Bão cytokine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bão cytokine
Khoa/NgànhMiễn dịch học

Bão cytokine hay tăng cytokine máu (tiếng Anh: cytokine storm) là một phản ứng sinh lý có ở người và động vật, thông qua hệ thống miễn dịch tự nhiên, phân tử truyền tin tiền viêm gọi là cytokine được giải phóng ra ồ ạt. Thông thường, cytokine là một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân lây nhiễm, nhưng sự phóng thích đột ngột với số lượng lớn có thể gây suy đa tạng và gây tử vong.[1]

Một số căn nguyên lây nhiễm và không lây nhiễm có thể gây bão cytokine, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cúm H1N1, cúm H5N1, SARS-CoV-1,[2][3]SARS-CoV-2 (tác nhân COVID-19), Cúm B, ParainfluenzaEbola. Các tác nhân gây bệnh khác bao gồm virus Epstein-Barr, virus cytomegalo, liên cầu khuẩn nhóm A, và bệnh không lây nhiễm như bệnh ghép chống chủ (GvHD).[4] Virus có thể xâm nhập vào các tế bào biểu mô phổi và đại thực bào phế nang để tạo ra acid nucleic của chính virus, kích thích các tế bào bị nhiễm trùng giải phóng ra cytokine và chemokine, kích hoạt đại thực bào, tế bào tua và những tế bào khác.[5]

Hội chứng bão cytokine là một tập hợp các triệu chứng bệnh lý để gây ra cơn bão cytokine. Hội chứng bão cytokine bao gồm hội chứng thực bào máu có tính chất gia đình (FLH), hội chứng thực bào máu kèm nhiễm virus Epstein-Barr (EBV-HLH), hội chứng hoạt hóa đại thực bào kèm viêm khớp tự phát thiếu niên thể toàn thân hoặc không phải thể toàn thân, hội chứng hoạt hóa đại thực bào NLRC4, hội chứng giải phóng cytokinenhiễm trùng huyết.[6]

Bão cytokine so với hội chứng giải phóng cytokine[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ bão cytokine thường được sử dụng một cách tối nghĩa thay thế cho hội chứng giải phóng cytokine (CRS) nhưng chính xác hơn là một hội chứng có thể phân biệt được và có thể cho là giai đoạn nghiêm trọng của hội chứng giải phóng cytokine hoặc một thành phần của thực thể bệnh khác, chẳng hạn như hội chứng hoạt hóa đại thực bào. Khi xảy ra do một liệu pháp, triệu chứng của CRS có thể khởi phát chậm cho đến vài ngày hoặc vài tuần sau khi điều trị. Ngay lập tức khởi phát (tối cấp) CRS dường như là bão cytokine.[7]

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Nicotinamide (một dạng vitamin B3) là chất ức chế mạnh các cytokine tiền viêm.[8][9]

Magnesi làm giảm sản xuất cytokine gây viêm bằng cách điều hòa hệ miễn dịch.[10][11]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ bão cytokine trong tài liệu y học đã xuất bản được nhắc đến đầu tiên có lẽ bởi James Ferrara vào năm 1993 trong một cuộc thảo luận về bệnh ghép chống chủ; một bệnh trong đó vai trò của việc giải phóng cytokine quá mức và tự kéo dài mãi mãi.[12][13][14] Thuật ngữ này xuất hiện tiếp theo trong một cuộc thảo luận về viêm tụy vào năm 2002, và vào năm 2003, thuật ngữ này lần đầu được sử dụng để chỉ phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng.[12]

Người ta tin rằng cơn bão cytokine là nguyên nhân gây ra số ca tử vong ở thanh niên khỏe mạnh bất tương xứng trong đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, cướp đi sinh mạng ước tính khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Trong trường hợp này, hệ miễn dịch khỏe mạnh có lẽ là cái thiếu hơn là cái có.[15][16] Kết quả nghiên cứu sơ bộ từ Đài Loan cũng chỉ ra rằng bão cytokine là nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều trường hợp tử vong trong đợt dịch SARS năm 2003.[17] Người chết do cúm gia cầm H5N1 cũng thường liên quan đến bão cytokine.[18] Bão cytokine cũng có liên quan đến hội chứng phổi do virus hanta.[19]

Năm 2006, một nghiên cứu tại bệnh viện Northwick Park ở Anh cho kết quả là cả 6 tình nguyện viên được tiêm thuốc theralizumab đều bị ốm nặng, suy đa tạng, sốt cao và phản ứng viêm toàn thân.[20] Parexel, một công ty tiến hành thử nghiệm cho các công ty dược phẩm tuyên bố rằng theralizumab có thể gây ra bão cytokine—phản ứng nguy hiểm mà những tình nguyện viên nam phải trải qua.[21]

Liên hệ với COVID-19[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đại dịch COVID-19, một số bác sĩ cho rằng nhiều trường hợp tử vong chính do bão cytokine gây ra.[22][23] Bão cytokine có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS),có tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân COVID-19.[24] SARS-CoV-2 kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên dẫn đến giải phóng một số lượng lớn cytokin, bao gồm IL-6, có thể làm tăng tính thấm thành mạch, gây ra sự chuyển động của chất lỏng và tế bào máu vào phế nang dẫn đến khó thở và suy hô hấp.[25] Bệnh tình ARDS trở nên trầm trọng hơn và tổn thương mô lan rộng có liên quan đến tỉ lệ tử vong cao hơn có thể dẫn đến suy nội tạng và/hoặc tử vong[26]

Hội chứng suy hô hấp cấp tính được chứng minh là nguyên nhân gây tử vong ở 70% trường hợp tử vong do COVID-19.[27] Phân tích nồng độ cytokine trong huyết tương cho thấy trong những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 nặng, nồng độ của nhiều interleukin và cytokine tăng cao, hỗ trợ bằng chứng của bão cytokine.[26] Ngoài ra, khám nghiệm tử thi bệnh nhân mắc COVID-19 cho thấy sự thấm đọng lớn các tế bào viêm trong các mô phổi bao gồm đại thực bào và tế bào Th17.[28]

Phát hiện sớm bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19 rất quan trọng để đảm bảo kết quả phục hồi tốt nhất, cho phép điều trị bằng nhiều loại thuốc sinh học nhắm vào cytokine để giảm đi được mức độ của chúng. Phân tích tổng hợp gợi ý ra các mô hình rõ ràng để phân biệt bệnh nhân có mắc bệnh nặng hay không. Những nhân tố dự báo có khả năng lâm vào tình trạng nghiêm trọng và tử vong có thể bao gồm "giảm lympho bào, giảm tiểu cầu và nồng độ cao của ferritin, D-dimer, aspartate aminotransferase, lactate dehydrogenase, protein phản ứng C, bạch cầu hạt trung tính, procalcitonincreatinin" cũng như interleukin-6 (IL-6). Ferritin và IL-6 được coi là dấu ấn sinh học miễn dịch khả thi đối với các trường hợp COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Ferritin và protein phản ứng C có thể là những công cụ sàng lọc khả thi để chẩn đoán sớm hội chứng đáp ứng viêm toàn thân trong trường hợp COVID-19.[29]

Do gia tăng nồng độ cytokine và interferon ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng, cả hai đều đã được điều tra nghiên cứu là mục tiêu tiềm năng cho liệu pháp SARS-CoV-2. Một thử nghiệm động vật cho thấy những con chuột mang đáp ứng của interferon sớm mạnh với SARS-CoV-2 có khả năng sống sót, nhưng trong những trường hợp khác, bệnh lại tiến triển tới hệ miễn dịch quá mẫn.[30][31] Tỷ lệ tử vong cao do COVID-19 ở những người lớn tuổi được cho là do tác động của tuổi tác lên đáp ứng của interferon.

Sử dụng corticosteroid tổng hợp dexamethasone trong thời gian ngắn, đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và tổn thương phổi do bão cytokine gây ra bằng cách ức chế bão cytokine nghiêm trọng hoặc giai đoạn tăng viêm ở bệnh nhân COVID-19.[32]

Loạt thử nghiệm lâm sàng tiếp tục xác định nguyên nhân gây ra bão cytokine trong các trường hợp mắc COVID-19.[33][34] Một trong những nguyên nhân như vậy là do đáp ứng của interferon loại I bị trì trệ dẫn đến sự tích tụ các đại thực bàobạch cầu đơn nhân gây bệnh. Lượng virus trong máu cao cũng làm trầm trọng hơn đáp ứng của interferon loại I và tiên lượng xấu hơn.[35] Bệnh tiểu đường, tăng huyết ápbệnh tim mạch đều là những yếu tố nguy cơ tạo nên bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19.[36]

Tham khảo [sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Farsalinos, Konstantinos; Barbouni, Anastasia; Niaura, Raymond (2020). “Systematic review of the prevalence of current smoking among hospitalized COVID-19 patients in China: Could nicotine be a therapeutic option?” [Đánh giá có hệ thống về tỷ lệ hút thuốc hiện tại trong số bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Trung Quốc: Liệu nicotine có thể là một lựa chọn điều trị?]. Internal and Emergency Medicine. 15 (5): 845–852. doi:10.1007/s11739-020-02355-7. PMC 7210099. PMID 32385628.
  2. ^ Wong, Jonathan P.; Viswanathan, Satya; Wang, Ming; Sun, Lun-Quan; Clark, Graeme C.; D'Elia, Riccardo V. (tháng 2 năm 2017). “Current and future developments in the treatment of virus-induced hypercytokinemia” [Những phát triển hiện tại và tương lai trong điều trị chứng tăng kali huyết do virus gây ra]. Future Medicinal Chemistry. 9 (2): 169–178. doi:10.4155/fmc-2016-0181. ISSN 1756-8927. PMC 7079716. PMID 28128003.
  3. ^ Liu, Qiang; Zhou, Yuan-hong; Yang, Zhan-qiu (tháng 1 năm 2016). “The cytokine storm of severe influenza and development of immunomodulatory therapy” [Cơn bão cytokine bởi bệnh cúm nặng và sự phát triển của liệu pháp điều hòa miễn dịch]. Cellular & Molecular Immunology. 13 (1): 3–10. doi:10.1038/cmi.2015.74. PMC 4711683. PMID 26189369.
  4. ^ Tisoncik, Jennifer R.; Korth, Marcus J.; Simmons, Cameron P.; Farrar, Jeremy; Martin, Thomas R.; Katze, Michael G. (2012). “Into the Eye of the Cytokine Storm” [Nơi mắt bão cytokine]. Microbiology and Molecular Biology Reviews. 76 (1): 16–32. doi:10.1128/MMBR.05015-11. ISSN 1092-2172. PMC 3294426. PMID 22390970.
  5. ^ Song, Peipei; Li, Wei; Xie, Jianqin; Hou, Yanlong; You, Chongge (tháng 10 năm 2020). “Cytokine storm induced by SARS-CoV-2” [Bão Cytokine do SARS-CoV-2 gây ra]. Clinica Chimica Acta; International Journal of Clinical Chemistry. 509: 280–287. doi:10.1016/j.cca.2020.06.017. ISSN 0009-8981. PMC 7283076. PMID 32531256.
  6. ^ Behrens, Edward M.; Koretzky, Gary A. (2017). “Review: Cytokine Storm Syndrome: Looking Toward the Precision Medicine Era” [Đánh giá: Hội chứng Bão Cytokine: Hướng tới Kỷ nguyên Y học Chính xác]. Arthritis & Rheumatology (bằng tiếng Anh). 69 (6): 1135–1143. doi:10.1002/art.40071. ISSN 2326-5205. PMID 28217930.
  7. ^ Porter D, Frey N, Wood PA, Weng Y, Grupp SA (tháng 3 năm 2018). “Grading of cytokine release syndrome associated with the CAR T cell therapy tisagenlecleucel” [Phân loại hội chứng giải phóng cytokine liên quan đến liệu pháp tế bào CAR T tisagenlecleucel]. Journal of Hematology & Oncology. 11 (1): 35. doi:10.1186/s13045-018-0571-y. PMC 5833070. PMID 29499750.
  8. ^ Ungerstedt JS, Blömback M, Söderström T (2003). “Nicotinamide is a potent inhibitor of proinflammatory cytokines” [Nicotinamide là một chất ức chế mạnh các cytokine tiền viêm.]. Clin Exp Immunol. 131 (1): 48–52. doi:10.1046/j.1365-2249.2003.02031.x. PMC 1808598. PMID 12519385.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Yanez M, Jhanji M, Murphy K, Gower RM, Sajish M, Jabbarzadeh E (2019). “Nicotinamide Augments the Anti-Inflammatory Properties of Resveratrol through PARP1 Activation” [Nicotinamide tăng cường các đặc tính chống viêm của Resveratrol bằng cách Hoạt hóa PARP1.]. Sci Rep. 9 (1): 10219. Bibcode:2019NatSR...910219Y. doi:10.1038/s41598-019-46678-8. PMC 6629694. PMID 31308445.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Sugimoto J, Romani AM, Valentin-Torres AM, Luciano AA, Ramirez Kitchen CM, Funderburg N; và đồng nghiệp (2012). “Magnesium decreases inflammatory cytokine production: a novel innate immunomodulatory mechanism” [Magnesi làm giảm sản xuất cytokine gây viêm: một cơ chế điều hòa miễn dịch tự nhiên mới.]. J Immunol. 188 (12): 6338–46. doi:10.4049/jimmunol.1101765. PMC 3884513. PMID 22611240.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Nielsen FH (2018). “Magnesium deficiency and increased inflammation: current perspectives” [Thiếu magnesi và tăng viêm nhiễm: quan điểm hiện tại.]. J Inflamm Res. 11: 25–34. doi:10.2147/JIR.S136742. PMC 5783146. PMID 29403302.
  12. ^ a b Clark, Ian A (tháng 6 năm 2007). “The advent of the cytokine storm” [Sự ra đời của cơn bão cytokine]. Immunology & Cell Biology. 85 (4): 271–273. doi:10.1038/sj.icb.7100062. PMID 17551531.
  13. ^ Ferrara JL, Abhyankar S, Gilliland DG (tháng 2 năm 1993). “Cytokine storm of graft-versus-host disease: a critical effector role for interleukin-1” [Cơn bão cytokine bởi bệnh ghép chống chủ: interleukin-1 là phân tử có vai trò quan trọng]. Transplantation Proceedings. 25 (1 Pt 2): 1216–7. PMID 8442093.
  14. ^ Abhyankar, Sunil; Gilliland, D. Gary; Ferrara, James L.M. (1993). “Interleukin-1 is a critical effector molecule during cytokine dysregulation in graft versus host disease to minor histocompatibility antigens1”. Transplantation. 56 (6): 1518–1522. doi:10.1097/00007890-199312000-00045. ISSN 0041-1337. PMID 8279027.
  15. ^ Osterholm MT (tháng 5 năm 2005). “Preparing for the next pandemic” [Chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo]. The New England Journal of Medicine. 352 (18): 1839–42. CiteSeerX 10.1.1.608.6200. doi:10.1056/NEJMp058068. PMID 15872196.
  16. ^ “Cytokine storm”. Bionity.
  17. ^ Huang KJ, Su IJ, Theron M, Wu YC, Lai SK, Liu CC, Lei HY (tháng 2 năm 2005). “An interferon-gamma-related cytokine storm in SARS patients” [Cơn bão cytokine liên quan đến interferon gamma ở bệnh nhân SARS]. Journal of Medical Virology. 75 (2): 185–94. doi:10.1002/jmv.20255. PMC 7166886. PMID 15602737.
  18. ^ Haque A, Hober D, Kasper LH (tháng 10 năm 2007). “Confronting potential influenza A (H5N1) pandemic with better vaccines” [Đối mặt với đại dịch cúm A (H5N1) tiềm ẩn bằng vắc xin tốt hơn]. Emerging Infectious Diseases. 13 (10): 1512–8. doi:10.3201/eid1310.061262. PMC 2851514. PMID 18258000.
  19. ^ Mori M, Rothman AL, Kurane I, Montoya JM, Nolte KB, Norman JE, và đồng nghiệp (tháng 2 năm 1999). “High levels of cytokine-producing cells in the lung tissues of patients with fatal hantavirus pulmonary syndrome” [Mức độ cao các tế bào sản xuất cytokine trong các mô phổi của bệnh nhân mắc hội chứng phổi do virus hanta gây tử vong]. The Journal of Infectious Diseases. 179 (2): 295–302. doi:10.1086/314597. PMID 9878011.
  20. ^ The Lancet Oncology (tháng 2 năm 2007). “High stakes, high risks” [Đầy hiểm họa, đầy rủi ro]. The Lancet. Oncology. 8 (2): 85. doi:10.1016/S1470-2045(07)70004-9. PMID 17267317.
  21. ^ Coghlan A (14 tháng 8 năm 2006). “Mystery over drug trial debacle deepens” [Bí ẩn về cuộc thử nghiệm thuốc ngày càng sâu sắc]. Newscientist. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2009.
  22. ^ Mehta P, McAuley DF, Brown M, Sanchez E, Tattersall RS, Manson JJ (tháng 3 năm 2020). “COVID-19: consider cytokine storm syndromes and immunosuppression” [COVID-19: xem xét hội chứng bão cytokine và ức chế miễn dịch]. Lancet. 395 (10229): 1033–1034. doi:10.1016/S0140-6736(20)30628-0. PMC 7270045. PMID 32192578.
  23. ^ Ruan Q, Yang K, Wang W, Jiang L, Song J (tháng 3 năm 2020). “Clinical predictors of mortality due to COVID-19 based on an analysis of data of 150 patients from Wuhan, China” [Các yếu tố dự báo lâm sàng về tỷ lệ tử vong do COVID-19 dựa trên phân tích dữ liệu của 150 bệnh nhân từ Vũ Hán, Trung Quốc]. Intensive Care Medicine. 46 (5): 846–848. doi:10.1007/s00134-020-05991-x. PMC 7080116. PMID 32125452.
  24. ^ Hojyo S, Uchida M, Tanaka K, Hasebe R, Tanaka Y, Murakami M, Hirano T (tháng 10 năm 2020). “How covid-19 induces cytokine storm with high mortality” [Cách covid-19 gây ra bão cytokine với tỷ lệ tử vong cao]. Inflammation and Regeneration. 40 (37): 37. doi:10.1186/s41232-020-00146-3. PMC 7527296. PMID 33014208.
  25. ^ Farsalinos, Konstantinos; Barbouni, Anastasia; Niaura, Raymond (ngày 9 tháng 5 năm 2020). “Systematic review of the prevalence of current smoking among hospitalized COVID-19 patients in China: could nicotine be a therapeutic option?” [Đánh giá có hệ thống về tỷ lệ hút thuốc hiện tại trong số bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Trung Quốc: nicotine có thể là một lựa chọn điều trị?]. Internal and Emergency Medicine. 15 (5): 845–852. doi:10.1007/s11739-020-02355-7. ISSN 1828-0447. PMC 7210099. PMID 32385628.
  26. ^ a b Ragad, Dina (ngày 16 tháng 6 năm 2020). “The COVID-19 Cytokine Storm; What we know so far” [Bão Cytokine COVID-19; Những gì chúng ta biết cho đến nay]. Front. Immunol. 11: 1446. doi:10.3389/fimmu.2020.01446. PMC 7308649. PMID 32612617.
  27. ^ Hojyo, Shintaro; Uchida, Mona; Tanaka, Kumiko; Hasebe, Rie; Tanaka, Yuki; Murakami, Masaaki; Hirano, Toshio (ngày 1 tháng 10 năm 2020). “How COVID-19 induces cytokine storm with high mortality” [Cách COVID-19 gây ra cơn bão cytokine với tỷ lệ tử vong cao]. Inflammation and Regeneration. 40: 37. doi:10.1186/s41232-020-00146-3. ISSN 1880-9693. PMC 7527296. PMID 33014208.
  28. ^ Tang, Yujun; Liu, Jiajia; Zhang, Dingyi; Xu, Zhenghao; Ji, Jinjun; Wen, Chengping (ngày 10 tháng 7 năm 2020). “Cytokine Storm in COVID-19: The Current Evidence and Treatment Strategies” [Bão Cytokine trong COVID-19: Bằng chứng hiện tại và chiến lược điều trị]. Frontiers in Immunology. 11: 1708. doi:10.3389/fimmu.2020.01708. ISSN 1664-3224. PMC 7365923. PMID 32754163.
  29. ^ Melo, Ana Karla G.; Milby, Keilla M.; Caparroz, Ana Luiza M. A.; Pinto, Ana Carolina P. N.; Santos, Rodolfo R. P.; Rocha, Aline P.; Ferreira, Gilda A.; Souza, Viviane A.; Valadares, Lilian D. A.; Vieira, Rejane M. R. A.; Pileggi, Gecilmara S.; Trevisani, Virgínia F. M. (29 tháng 6 năm 2021). “Biomarkers of cytokine storm as red flags for severe and fatal COVID-19 cases: A living systematic review and meta-analysis” [Dấu ấn sinh học của bão cytokine và là cờ đỏ cho các trường hợp COVID-19 nghiêm trọng và tử vong: Đánh giá có hệ thống sống động và phân tích tổng hợp]. PLOS ONE. 16 (6): e0253894. doi:10.1371/journal.pone.0253894. PMC 8241122. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2021.
  30. ^ Channappanavar, Rudragouda; Perlman, Stanley (2017). “Pathogenic human coronavirus infections: causes and consequences of cytokine storm and immunopathology” [Nhiễm trùng virus corona ở người: nguyên nhân và hậu quả của cơn bão cytokine và bệnh lý miễn dịch]. Seminars in Immunopathology. 39 (5): 529–539. doi:10.1007/s00281-017-0629-x. ISSN 1863-2297. PMC 7079893. PMID 28466096.
  31. ^ Velasquez-Manoff, Moises (ngày 11 tháng 8 năm 2020). “How Covid Sends Some Bodies to War With Themselves” [Cách Covid gửi một số thể để chiến với chính chúng]. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  32. ^ Sharun, Khan; Tiwari, Ruchi; Dhama, Jaideep; Dhama, Kuldeep (tháng 10 năm 2020). “Dexamethasone to combat cytokine storm in COVID-19: Clinical trials and preliminary evidence” [Dexamethasone chống lại cơn bão cytokine trong COVID-19: Thử nghiệm lâm sàng và bằng chứng sơ bộ]. International Journal of Surgery. 82: 179–181. doi:10.1016/j.ijsu.2020.08.038. PMC 7472975. PMID 32896649.
  33. ^ Hermine, Olivier; Mariette, Xavier; Tharaux, Pierre-Louis; Resche-Rigon, Matthieu; Porcher, Raphaël; Ravaud, Philippe; CORIMUNO-19 Collaborative Group (ngày 20 tháng 10 năm 2020). “Effect of Tocilizumab vs Usual Care in Adults Hospitalized With COVID-19 and Moderate or Severe Pneumonia: A Randomized Clinical Trial”. JAMA Internal Medicine. 181 (1): 32–40. doi:10.1001/jamainternmed.2020.6820. PMC 7577198. PMID 33080017.
  34. ^ Gupta, Shruti; Wang, Wei; Hayek, Salim S.; Chan, Lili; Mathews, Kusum S.; Melamed, Michal L.; Brenner, Samantha K.; Leonberg-Yoo, Amanda; Schenck, Edward J. (ngày 20 tháng 10 năm 2020). “Association Between Early Treatment With Tocilizumab and Mortality Among Critically Ill Patients With COVID-19” [Mối liên hệ giữa điều trị sớm với Tocilizumab và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo với COVID-19]. JAMA Internal Medicine. 181 (1): 41–51. doi:10.1001/jamainternmed.2020.6252. PMC 757720. PMID 33080002.
  35. ^ Sa Ribero, Margarida; Jouvenet, Nolwenn; Dreux, Marlène; Nisole, Sébastien (ngày 29 tháng 7 năm 2020). “Interplay between SARS-CoV-2 and the type I interferon response” [Tác động qua lại giữa SARS-CoV-2 và phản ứng interferon loại I]. PLOS Pathogens. 16 (7): e1008737. doi:10.1371/journal.ppat.1008737. ISSN 1553-7366. PMC 7390284. PMID 32726355.
  36. ^ Mangalmurti, Nilam; Hunter, Christopher A. (ngày 14 tháng 7 năm 2020). “Cytokine Storms: Understanding COVID-19” [Bão Cytokine: Tìm hiểu COVID-19]. Immunity. 53 (1): 19–25. doi:10.1016/j.immuni.2020.06.017. PMC 7321048. PMID 32610079.