便就是恪妃,順治也無須避諱其名,因此推測這位女性是為世祖廢后
- ^ 《世祖章皇帝實錄》卷之七十七:順治十年。癸巳。……八月。……○庚寅。……○禮部儀制司員外郎孔允樾奏言、臣辦事署中、偶聞廢 后一事、不覺悚然。及見馮銓等奉 聖諭內、有故廢無能之人一語、更為驚駭。竊思天子一言一動、萬世共仰况我 皇后正位三年、未聞顯有失德。特以無能二字、定廢謫之案。何以服 皇后之心。且何以服天下後世之心。
- ^ 《世祖章皇帝實錄》卷之七十七:順治十年。癸巳。……八月。……○壬辰。……○御史宗敦一、潘朝選、陳棐、張椿、杜果、聶玠、張嘉、李敬、劉秉政、陳自德、祖永杰、高爾位、白尚登、祖建明、合疏奏言、臣等捧讀降 母后為靜妃之諭。又見故廢無能之人之旨。不勝驚駭。......皇后未聞失德、忽爾見廢、非所以昭示風化也。......伏乞收回成命、以俟會議。 宗廟 社稷、實式臨之。疏入。 上以宗敦一等、明知有旨會議、瀆奏沽名。下所司議處
- ^ 《世祖章皇帝實錄》卷之七十八:順治十年。癸巳。九月。癸巳朔。……○諸王、貝勒大臣、內院、九卿、詹事科道等遵旨會議、據禮部尚書胡世安等及儀制司員外郎孔允樾所奏實係典禮常經。 皇上冊立 皇后之始祇告 天地 宗廟竝加上 昭聖慈壽恭簡皇太后徽號、以昭慶典。既已詔布天下、禮難輕易伏乞 皇上仍以 皇后正位中宮即命禮臣考據典禮選立東西兩宮則本支日茂。 聖德益光。可為萬世法矣。得旨朕納后以來緣志意不協另居側宮、已經三載。從古廢后、遺議後世、朕所悉知但勢難容忍故有此舉著議事諸王、貝勒。
- ^ 《世祖章皇帝實錄》卷之七十八:順治十年。癸巳。九月。……○丁酉。叔和碩鄭親王濟爾哈朗等會議廢后事奏言所奉 聖旨甚明。臣等亦以為是無庸更議。得旨廢后之事、朕非樂為。但容忍已久實難終已故有此舉諸王大臣、及會議各官、既共以為是。著遵前旨行。
- ^ 《燕途纪行》下:(順治十三年)十月……十九日癸巳……金汝輝來謁,又問闕中事,答以東宮皇后,明日定以寡婦貴妃冊封。二十一日,率新后出遊獐子苑。扈往衛士三千,使裹望日粮。太后因灾避寓乾德殿。帝之遊園囿,盖今仲冬之月。即前年正宮皇后,痘疫回期,以故出遊,名雖遊獵,實迺出避云......前日所廢皇后,今月因其父入朝,許以帶還。其父迺帝之表叔云。
- ^ 《梅村集》古意六首:其一:爭傳婺女嫁天孫,纔過銀河拭淚痕。但得大家千萬嵗,此生那得恨長門。其二:荳蔻梢頭二月紅,十三初入萬年宫。可憐同望西陵哭,不在分香賣履中。其三:從獵陳倉怯馬蹄,玉鞍扶上却東西。一經輦道生秋草,説著長楊路總迷。其四:玉顔憔悴幾經秋,薄命無言祗淚流。手把定情金合子,九原相見尚低頭。其五:銀海居然妬女津,南山仍錮慎夫人。君王自有他生約,此去惟應禮玉真。其六:珍珠十斛買琵琶,金谷堂深護絳紗。掌上珊瑚憐不得,却教移作上陽花。
- ^ 《朝鲜顯宗實錄》卷之十:(康熙四年三月)○壬辰……竊聞蒙古之女,曾爲順治皇帝之后,失寵黜還其國,而生子,年今十四,淸人屢請於蒙古,而終不送,早晩必有干戈從事之擧。蓋蒙右在西北方,其地廣漠無際,部落濔漫,恃强不用命,且順治之子,乃是人才,蒙人若立之而來爭,則必爲大患,故淸人甚以爲慮云。”上曰:“皇帝何如云耶?”致和曰:“年今十二,有何自斷。聞輔政頗善處事,攝政已久,而國人無貳心,誠可異也。但自謂天下大定,務爲偃武,使蕃漢人,皆不得佩劍。
- ^ 《朝鲜顯宗改修實錄》卷之十二:(康熙四年三月)○壬辰……○上御熙政堂,引見大臣及備局諸臣。......聞蒙古之女,曾爲順治君之后,失寵黜還其國而生子,年今十四。淸人屢請於蒙古,而終不送還。蒙古素恃强不用命,蒙女所生子亦賢,若擁立而爭天下,則必爲大患,故淸人甚以爲慮。
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Daily Life in the Forbidden City, Wan Yi, Wang Shuqing, Lu Yanzhen ISBN 0-670-81164-5
- Thanh sử cảo - Hậu phi liệt truyện
- Thanh thực lục