Bánh dứa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bánh dứa
Bánh dứa
Tên khácFengli Su,[1] bánh bơ dứa, bánh bột dứa
BữaMón tráng miệng
Xuất xứĐài Trung, Đài Loan
Vùng hoặc bangĐông Á
Thành phần chínhBột làm bánh (, lòng đỏ trứng, đường), mứt dứa

Bánh dứa (phồn thể: 鳳梨酥; giản thể: 凤梨酥; Hán-Việt: phượng lê tô; bính âm: fènɡ lí sū; Phúc Kiến: ông-lâi-so͘) là một loại bánh ngọt truyền thống trong ẩm thực Đài Loan, gồm có , bột, trứng, đường và mứt dứa hoặc dứa cắt lát.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dứa đã trở thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế Đài Loan vào thời kỳ thuộc Nhật. Trong thời gian này, các nhà tư bản công nghiệp Nhật Bản đã nhập khẩu nhiều giống dứa và lập nên nhiều nhà máy chế biến.[2] Đến cuối thập niên 1930, Đài Loan đã trở thành nước xuất khẩu dứa lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, khi sản xuất dứa ở Đài Loan chuyển hướng sang buôn bán nội địa và sử dụng dứa tươi, các cửa hàng bánh mì địa phương đã tìm cách sử dụng lượng dứa dư thừa này để làm bánh ngọt.[3][4] Về mặt lịch sử, trong khi bánh dứa được sản xuất như một món ăn nghi lễ, thì sự kết hợp khi chính quyền quảng bá và quá trình toàn cầu hóa đã phổ biến món bánh dứa khắp nơi. Bánh dứa trở thành một trong những món quà lưu niệm bán chạy nhất ở Đài Loan.[5]

Trồng dứa tại Đài Loan

Kể từ năm 2005, Chính quyền Đài Bắc đã tổ chức Lễ hội Văn hóa Bánh dứa Đài Bắc hàng năm nhằm thúc đẩy phát triển du lịch địa phương cùng với doanh số bán bánh dứa.[6][7] Năm 2013, tổng doanh thu từ các tiệm bánh dứa của Đài Loan đạt 40 tỷ Đài tệ (1,2 tỷ USD), và doanh số bán bánh dứa cũng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp ở nông thôn trên cả nước.[4][8]

Từ tháng 3 năm 2021, Trung Quốc đã bắt đầu cấm nhập khẩu dứa từ Đài Loan với lý do trái cây này bị nhiễm côn trùng gây hại. Lệnh cấm này sau đó cũng được mở rộng đến các sản phẩm làm từ dứa như bánh dứa.[9]

Ý nghĩa tượng trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Phúc Kiến Đài Loan, "dứa" (王梨; vương lê; ông-lâi) phát âm gần giống với cụm từ mang nghĩa "sinh sôi, thịnh vượng và phát đạt" (旺來; vượng lai; ōng-lâi).[10] Cụm từ này truyền tải hy vọng rằng gia đình sẽ được con cháu đầy nhà. Do đó, bánh dứa thường được dùng làm quà đính hôn, hoặc đơn giản là món quà cầu chúc trong bối cảnh hàng ngày. Ngày nay bánh dứa còn được xem là biểu tượng của Đài Loan.[11]

Đa dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Bánh dứa và nhân bánh

Các hiệu bánh dứa đương đại đã sáng tạo ra những biến tấu trên chiếc bánh dứa truyền thống. Nhân bánh cũng có thể kết hợp lòng đỏ trứng được bảo quản hoặc các loại trái cây khô khác như mạn việt quấtdâu tây.[12]

Tiệm bánh cũng có thể cho thêm bí đao vào mứt dứa. Cách thức này ban đầu là nỗ lực để khiến cho nhân dứa chua cay ngon miệng hơn. Tuy nhiên, đôi với các tiệm bánh đương đại, cho thêm bí đao vào nhân bánh có thể được xem là dấu hiệu cho biết bánh có chất lượng thấp hơn.[8]

Lễ hội Văn hóa Bánh dứa Đài Bắc hàng năm thường tổ chức cuộc thi, theo đó các hiệu bánh thi đua nhau để làm những chiếc bánh dứa kết hợp nhiều nguyên liệu độc đáo, chẳng hạn như gạo hoặc trà Đài Loan.[6][7]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Schwankert, Steven (ngày 17 tháng 1 năm 2015). “Before and After (Taiwanese): Beyond Taipei's Night Market Snacks”. The Beijinger. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ (Taiwan), Ministry of Foreign Affairs, Republic of China (1 tháng 11 năm 1960). “Taiwan's Growing Pineapple Industry - Taiwan Today”. Taiwan Today (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ Matthew Fulco (ngày 29 tháng 1 năm 2016). “The Pineapple Cake Chronicles”. Taiwan Business TOPICS. American Chamber of Commerce in Taiwan. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ a b “Pineapple cakes boost Taiwan's rural industries”. www.fftc.agnet.org. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ “The Who's Who of Taiwan's Pineapple Cake Industry”. City543 (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ a b 黃紫緹 (4 tháng 7 năm 2014). “Pineapple Cake Festival to Take Place Next Weekend”. tcgwww.taipei.gov.tw (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017.[liên kết hỏng]
  7. ^ a b 黃紫緹 (18 tháng 8 năm 2011). “Pineapple Cake Fiesta Kicks off in Taipei”. english.gov.taipei (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ a b “The Pineapple Cake Chronicles - Taiwan Business TOPICS”. Taiwan Business TOPICS (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ Matthew Strong (ngày 24 tháng 3 năm 2021). “China expected to extend Taiwanese pineapple ban to cakes”. Taiwan News. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2021.
  10. ^ “Mục #1270”. 臺灣閩南語常用詞辭典 [Từ điển tiếng Đài Loan Mân Nam thông dụng] (bằng tiếng Trung). Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc. 2011.
  11. ^ Hiufu Wong, Maggie. “40 of the best Taiwanese foods and drinks”. edition.cnn.com. CNN. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ “Pineapple cake festival opens in Taipei - Taipei Times”. www.taipeitimes.com. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]