Bước tới nội dung

Bão và áp thấp nhiệt đới tại Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2017, mùa bão ghi nhận nhiều cơn bão nhất trên biển Đông
Bão Yagi (bão số 3 năm 2024), cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 70 năm qua, gây sức gió tại Bãi Cháy là 45m/s (cấp 14) giật 62m/s (trên cấp 17) và khí áp 955,2hPa

Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á, là quốc gia nằm ở cực Đông của lục địa Đông Nam Á. Việt Nam giáp biển Đông nên khả năng xuất hiện các xoáy thuận nhiệt đới ngày càng gia tăng. Bão nhiệt đới ở quốc gia này được coi là một phần của mùa bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và do đó, bão ở đây được gọi là typhoon trong tiếng Anh.

Về mặt khí hậu, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương , hầu hết các xoáy thuận nhiệt đới có xu hướng phát triển trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11. Các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực này tương đối phổ biến, hầu hết các cơn bão này xuất hiện từ giữa năm. Mùa bão nhiệt đới hoạt động mạnh nhất ở Việt Nam là năm 2017, cơ quan khí tượng theo dõi 16 cơn bão và 04 áp thấp nhiệt đới.

Hiện nay, bão Yagi (bão số 3 năm 2024) được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên biển Đông, và với việc đổ bộ Việt Nam với sức gió cấp 14 giật cấp 17 (thực đo tại Bãi Cháy, trạm sát tâm bão, là cấp 14 (45 m/s) giật trên cấp 17 (62 m/s)), Yagi là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 70 năm qua.[1][2][3][4] Ngoài ra, Yagi cũng là cơn bão ghi nhận trị số khí áp thấp nhất cho một cơn bão đổ bộ vào Việt Nam từ trước đến nay (tính từ khi có số liệu đầy đủ), với khí áp tại Bãi Cháy (Quảng Ninh) là 955,2hPa.[1][5]

Bài viết này bao gồm bất kỳ cơn bão nhiệt đới đáng chú ý có cường độ bất kỳ đã ảnh hưởng đến Việt Nam.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2020, bao gồm 14 cơn bão trên biển Đông. Những cơn bão trên biển Đông những tháng cuối năm dồn dập đi vào Việt Nam, gây nên lũ lụt miền Trung Việt Nam năm 2020

Việt Nam ghi nhận mùa bão từ đầu tháng 6 đến hết tháng 11[6], với trung bình mỗi năm có từ 4 đến 6 cơn bão đổ bộ vào đất nước. Bất kỳ cơn bão nhiệt đới nào ở đây đều được theo dõi và phát tin bởi Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NCHMF),[7] đây là cơ quan khí tượng chính thức của quốc gia và được thành lập vào tháng 1 năm 2003. NCHMF theo dõi một cơn bão nếu nó đi vào phạm vi khu vực giám sát của cơ quan. nằm trong Biển Đông về phía tây 120°Đ và phía bắc 5°N . Bất kỳ cơn bão nào đi vào hoặc hình thành khu vực này đều được đánh số và được đặt theo thứ tự xuất hiện của nó trên biển Đông ví dụ như Bão số 1. Bão có nguồn gốc từ "暴', có nghĩa là hung dữ, bạo lực hoặc hung ác, nhưng trong tiếng Việt bản địa có nghĩa là "bão".

Một nghiên cứu để điều tra về mối tương quan giữa lượng mưa và xoáy thuận nhiệt đới trong mùa El Niño và La Niña, và cho thấy rằng có sự gia tăng lượng mưa và xoáy thuận nhiệt đới trong mùa La Niña.[8]

Phân vùng ảnh hưởng của bão

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2016 thì vùng ảnh hưởng do bão tại Việt Nam được chia làm 8 vùng.[9][10]

  • Vùng I (vùng Đông Bắc) gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn.
  • Vùng II (vùng Tây Bắc) gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.
  • Vùng III bao gồm các tỉnh thuộc đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa
  • Vùng IV gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
  • Vùng V gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
  • Vùng VI gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận
  • Vùng VII gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
  • Vùng VIII là các tỉnh còn lại, từ Bình Thuận đến Cà Mau và Kiên Giang.

Quy định về cảnh báo bão

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão gần Biển Đông

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.

Tin bão trên Biển Đông

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và có một trong các điều kiện sau:

  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam trên 1.000 km;
  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

Tin bão gần bờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão gần bờ được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới;
  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

Từ năm 2021, "Tin bão gần bờ" bị bãi bỏ theo Quyết định 18/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Các cơn bão có khả năng di chuyển vào Việt Nam trong 48 giờ sẽ được phát tin bão khẩn cấp luôn.

Tin bão khẩn cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão khẩn cấp được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam dưới 300 km;
  • Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.

Tin bão trên đất liền

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kện sau:

  • Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
  • Tâm bão đã đổ bộ vào nước khác, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 48 giờ tới.

Tin cuối cùng về cơn bão

[sửa | sửa mã nguồn]

Tin cuối cùng về cơn bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:

  • Bão đã tan;
  • Bão đã đổ bộ vào nước khác hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
  • Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.

Thang bão

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành,:

  • Áp thấp nhiệt đới có sức gió cấp 6-7
  • Bão thường là có sức gió cấp 8-9,
  • Bão mạnh có sức gió cấp 10-11.
  • Bão rất mạnh có sức gió cấp 12-15.
  • Cấp 16 trở lên là siêu bão

Danh sách các cơn bão có tác động đáng kể đến Việt Nam trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão Cecil năm 1985
Bão Cecil vào ngày 15 tháng 10 năm 1985

Trước 1970

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một cơn bão mạnh đã tàn phá Hải Phòng năm 1881 khiến 3000 người thiệt mang
  • Vào đầu tháng 5 năm 1904, một cơn bão đổ bộ vào vùng Nam Bộ ngày nay đã khiến ít nhất 3000 người chết và tổng thiệt hại tài sản hơn 1000 tỷ đồng (theo thời giá năm 2016).[11][12]
  • Một cơn bão đổ bộ vào Quy Nhơn năm 1933 vào tháng 11[13], Phan Bội Châu miêu tả cảnh tượng "tang thương", "như bãi chiến trường" trong bài thơ "Sau trận bão Quy Nhơn".[14]
  • Ba cơn bão đổ bộ vào Miền Trung Việt Nam năm 1964 gây ra lũ lụt tháng 11 năm 1964 (còn gọi là trân lụt năm Thìn) đã khiến hơn 7000 người chết và 1 triệu người mất nhà cửa.
  • Bão Wendy năm 1968 với sức gió quan trắc mạnh cấp 15 (Phù Liễn: 50 m/s cấp 15[15], giật 57 m/s cấp 17[16] - gió bão mạnh nhất lịch sử KTTV Việt Nam; riêng về gió giật tính đến trước bão Yagi 2024, sau này bão Yagi Bãi Cháy đã phá vỡ giật 62m/s), Hòn Dấu 40 m/s cấp 13) khiến 155 người chết tại Hải Phòng.

Từ năm 1970-1990

[sửa | sửa mã nguồn]
Khí áp mực nước biển thấp nhất ghi nhận
trên đất liền đối với các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam
STT Bão Năm Trị số khí áp Nguồn
Giá trị Tại
1 Yagi (bão số 3) 2024 955,2 hPa Bãi Cháy (Quảng Ninh) [1]
2 Cecil (bão số 8) 1985 959,9hPa Đông Hà (Quảng Trị) [5][17]
3 Xangsane (bão số 6) 2006 963,3 hPa Đà Nẵng [18]
4 Doksuri (bão số 10) 2017 966,6hPa Ba Đồn (Quảng Bình) [19]
5 Wayne (bão số 5) 1986 967,4 hPa Nam Định [20]
6 Frankie (bão số 2) 1996 969 hPa Văn Lý (Nam Định) [21]
7 Wutip (bão số 10) 2013 969,2 hPa Đồng Hới (Quảng Bình) [22]
8 Molave (bão số 9) 2020 971,9 hPa Quảng Ngãi [23]
  • 4 cơn bão và 1 ATNĐ từ 22/8/1973-14/9/1973 gây thiệt hại nghiêm trọng, mưa lớn 900-1100mm ở Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • Bão Sarah ngày 21/7/1977 ghi nhận gió giật 51 m/s.
  • Bão Joe (bão số 4 năm 1980) đổ bộ Hải Phòng cường độ cấp 12, gây gió mạnh cấp 10-11 ở vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòn Gai (nay là Bãi Cháy, Quảng Ninh) gió 35m/s (cấp 12).[24][25]
  • Bão Ruth (bão số 6 năm 1980) đổ bộ Quảng Xương và Thị xã Thanh Hóa - nay là TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) gió cấp 10 giật trên cấp 12, phạm vi gió mạnh rộng: Cửa Ông và Bãi Cháy (Quảng Ninh), TP Nam Định và Văn Lý (Nam Định) 24m/s cấp 9, Phù Liễn (Hải Phòng) và TP Thanh Hóa gió 28m/s (cấp 10).[26] Đây được đánh giá là cơn bão "lịch sử' ở Thanh Hóa, sức gió duy trì lâu, mưa rất lớn, lũ lụt gây thiệt hại nặng.
  • Bão Nancy (1982) đổ bộ Quỳnh Lưu (Nghệ An) với sức gió cấp 12-13 (Cửa Hội: 36m/s cấp 12, Quỳnh Lưu: 40m/s cấp 13).[27][24]
  • Bão Vera (bão số 3) năm 1983 đổ bộ vào Quảng Ninh với sức gió cấp 12-13 (Cửa Ông 40 m/s cấp 13 giật 45 m/s cấp 14) khiến ít nhất 3 người chết.
  • Bão Georgia (bão số 6) năm 1983 đổ bộ Thái Bình - Hà Nam Ninh sức gió cấp 11 (Ba Lạt (Thái Bình): 32m/s (cấp 11), Hòn Dấu (Hải Phòng) 26m/s (cấp 10)), thiệt hại nặng[24][28][29]
  • Bão Lex (1983) kết hợp với không khí lạnh gây gió mạnh khoảng 7-8 tiếng, gió mạnh cấp 12 (34m/s) giật cấp 13 (40m/s) được ghi nhận tại Đồng Hới, gây mưa lớn trên diện rộng với cường suất mưa có nơi trên 300 mm/12 giờ. Bão khiến khoảng 350 người chết và mất tích.[30][31]
  • Bão Agnes năm 1984 đổ bộ vào huyện Phù Cát, phía Nam tỉnh Nghĩa Bình cũ (nay thuộc tỉnh Bình Định) với sức gió rất mạnh lên đến cấp 11, cấp 12. Tại Quy Nhơn (phía Nam tâm bão) ghi nhận gió cấp 9, trạm Pleiku sâu trong đất liền ghi nhận gió cấp 10.[32][33] Bão khiến 134 người chết và 289 người bị thương.[34]
  • Bão Cecil năm 1985 đổ bộ vào Bình Trị Thiên với sức gió cấp 11-12, gây mưa lớn và lũ lụt khiến hơn 700 người chết. Bão Lex (1983) và bão Cecil (1985) được coi là hai cơn bão mạnh nhất trong khoảng 100 năm tại Bình Trị Thiên.[31][35] Khí áp 959,9hPa tại Đông Hà là khí áp thấp nhất ghi nhận đối với một cơn bão trên đất liền Việt Nam (đến trước bão Yagi năm 2024).[5][1]
  • Bão Wayne năm 1986 đổ bộ vào Thái Bình với sức gió cấp 12, khiến hơn 450 người thiệt mạng.
  • Bão Betty năm 1987 (bão số 2) đổ bộ Ba Đồn (Quảng Binh) gây gió cấp 11 tại trạm này; đảo Cồn Cỏ gió 28m/s (cấp 10).[36][24]
  • Bão Cary (bão số 3) năm 1987 đổ bộ Nghệ An cường độ cấp 9 (Vinh 22m/s).[36]
  • Bão Tess (bão số 10) năm 1988: đổ bộ Phan Rang Tháp Chàm cường độ cấp 10-11[37], gió 30m/s (cấp 11) tại đảo Phú Quý[38], Nha Trang gió 28m/s (cấp 10) giật 30m/s (cấp 11)[39] ; gây thiệt hại nặng.
  • Các cơn bão Cecil (cấp 10), bão Dan, bão Brian năm 1989 liên tiếp đổ bộ vào miền Trung gây lũ lụt và thiệt hại nặng nề. Riêng bão Cecil đổ bộ trái mùa vào tháng 5, gây lũ lụt nghiêm trọng làm 700 người chết
  • Bão Becky (bão số 5) năm 1990 đổ bộ Ba Đồn (Quảng Bình), sức gió cấp 11 tại trạm, riêng vùng biển ven bờ cấp 12, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ Tĩnh) gió 36m/s cấp 12.[24][40]
  • Bão Ed (bão số 6) năm 1990 đổ bộ Tĩnh Gia (Thanh Hóa), bão đi dọc bờ biển từ Quảng Nam-Đà Nẵng ra Thanh Hóa, gây gió mạnh cấp 10 giật cấp 11 ở Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng (Hòn Ngư (Nghệ An) 32m/s cấp 11).[24][40]

Từ năm 1990-1999

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Các cơn đáng chú ý Nơi tác động theo vùng Nơi đổ bộ Sức gió khi đổ bộ Tác động về mặt khí tượng khi đổ bộ Ảnh hưởng kinh tế xã hội Tham khảo[41]
1991 Bão số 3

(Zeke)

I,II,III Quảng Ninh- Hải Phòng Cấp 10 Gió cấp 9-10 giật cấp 11-12 tại Quảng Ninh, Hải Phòng

Lượng mưa do bão tại Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ), Hải Phòng 150–200 mm

2 người chết, 7 người mất tích [42]
Bão số 6

(Fred)

III, IV,VIII Hà Tĩnh- Quảng Bình Cấp 11 Hà Tĩnh có gió cấp 11, Ba Đồn có gió cấp 8, phía nam Thanh Hoá có gió cấp 6

Lượng mưa phổ biến do bão phổ biến 150-250mm, có nơi trên 300 mm Mưa lớn tại sông Mê Kông gây lũ lớn tại ĐBSCL (vùng VIII)

5 người chết

Mưa lớn tại sông Mê Kông gây lũ lớn tại ĐBSCL (vùng VIII) Gây úng ngập, thiệt hại lớn tại Đồng Bằng Sông Cử Long

[42]
1993 Bão số 2

(Bão Lewis)

III Thanh Hóa- Nghệ An Cấp 9 Gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11

Lượng mưa phổ biến từ 100–200 mm

Cung cấp lượng nước vừa phải có lợi cho nông nghiệp

Thiệt hại không đáng kể

[41]
Bão số 10 (Bão Kyle)
Bão Kyle (1993) áp sát đất liền Nam Trung Bộ, cơn bão mạnh hơn Xangsane khi đổ bộ
VI Phú Yên Cấp 12-13 Gây gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão (Phú Yên) mạnh cấp 12-13 giật cấp 16. Phú Yên quan trắc được gió mạnh 40 m/s giật 54 m/s 71 người chết, 59 người mất tích [41]
Bão số 11

(Bão Lola)

VI Khánh Hòa Cấp 10 Gây gió mạnh cấp 9-10 ở vùng gần tâm bão (Khánh Hòa)

Lượng mưa phổ biến từ 50–150 mm

23 người chết, 86 người mất tích
1994 Bão số 6

(Harry)

II,III Quảng Ninh- Hải Phòng Cấp 10 Gây gió mạnh cấp 9-10 giật cấp 11-12 tại Hải Phòng, Quảng Ninh

Lượng mưa do bão phổ biến từ 100–300 mm, có nơi hơn 400 mm

Một số thiệt hại về đê điều, không có thiệt hại về người. [41]
Bão số 7

(Joel)

II,III Quảng Ninh - Hải Phòng Cấp 9-10 Gió mạnh cấp 8-10 tại Quảng Ninh, Hải Phòng 9 người chết, 1 người bị thương, 43 nhà bị đổ [41]
1995 Bão số 10

(Yvette)

V, VI Bình Định Cấp 10 Cấp 7-8 giật cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 9-10 giật cấp 13 3 người chết, 8 người bị thương
Bão Zack

(Bão số 11)

V,VI Quảng Ngãi Cấp 12 Cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 11-12 giật cấp 13

Lượng mưa phổ biến từ 100–350 mm

27 người chết, 173 người bị thương

Thiệt hại kinh tế gần 200 tỷ đồng

1996 Bão số 2

(Frankie)

II, III Nam Định-Ninh Bình Cấp 11(~12) Gió mạnh cấp 10-11 ở Thái Bình, Hải Phòng (Thái Bình 30 m/s, Bạch Long Vĩ 34 m/s cấp 12 giật 40 m/s cấp 13). Cấp 8-9 giật cấp 11-12 ở Quảng Ninh, Nam Hà và Thanh Hoá; sâu trong đất liền gió cấp 6-7. Phạm vi gió mạnh rộng

Mưa lớn từ 200–300 mm do bão

Bão số 4

(Niki)

II, III Thanh Hóa- Ninh Bình Cấp 11(~12) Gió mạnh cấp 10-11 ở Phù Liễn (Hải Phòng), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Thanh Hóa, Nghệ An

(phạm vi gió mạnh rất rộng)

61 người chết

Thiệt hại 66 triệu USD

Bão số 5

(Bão Sally)

II,III Quảng Ninh (Móng Cái), biên giới với Trung Quốc Cấp 12 Gió mạnh cấp 7-8 ở Quảng Ninh; gió cấp 11-12 ghi nhận tại Trung Quốc.
Bão số 6

(Willie)

III, IV Nghệ An Cấp 9 Gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão (Nghệ An) cấp 8-9

Lượng mưa 300–400 mm ở Hà Tĩnh, 150–200 mm ở Nghệ An

Áp thấp nhiệt đới Marty (tháng 8) III,IV Nam Định Cấp 6 Gió giật cấp 7 ở Văn Lí (Nam Định)

Lượng mưa phổ biến 100–0 mm, một số nơi vượt 300 mm

125 người chết, 54 người mất tích
1997 Bão số 2

(Zita)

II,III Quảng Ninh - Hải Phòng Cấp 11 Gió mạnh cấp 10-11 ở Quảng Ninh, Hải Phòng

Lượng mưa phổ biến 100–150 mm, có nơi lớn hơn 200 mm.

Thiệt hại 5 triệu USD, 0 người chết
Bão số 5

(Linda)

VIII Cà Mau Cấp 10 Gió mạnh cấp 10-11

Lượng mưa phổ biến 100–250 mm, có nơi hơn 500 mm

3070 người chết và mất tích

(thiệt hại 385 triệu năm 1997 hoặc 720 triệu USD vào năm 2024)

1998 Áp thấp nhiệt đới I III Nam Định Cấp 7 Gió mạnh cấp 6-7 tại Thái Bình, Nam Định

Lượng mưa có nơi hơn 400 mm

Áp thấp nhiệt đới II IV Gió mạnh cấp 7 ở Nghệ An, Thanh Hóa
Bão số 4

(Chip)

IV,V,VI,VII Bình Thuận <cấp 6 Gió mạnh cấp 5 ở Khánh Hòa, Bình Định

Lượng mưa lớn từ 300–350 mm từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa do kết hợp với gió mùa Đông Bắc

17 người chết
Bão số 5

(Dawn)

IV,V,VI,VII Phú Yên- Khánh Hòa cấp 7 Gió mạnh cấp 7 giật cấp 8 ở Phú Yên, Khánh Hòa

Lượng mưa phổ biến từ 200–300 mm, có nơi từ 600–950 mm

187 người chết do lũ lụt
Bão số 6

(Elvis)

IV,V,VI,VII Bình Định- Phú Yên cấp 7-8 Gió mạnh cấp 6-7 ở Quảng Ngãi, Bình Đinh, Quảng Nam

Lượng mưa phổ biến từ 70–100 mm, có nơi trên 100 mm

49 người chết do lũ lụt

Thiệt hại 30 triệu USD (1998)

Bão số 7

(Gil)

VIII Cà Mau Cấp 6 Gió giật cấp 6-7 trên đất liền
Bão số 8

(Faith)

V,VI,VII Phú Yên- Khánh Hòa Cấp 8 Gió giật cấp 8-9 ở Phú Yên, Khánh Hòa

Lượng mưa phổ biến từ 100–200 mm, có nơi 200–300 mm

40 người chết, 3 người mất tích

Thiệt hại 15 triệu USD (204 tỷ đồng)

1999 Bão số 9

(Eve)

V,VI Quảng Bình Cấp 8 Gió mạnh cấp 8 ở Quảng Bình, các nơi khác trên đất liền gió cấp 6-7 Một phần của lũ lụt miền Trung năm 1999 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,

Giai đoạn 2000-2009

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Các cơn bão đáng chú ý Khu vực ảnh hưởng Nơi đổ bộ Sức gió khi đổ bộ Tác động khí tượng-thủy văn trên đất liền Tác động kinh tế xã hội Ghi chú Tham khảo[41][43]
2000 Bão số 2

(Kaemi)

IV,IV Đà Nẵng Cấp 8 Gió cấp 6-7, vùng gần tâm 8 giật cấp 10 14 người chết Kaemi là tên gốc và sai chính tả

Tên đúng chính tả tiếng Anh là Gaemi

Bão số 4

(Wukong)

III,IV,V Hà Tĩnh Cấp 10 Gió cấp 9-10 giật cấp 11 ở Nghệ An, Hà Tĩnh
2001 Bão số 2

(Durian)

I,II,III - - Gió mạnh cấp 5-6 ở Cao Bằng, Lạng Sơn

Lượng mưa vùng Đông Bắc có nơi 100–250 mm, một số nơi trên 250 mm

32 người thiệt mạng, 3 người mất tích do lũ lụt Không đổ bộ vào Việt Nam
Bão số 5

(Usagi)

III,IV Hà Tĩnh Cấp 8 Gió cấp 8 ở Nghệ An, Hà Tĩnh
Bão số 8

(Lingling)

V,VII,VII Phú Yên Cấp 11(~12) Gió cấp 7-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (Tuy Hòa 32 m/s cấp 11 giật 36 m/s cấp 12) 20 người chết, 131 người bị thương
2003 Bão số 3

(Koni)

I,II,III,IV Ninh Bình Cấp 9 Gió cấp 6-7, vùng gần tâm bão (Nam Định) cấp 8-9 giật cấp 11 3 người chết Tên bị sai chính tả tiếng Anh, tên đúng là Goni
Bão số 5

(Krovanh)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 10 Gió cấp 8-10 giật cấp 10-12 ở Hải Phòng, Quảng Ninh

Lượng mưa phổ biến 100–150 mm, nhiều nơi 150–350 mm

4 người chết Bão đổ bộ ngay sát Quảng Tây- Trung Quốc, Trung Quốc cho rằng là cấp 12 khi đổ bộ vào Quảng Ninh
Áp thấp nhiệt đới tháng 10 I,II,III - - Lượng mưa rất lớn, phổ biến từ 200–400 mm

Riêng Nam Định, Thái Bình 600–750 mm

Tan trên vùng biển vịnh Bắc Bộ
2004 Bão số 2

(Chanthu)

III,IV,V,VI Bình Định Cấp 8 Gây mưa từ nam đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ 38 người chết
Bão số 4

(Muifa)

V,VI,VII,VIII Cà Mau cấp 7 Gió giật cấp 6-7 trên đất liền 40 người chết do lũ lụt
2005 Bão số 2

(Washi)

II,III Nam Định cấp 10 Gió mạnh cấp 8-9 tại Thái Bình, Nam Định, gió cấp 10 tại Phù Liễn (Hải Phòng)
Bão số 3

(không có tên)

II,III Thanh Hóa cấp 8 Gió mạnh cấp 7-8 tại Nam Định, Thanh Hóa
Bão số 5

(không có tên)

III,IV Nghệ An cấp 7

(riêng Hòn Ngư cấp 9)

Gió mạnh cấp 6-7

Lượng mưa phổ biến 100–150 mm, một số nơi 300–400 mm

Bão số 6

(Vicente)

III,IV,V Nghệ An cấp 9 Gió mạnh cấp 8-9 trải dài từ Quảng Ninh tới Nghệ An, Quảng Bình đến Đà Nẵng có gió cấp 6-7 5 người chết Phạm vi gió mạnh cực kì rộng so với cường độ cấp 9 (không có KKL)
Bão số 7 (Damrey)
Bão Damrey (2005) lúc 06:30 sáng ngày 27 tháng 9, trước khi đổ bộ vào Nam Định-Thanh Hóa.
I,II,III,IV Thanh Hóa Cấp 12 Gió cấp 9-10 vùng gần tâm bão cấp 11-12 giật trên cấp 12 tại các tỉnh từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa (Văn Lý, Nam Định: 33 m/s giật 39 m/s 68 người chết Phạm vi gió mạnh rộng, làm vỡ đê biển Bắc Bộ và Thanh Hóa
Áp thấp nhiệt đới tháng 10 IV,V Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng cấp 6 Mưa lớn phổ biến 200–300 mm, một số nơi từ 400–600 mm
Bão số 8

(Kai-tak)

IV,V - - Quảng Nam- Đà Nẵng có gió cấp 8-9 giật cấp 11 25 người chết do lũ
2006 Bão số 5

(không có tên)

I,II,III Quảng Bình cấp 9 Gió mạnh cấp 6-7 từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 9-10 (24 m/s giật 30 m/s) Các trung tâm khác cho rằng bão số 5 là là áp thấp nhiệt đới cấp 7
Bão số 6 (Xangsane)
Bão Xangsane sau khi đổ bộ vào Đà Nẵng
IV,V,VI Đà Nẵng Cấp 13 Đà Nẵng có gió cấp 13 giật cấp 14, Hà Tĩnh có gió cấp 9 giật cấp 11, Lí Sơn có gió cấp 10 giật cấp 13, Tam Kì có gió cấp 9 giật cấp 13 72 người chết, 4 người mất tích Bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam kể từ năm 1993; tính đến trước bão Yagi năm 2024
Bão số 9

(Durian)

V,VI,VII,VIII Bến Tre- Trà Vinh Cấp 8-9 Bà Rịa-Vũng Tàu có gió cấp 9 giật cấp 12, Ba Tri (Bến Tre) có gió cấp 7 giật cấp 11, Nha Trang và Tuy Hòa có gió cấp 8 giật cấp 9-10 85 người chết, 11 người mất tích
2007 Bão số 1

(Toraji)

I,III Quảng Ninh Cấp 7-8 Gió mạnh cấp 7 tại Quảng Ninh 19 người chết
Bão số 2

(không có tên)

IV,V,VI,VII Hà Tĩnh cấp 6 Lượng mưa phổ biến từ 600–1000 mm từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, có nơi trên 1000 mm

Tây Nguyên phổ biến 200–300 mm

77 người chết, 6 người mất tích
Bão số 5 (Lekima)
Bão Lekima ngày 3 tháng 10 năm 2007
III,IV Hà Tĩnh - Quảng Bình (đèo Ngang) Cấp 12 Kì Anh (Hà Tĩnh) có gió mạnh cấp 12 giật cấp 13, Hòn Ngư (Nghệ An) cấp 10 giật cấp 11

Lượng mưa phổ biến từ 200–300 mm, tâm mưa 300–400 mm

88 người chết, 8 người mất tích

Thiệt hại 3.215 tỷ đồng

Áp thấp nhiệt đới tháng X và Bão số 7 IV,V,VII,VII - - Một phần của mưa lũ tháng 10- 5 tháng 11
2008 Bão số 4

(Kammuri)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 7 Gió cấp 7 giật cấp 9 ở Hải Phòng, Quảng Ninh

Mưa sau bão rất lớn

Mưa lũ sau bão khiến 153 người chết, 33 người mất tích Thiệt hại chủ yếu do mưa lớn
Áp thấp nhiệt đới tháng VIII I,II,III Quảng Ninh Cấp 6 Gió cấp 6 tại Quảng Ninh 3 người chết,1 người mất tích
Bão số 6

(Hagupit)

I,II,III - - Lượng mưa phổ biến 150–350 mm, có nơi cao hơn 42 người chết, 5 người mất tích

Thiệt hại 1,535 tỷ đồng

Bão số 7

(Mekkhala)

III,IV,V Quảng Bình Cấp 9 Hà Tĩnh có gió cấp 8-9 giật cấp 11, Quảng Bình có gió cấp 8 giật cấp 11

Lượng mưa do bão phổ biến 70–150 mm, có nơi trên 200 mm

16 người chết, 5 người mất tích
Áp thấp nhiệt đới tháng X IV,V Nghệ An Cấp 6-7
Bão số 10

(Noul)

V, VI, VII Khánh Hòa - Ninh Thuận Cấp 7-8
2009 Bão số 4

(Soudelor)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 8 Gió giật mạnh cấp 6-9 ở Quảng Ninh - Thái Bình 3 người chết Tàn dư sau bão
Bão số 7

(Mujigae)

I,II,III Nam Định - Thanh Hóa Cấp 8
Bão số 9 (Ketsana)
Bão Ketsana suy yếu
IV,V,VI,VII Quảng Nam-Quảng Ngãi Cấp 9 Lượng mưa phổ biến 120–600 mm tại miền Trung, có nơi 800–2000 mm. 179 người chết, 8 người mất tích

Thiệt hại 16.077 tỷ đồng

Thiệt hại chủ yếu do mưa lớn
Bão số 10

(Parma)

III Thái Bình, Nam Định <= Cấp 6 Cấp 6-7 Suy yếu thành vùng áp thấp ở bờ biển Thái Bình - Ninh Bình

Cá biệt tại đảo Bạch Long Vĩ có gió cấp 14 giật cấp 16

Bão số 11

(Mirinae)

V,VI,VII Phú Yên Cấp 8 Bình Định, Phú Yên có gió cấp 7-8

Nhiều nơi mưa lớn trên 300 mm

124 người chết, 1 người mất tích

Thiệt hại 5.796 tỷ đồng

Giai đoạn 2010-2019

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cơn bão Khu vực ảnh hưởng Nơi đổ bộ Sức gió đổ bộ Tác động khí tượng-thủy văn trên đất liền Tác động kinh tế-xã hội Ghi chú Tham khảo
2010 Bão số 1

(Conson)

III,IV Hải Phòng-Thái Bình Cấp 9 Gió cấp 8-9 giật cấp 10-11 trên đất liền Quảng Ninh-Thái Bình 13 người mất tích Cá biệt tại đảo Bạch Long Vĩ có gió cấp 15 giật cấp 17
Bão số 2 I,II,III - - Mưa lớn do tàn dư sau bão 11 người chết

Thiệt hại 39 tỷ đồng

Bão số 3

(Mindulle)

I,II,III,IV Nghệ An (Quỳnh Lưu) Cấp 10 Gió mạnh cấp 9-10 giật cấp 12-13 tại Nghệ An, các nơi ven biển khác bị ảnh hưởng phổ biến gió mạnh cấp 6-8 10 người chết, 2 người mất tích
Áp thấp nhiệt đới tháng 10 IV,V,VI - - Mưa lớn có nơi trên 400 mm 76 người chết, 7 người mất tích

Thiệt hại 7.772 tỷ đồng

2011 Bão số 2

(Haima)

I,II,III,IV Nam Định Cấp 7-8 Gió cấp 6-7 giật cấp 8-9 trên đất liền Quảng Ninh-Nam Định

Mưa lớn do bão phổ biến 100–300 mm, có nơi trên 300 mm (Thanh Hóa-Nghệ An)

28 người chết, 4 người mất tích
Bão số 3

(Nock-ten)

I,II,III,IV Thanh Hóa (Tĩnh Gia) Cấp 8 Gây gió mạnh cấp 7-9 cho các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Lượng mưa có nơi từ 100–250 mm

3 người chết
Bão số 4

(Haitang)

IV,V Quảng Bình-Thừa Thiên Huế Cấp 6 Mưa lớn do bão với lượng từ 100–200 mm, có nơi hơn 300 mm 4 người chết, 7 người mất tích
Bão số 5

(Nesat)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 10 Gió mạnh cấp 10-11 tại Quảng Ninh và các đảo ven bờ, các nơi khác từ cấp 6-7 4 người chết
Bão số 6

(Nalgae)

IV - - Mưa lớn sau bão 7 người chết, 4 người mất tích
2012 Bão số 1

(Pakhar)

VIII Bình Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu Cấp 7 Gió mạnh cấp 6-7 giật cấp 8-9 11 người chết
Bão số 4

(Vicente)

I,II,III - - Mưa lớn do bão phổ biếnn từ 100–150 mm, có nơi cao hơn 16 người chết, 1 người mất tích Ảnh hưởng gián tiếp
Bão số 5

(Kai-tak)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 8 Gió mạnh cấp 7-8 tại Quảng Ninh

Mưa rất to tại nhiều nơi, phổ biến 100–250 mm, có nơi cao đến 415 mm

21 người chết Bão đổ bộ vào Tiên Yên, Quảng Ninh.

Trung Quốc cho rằng sức gió đổ bộ là cấp 11 (30 m/s)

Bão số 7

(Gaemi)

V,VI Bình Định-Phú Yên Cấp 7 5 người chết, 1 người mất tích
Bão số 8 (Son-tinh)
Bão số 8 năm 2012 lúc 13h chiều ngày 28 tháng 10
I,II,III,IV Thái Bình-Hải Phòng Cấp 11-12 Gió mạnh cấp 11-12 giật cấp 13-14 tại Thái Bình, Nam Định 8 người chết, 2 người mất tích.

Thiệt hại 11170 tỷ đồng

Trạm khí tượng Thái Bình nằm khá sâu trong đất liền.

Gió mạnh cấp 12 tại đảo Hòn Dáu rất sát với đất liền. Bão suy yếu khi vào đến Hải Phòng- Thái Bình (tâm đi qua Bắc Thái Bình).

2013 Bão số 2

(Bebinca)

I,II,III,IV Thái Bình-Hải Phòng Cấp 7-8 Lượng mưa 208 mm tại Ninh Bình 3 người chết
Bão số 5

(Jebi)

I,II,III,IV Quảng Ninh Cấp 8-9 Gió giật mạnh cấp 10-11 tại Quảng Ninh 5 người chết
Bão số 6

(Mangkhut)

I,II,III,IV Thanh Hóa Cấp 8-9 Gió giật mạnh cấp 11 tại Nam Định 7 người chết
Bão số 8

(Không tên)

III,IV,V Thừa Thiên Huế-Quảng Nam Cấp 7 Gió giật cấp 6-7 tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Mưa lớn sau bão

27 người chết, 4 người mất tích
Bão số 10 (Wutip)
Bão Wutip lúc 13:40 giờ Việt Nam đang suy yếu dần ngay trước khi đổ bộ. Bão đổ bộ sau đó vài tiếng
IV,V,VI Quảng Bình Cấp 10 Gió cấp 10 giật cấp 13-14 tại Quảng Bình 13 người chết, 4 người mất tích

Thiệt hại 4.315 tỷ đồng

Bão số 11

(Nari)

IV,V,VII Quảng Nam Cấp 8-9 Gió giật cấp 11 tại Đà Nẵng, Quảng Nam 26 người chết, 1 người mất tích
Bão số 14

(Haiyan)

I,II,III,IV,V Quảng Ninh Cấp 11 Gió mạnh cấp 11 giật cấp 13 tại Hải Phòng, Quảng Ninh Đặc điểm KTTV năm 2013 coi đây là bão số 13. Truyền thông khi đó coi Haiyan là bão số 14, ATNĐ trước đó ở Khánh Hòa - Bình Thuận là bão số 13
Bão số 15

(Podul)

VI,VII Khánh Hòa Cấp 6 Mưa lớn sau bão 44 người chết, 3 người mất tích
2014 Bão số 2 (Rammasun)
Bão Rammasun ảnh hưởng đến Việt Nam
I,II,III - - Gió cấp 8-9 giật cấp 10 tại Quảng Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang

Các tỉnh vùng núi Bắc Bộ phổ biến 100 – 300 mm, có nơi trên 300 mm như Nà Hử 323 mm và Sìn Hồ (Lai Châu) 303 mm, Pha Đin (Điện Biên) 308 mm, Yên Bình 335 mm và Bắc Quang (Hà Giang) 305 mm, Mù Căng Chải (Yên Bái) 302mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 548 mm, Cẩm Đàn 401 mm và Sơn Động (Bắc Giang) 342 mm...

31 người chết, 1 người mất tích Bão đổ bộ vào Quảng Tây với sức gió 48 m/s (cấp 15) theo khí tượng Trung Quốc [44][45]
Bão số 3

(Kalmaegi)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 10-11 Gió cấp 8-9 giật cấp 11 tại Quảng Ninh và Hải Phòng, núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) gió cấp 11, giật cấp 13 16 người chết

Thiệt hại 535 tỷ đồng

Bão số 4

(Sinlaku)

V,VI,VII Phú Yên Cấp 7
2015 Bão số 1

(Kujira)

I,II,III,IV Hải Phòng Cấp 8 Gió giật cấp 10-12 tại Quảng Ninh, Hải Phòng.

Mưa lớn tại Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An.

14 người chết, 1 người mất tích

Thiệt hại 385 tỷ đồng

[46]
Bão số 3

(Vamco)

IV,V Quảng Nam- Quảng Ngãi Cấp 6 Vùng ven biển các tỉnh Hà Tĩnh-Bình Định có gió giật cấp 6 - 7.

Mưa lớn chia làm 2 đợt

4 người chết, 1 người mất tích [47]
2016 Bão số 1 (Mirinae)
Bão Mirinae trên đất liền Thái Bình- Ninh Bình rạng sáng 28 tháng 7
I,II,III Nam Định-Ninh Bình Cấp 12 Gió cấp 12 tại Nam Định, cấp 11-12 giật cấp 13-15 tại Thái Bình.

Ghi nhận tổng lượng mưa từ đêm 27 ngày 29/7 ở các tỉnh Bắc Bộ phổ biến từ 70 – 150 mm, riêng ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và một số nơi Trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100 – 200 mm, một số nơi có mưa lớn hơn nữa

5 người chết, 2 người mất tích

Thiệt hại 7.229 tỷ đồng

"Quái bão" tại Việt Nam

Tăng cường nhanh trước khi đổ bộ Tranh cãi lớn về bão

Bão số 3

(Dianmu)

I,II,III Hải Phòng Cấp 9 Ghi nhận lượng mưa phổ biến từ 70 – 200 mm, một số nơi đạt lượng mưa lớn hơn như Mộc Châu (Hòa Bình): 226 mm, Sa Pa (Lào Cai): 284 mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc): 349 mm, Ba Vì (Hà Nội): 218 mm. 17 người chết, 1 người mất tích
Bão số 4

(Rai)

IV,V,VI Quảng Nam- Quảng Ngãi Cấp 8 Gió giật mạnh cấp 8-10 từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi 14 người chết, 3 người mất tích

Thiệt hại 1.650 tỷ đồng

Áp thấp nhiệt đới tháng 10

(Mạnh lên từ tàn bão số 6)

IV, V Huế Cấp 6-7 Trên đât liền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế quan trắc được gió mạnh cấp 6, có nơi cấp 7, giật cấp 8 - 9.

Lượng mưa tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế phổ biến từ 150 – 250 mm, có nơi trên 300 mm; tại Hà Tĩnh và Quảng Bình đã có mưa đặc biệt lớn. Lượng mưa ở Hà Tĩnh phổ biến từ 300 – 500 mm, có nơi trên 500 mm như Kỳ Anh: 578 mm, Hà Tĩnh: 723 mm; lượng mưa ở Quảng Bình phổ biến 600 – 800 mm, có nơi trên 800 mm như Mai Hóa: 886 mm, Ba Đồn: 850 mm, Lệ Thủy: 831 mm, đặc biệt tại trạm Đồng Hới lượng mưa đo được 1053 mm. Lượng mưa 24giờ lớn nhất từ 300 – 500 mm. Cường suất mưa lớn nhất đạt 500 mm/6h và 747 mm/24h tại Quảng Bình,.

37 người chết, 1 người mất tích

Thiệt hại 4.664 tỷ đồng

Bão số 7

(Sarika)

I,II,III Biên giới Việt Trung Cấp 7 Gió cấp 6-8, giật cấp 9-11 ở Quảng Ninh - Thái Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang Tâm ATNĐ đi vào Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) cách trạm KT Móng Cái 20km về phía Đông.
2017 Bão số 2

(Talas)

III,IV Hà Tĩnh Cấp 8 Gió cấp 7-8 giật cấp 10-12 ở vùng gần tâm bão

Lượng mưa phổ biến từ 100–200 mm, có nơi cao hơn

11 người thiệt mạng

Thiệt hại lên tới 2525 tỷ đồng

[48]
Bão số 4

(Sonca)

IV,V Quảng Trị Cấp 7 Gió cấp 7 tại vùng gần tâm hệ thống, gió giật từ cấp 6-10 từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị Thiệt hại 300 tỷ đồng [48]
Bão số 10 (Doksuri)
Bão Doksuri lúc 13:10, sau vài tiếng đổ bộ
III,IV,V Quảng Bình Cấp 11(~12) Gió mạnh cấp 10-11 giật cấp 12-15 tại Hà Tĩnh, gió cấp 8 giật cấp 12-13 tại Quảng Bình 7 người chết và mất tích [49]
Áp thấp nhiệt đới tháng 10

(23W)

III,IV,V Quảng Ninh Cấp 6 Gió cấp 6-7 từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, riêng Nam Định đã ghi nhận gió cấp 8

Mưa sau bão rất lớn, nhiều nơi mưa từ 300–500 mm

82 người chết, 20 người mất tích
Bão số 12 (Damrey)
Bão Damrey lúc 7 giờ sáng, khoảng 1 giờ sau khi đổ bộ
IV,V,VI,VII,VIII Khánh Hòa Cấp 9 Khánh Hòa có gió giật cấp 12-13, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng có gió giật cấp 11-12.

Lượng mưa phổ biến từ 200–500 mm tại miền Trung, Tây Nguyên. Riêng Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi lượng mưa ghi nhận phổ biến từ 500–700 mm. Cá biệt có nơi lượng mưa hơn 1000 mm.

123 người chết và mất tích

Thiệt hại 22.680 tỷ đồng

Trên biển bão mạnh nhất cấp 13, khi vào gần bờ suy yếu dần xuống cấp 9 khi đổ bộ. [50][51]
2018 Bão số 3

(Son-tinh)

III,IV Nghệ An (Diễn Châu) Cấp 7-8 Gió cấp 6-7 giật cấp 8-9 tại Thanh Hóa

Lượng mưa phổ biến 100–200 mm, có nơi cao hơn

Một phần của mưa lũ tháng 7-8 khiến 35 người chết [52]
Bão số 4

(Bebinca)

III,IV Thanh Hóa (Tĩnh Gia) Cấp 7 Gió cấp 6-7 giật cấp 8 tại Thanh Hóa, Nam Định

Lượng mưa phổ biến từ 100–200 mm tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; có nơi cao hơn 250 mm

11 người chết, 2 người mất tích

Thiệt hại 1341 tỷ đồng

[52]
Bão số 8

(Toraji)

VI,VII,VIII - - Gió giật mạnh cấp 9 đã được ghi nhận các tỉnh như Phan Thiết, Vũng Tàu

Lượng mưa ghi nhận phổ biến từ 100–200 mm tại các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận, có

22 người chết [53] [53]
Bão số 9 (Usagi)
Bão Usagi ảnh hưởng đến miền Nam Việt Nam, hình ảnh vào trưa ngày 25 tháng 11.
V,VI,VII,VIII Bà Rịa Vũng Tàu-Thành phố Hồ Chí Minh Cấp 8 Gió mạnh phổ biến cấp 6-8 tại các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiép
2019 Bão số 2

(Mun)

I,II,III,IV Hải Phòng- Thái Bình Cấp 8-9 Lượng mưa phổ biến 40–100 mm, có nơi 100–200 mm

Gió mạnh phổ biển cấp 6-7, có nơi cấp 8-9 giật cấp 11 (Hòn Dấu)

2 người chết [54]
Bão số 3

(Wipha)

I,II,III,IV Quảng Ninh Cấp 8 Gió cấp 7-8 có nơi cấp 9 tại Quảng Ninh, Lạng Sơn

Lượng mưa phổ biến 50–150 mm tại Quảng Ninh, Thanh Hoá. Đồng Bằng Sông Hồng và Lạng Sơn phổ biến 200–300 mm, có nơi 350–480 mm

15 người chết, 7 người mất tích.

Thiệt hại 1186 tỷ đồng

Bão số 4

(Podul)

III,IV,V Quảng Bình Cấp 7-8 Gió cấp 6-7 trên đất liền.

Mưa lớn trên diện rộng.

4 người chết, 3 người mất tích
Áp thấp nhiệt đới

(Kajiki)

IV,V Thừa Thiên Huế- Quảng Ngãi Cấp 6 Gió cấp 6 giật cấp 7-8 trên đât liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị.

Lượng mưa từ nam Nghệ An tới Thừa Thiên Huế phổ biến 400–700 mm.

10 người chết do lũ lụt.
Bão số 5 (Matmo)
Bão Matmo đạt cường độ cực đại vào chiều ngày 30 tháng 10
IV,V,VI,VII Phú Yên Cấp 9 Gió cấp 9 giật cấp 11 tại Bình Định 2 người chết. [55]
Bão số 6

(Narki)

V, VI, VII Phú Yên Cấp 7 Gió giật cấp 8-9 ở Bình Định, Phú Yên.

Lượng mưa từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 10 phổ biến 100–250 mm, có nơi 250–325 mm

3 người chết và mất tích [56]

Giai đoạn 2020-2029

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cơn bão Khu vực ảnh hưởng Nơi đổ bộ Sức gió đổ bộ Tác động khí tượng-thủy văn trên đất liền Tác động kinh tế-xã hội Ghi chú Tham khảo
2020 Bão Sinlaku

(Bão số 2)

I,II,III,IV Thanh Hoá Cấp 8 Gió cấp 8 giật cấp 9 tại Nam Định [57]
Bão số 5

(Noul)

IV Huế Cấp 9 Gió mạnh nhất đạt cấp 8-9 giật cấp 10 ghi nhận trên đất liền. Bão số 8 và 10 suy yếu thành vùng áp thấp ở vùng biển ven bờ. Riêng bão số 7 ảnh hưởng cả khu vực I, II, III (miền Bắc)
Bão số 6 (Linfa)
Bão Linfa năm 2020, tên Linfa bị đề xuất loại bỏ khỏi danh sách tên luân phiên
Các khu vực IV,V bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng Quảng Ngãi Cấp 7 Một phần của lũ lụt kinh hoàng tại miền Trung Việt Nam năm 2020 gây thiệt hại lớn về người và tài sản. 249 người chết do lũ lụt.
Lũ lụt tại Huế
Bão số 7

(Nangka)

Ninh Bình Cấp 7-8
Áp thấp nhiệt đới tháng 10 Đà Nẵng Cấp 6
Bão số 8 (Saudel) và bão số 10 (Goni) Suy yếu thành vùng thấp gần bờ Cấp <6
Bão số 9
Bão Molave lúc đạt cực đại
(Molave)
Quảng Ngãi Cấp 12
Bão số 12

(Etau)

Khánh Hòa Cấp 7
Bão số 13

(Vamco)

Quảng Bình Cấp 8
2021 Bão số 2

(Koguma)

I,II,III Thanh Hoá Cấp 8-9 Gió cấp 9 giật cấp 10 tại Nam Định.

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã ghi nhận lượng mưa phổ biến từ 150–200 mm, có nơi 200–400 mm.

1 người chết do sạt lở đât [58][59]
Bão số 3

(Cempaka)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 6 [58]
Bão số 5

(Conson)

-
Bão Dianmu

(Bão số 6)

IV, V Quảng Ngãi Cấp 8
Bão Lionrock

(Bão số 7)

I, II, III, IV Thái Bình Cấp 6
Bão số 8

(Kompasu)

I, II, III, IV, V Thanh Hóa <6 Kết hợp với không khí lạnh gây gió mạnh cấp 6-7 giật cấp 8-9 trên đất liền Quảng Ninh-N.An [58]
2022 Bão số 1

(Chaba)

I,II,III - - Từ Quảng Ninh tới Thái Bình phổ biến có gió mạnh cấp 5-7, riêng Hải Phòng có nơi ghi nhận gió mạnh cấp 8 giật cấp 10 Không có báo cáo Bão đổ bộ vào Quảng Đông [60]
Bão số 2

(Mulan)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 6 Lượng mưa phổ biến từ chiều ngày 10 đến chiều ngày 12 tháng 8 ở Bắc Bộ và Thanh Hóa từ 100-200mm, có nơi trên 250mm, riêng khu vực Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên và Vĩnh Phúc từ 150-250mm, có nơi trên 300mm; Nghệ An từ 50-90mm, có nơi trên 100mm.

Gió trên đất liền yếu.

10 người chết và mất tích.

Thiệt hại 33 tỷ đồng

Bão số 3

(Ma-on)

I, II, III Quảng Ninh (Móng Cái) Cấp 8 Đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 7-8 giật cấp 9-10.

Vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng phổ biến có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.

4 người chết.

Thiệt hại 22 tỷ đồng

Bão số 4 (Noru)
Bão Noru sau khoảng 3 giờ đi vào đất liền Việt Nam và suy yếu dần. Hình ảnh lúc 7h sáng, lúc này bão đang mạnh cấp 8 giật cấp 10-11.
IV,V,VI Quảng Nam Cấp 10-11 Gió mạnh cấp 7-9 giật cấp 11-13 trên đất liền

(Quảng Nam có gió cấp 9 giật cấp 11-13, Đà Nẵng có gió cấp 7 giật cấp 9).

9 người chết.

Thiệt hại 5777 tỷ đồng

Bão số 5

(Sonca)

IV,V,VIII Quảng Nam- Quảng Ngãi Cấp 7 Gió mạnh trên đất liền phổ biến cấp 5-6 giật cấp 7. Những nơi ghi nhận gió mạnh nhất do tác động của bão kết hợp với không khí lạnh chủ yếu là các đảo

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với đới gió Đông trên cao, mưa lớn trên diện rộng đã xảy ra tại nhiều nơi tại miền Trung và một số nơi tại Tây Nguyên. Tổng lượng mưa từ chiều 13 tháng 10 đến sáng 16 tháng 10 ghi nhận tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng phổ biến từ 400–650 mm, có nơi cao hơn. Khu vực Nam Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam có tổng lượng mưa 150-400mm, có nơi trên 450mm.

8 người chết, thiệt hại 2400 tỷ đồng
2023 Áp thấp nhiệt đới tháng 9

(13W)

IV,V Huế Cấp 6 10 người chết do áp thấp nhiệt đới. [61]
2024 Bão số 2

(Prapiroon)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 9 Trà Cổ ghi nhận gió mạnh cấp 9 giật cấp 10, một số nơi khác ở Quảng Ninh có gió mạnh cấp 6 giật cấp 7 đến cấp 10.[62] 16 người chết
Bão số 3

(Yagi)

I,II,III Quảng Ninh Cấp 14[1] Các đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô ghi nhận gió bão mạnh cấp 13. Trên đất liền Quảng Ninh, trạm khí tượng Bãi Cháy ghi nhận gió mạnh cấp 14 giật trên cấp 17,[1][2] Cửa Ông ghi nhận gió cấp 12 giật cấp 14; đất liền Hải Phòng và các đảo sát bờ ghi nhận gió mạnh cấp 10-12 giật cấp 12-15. Với những tỉnh thành không giáp biển, Hải Dương ghi nhận gió mạnh cấp 10 đến cấp 13; Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc ghi nhận có gió cấp 8, cấp 9.[63] Tại Thái Bình ghi nhận gió cấp 9 giật cấp 10-12.[63][64] Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió cấp 6-7, giật cấp 8-10.[63] Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết bão Yagi gây gió giật cấp 17 ở Bãi Cháy và đây là lần đầu tiên (trên đất liền) Việt Nam đo được cấp gió giật này.[65] [Đang cập nhật] Ảnh hưởng hoàn lưu sau bão đã gây mưa lũ lớn, dẫn đến sập cầu Phong Châu tại tỉnh Phú Thọ[66]; Yagi được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên biển Đông, là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 70 năm qua.[3][67][68][4] ; khí áp thấp nhất cho một cơn bão đổ bộ vào Việt Nam từ trước đến nay (Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) 958hPa, Bãi Cháy (Quảng Ninh) 955,2hPa[1]).
Bão số 4 (Soulik) IV,V Quảng Trị (Vĩnh Linh) Cấp 7-8 Gió cấp 9, giật cấp 10 ở đảo Cồn Cỏ. Đất liền Hà Tĩnh - Quảng Trị gió cấp 6-7, giật cấp 8-10.
Bão số 6 (Trami) IV,V Thừa Thiên Huế (Phú Lộc) Cấp 7-8 Do ảnh hưởng của bão số 6 tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Sơn Trà (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10… Mưa lũ lớn, ngập lụt tại Quảng Bình [69]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Tổng cục KTTV Việt Nam (15 tháng 11 năm 2024). “MEMBER REPORT - SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM - ESCAP/WMO Typhoon Committee 19th Integrated Workshop” (PDF). Ủy ban Bão Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP/WMO Typhoon Committee), phiên họp lần thứ 19 năm 2024. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2024. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ a b Tuy nhiên, bản báo cáo ban đầu của ngành KTTV Việt Nam gửi lên Ủy ban Bão Châu Á - Thái Bình Dương trong Hội thảo tích hợp lần thứ 19 năm 2024 có nêu Bãi Cháy gió mạnh 50m/s (cấp 15), giật 63m/s (trên cấp 17). Nguồn: Tổng cục KTTV Việt Nam (14 tháng 11 năm 2024). “MEMBER REPORT SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM - ESCAP/WMO Typhoon Committee 19th Integrated Workshop - Shanghai, China - 19 - 22 November 2024” (PDF). Ủy ban Bão Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP/WMO Typhoon Committee), phiên họp lần thứ 19 năm 2024. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b Sức gió 62 m/s là trên cấp 17 theo Quyết định 18/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Việt Nam, link gốc: [1]; sức gió giật trên cấp 17 cũng được tỉnh Quảng Ninh xác nhận trong Công điện số 04 ngày 8 tháng 9 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, link gốc: [2]
  4. ^ a b https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nghi-quyet-so-143-nq-cp-khan-truong-khac-phuc-hau-qua-bao-so-3-119240918043109252.htm
  5. ^ a b c Theo Bão và phòng chống Bão, Nguyễn Đức Ngữ, 1998, trang 53 có nêu trị số khí áp thấp kỷ lục trước đây là bão Cecil (1985) 959,9hPa
  6. ^ “Typhoon and Tropical Cyclone Seasons in Vietnam”. U.S. Embassy & Consulate in Vietnam. 29 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ “Typhoon Season in Vietnam: How to Prepare Your Business”. Vietnam Briefing. 15 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ Nguyen-Thi, Hoang Anh; Matsumoto, Jun; Ngo-Duc, Thanh; Endo, Nobuhiko (2012). “A Climatological Study of Tropical Cyclone Rainfall in Vietnam”. Sola. 8: 41–44. doi:10.2151/sola.2012-011.
  9. ^ PHÓNG, BÁO SÀI GÒN GIẢI (26 tháng 12 năm 2016). “Công bố Kết quả phân vùng bão”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Vietnam+ (VietnamPlus) (26 tháng 12 năm 2016). “Công bố 8 vùng nguy cơ bão, nước biển dâng và vùng gió ở đất liền”. Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ thanhnien.vn (8 tháng 3 năm 2024). “Tìm lại dấu xưa: 'Năm Thìn bão lụt' qua các tư liệu xưa”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ VnExpress. “Chuyện ít biết về cơn bão từng làm chết 3.000 người ở Sài Gòn”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ “Chuyện chưa kể về trại phong Quy Hòa - Kỳ 1: Vùng biệt lập của những người cùi”. Báo Gia Lai điện tử. 28 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
  14. ^ Bài thơ "Sau trận bão Quy Nhơn". Phan Bội Châu, 1933.
  15. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/2549/4.pdf
  16. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/3253/5.pdf
  17. ^ Phạm Vũ Anh (1987), Mùa bão 1985, Tạp chí KTTV số tháng 1/1987 (Tổng cục KTTV), Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2023
  18. ^ Đặc điểm KTTV năm 2006, trang 20
  19. ^ Đặc điểm KTTV năm 2017, tr. 29
  20. ^ Nguyễn Hữu Lượng, Cục Dự báo KTTV. “Cơn bão số 5 (bão Wanye)” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2023. Truy cập 25 tháng 8 năm 2023.
  21. ^ Lê Văn Thảo (1996). Diễn biến cơn bão số 2 năm 1996 và công tác dự báo phục vụ. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn 1996, 430, 27-30.
  22. ^ Đặc điểm KTTV Việt Nam 2013, tr. 25
  23. ^ Đặc điểm KTTV Việt Nam 2020, tr. 28
  24. ^ a b c d e f http://tapchikttv.vn/article/2568
  25. ^ Thiên Tai Ven Biển Và Cách Phòng Chống, Vũ Như Hoán, 2004, tr.58
  26. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/3007/5.%20%C4%90i%E1%BB%81u%20tra%20t%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%97%20v%C3%A0%20ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20con%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20b%C3%A3o%20trong%20c%C6%A1n%20b%C3%A3o%20s%E1%BB%91%206%20%C4%91%E1%BB%95%20b%E1%BB%99%20v%C3%A0o%20Thanh%20Ho%C3%A1%20th%C3%A1ng%20II%20n%C4%83m%201980.pdf
  27. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/2398/5.pdf
  28. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/2592/5.pdf
  29. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/2604/6.pdf
  30. ^ Tạp chí KTTV: Một vài nhận xét về ảnh hưởng của bão trong năm 1983. Tác giả: Phan Hữu Khánh. Xuất bản ngày 24 tháng 5 năm 1984. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2023
  31. ^ a b Tạp chí KTTV: Về cơn bão số 10 (Lex) đổ bộ vào Bình Trị Thiên. Tác giả: Nguyễn Việt , Lương Duy Cước. Xuất bản ngày 24 tháng 4 năm 1984. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2024
  32. ^ Nguyễn Năng Nhượng, Nguyễn Thị Như Hạnh. "Bão năm 1984 ở Nghĩa Bình".
  33. ^ Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Văn Thắng, Trần Thục, Nguyễn Văn Hiệp, Huỳnh Thị Lan Hương, Mai Văn Khiêm (tr. 40, tháng 1 năm 2017). "NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG BÃO, XÁC ĐỊNH NGUY CƠ BÃO VÀ NƯỚC DÂNG DO BÃO KHI CÓ BÃO MẠNH ĐỔ BỘ". Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
  34. ^ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kì. "Dữ liệu quan trọng về thảm hoả thiên tai trên thế giới"(PDF) (Bản báo cáo, tr. 221). Tháng 8 năm 1993
  35. ^ Xem chi tiết bài viết Bão Cecil (1985)
  36. ^ a b http://tapchikttv.vn/data/article/3401/1.pdf
  37. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/2651/6.pdf
  38. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/2730/3.pdf
  39. ^ http://tapchikttv.vn/data/article/2628/4.pdf
  40. ^ a b http://tapchikttv.vn/data/article/2869/1%20(Slice%20267).pdf
  41. ^ a b c d e f Đặc điểm Khí tượng Thủy văn 1993-2022, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn và các tạp chí khí tượng phát hành bởi Tổng cục KTTV từ năm 2013-2021, xem tại mục Tài liệu
  42. ^ a b Phạm Vũ Anh. “Hoạt động của bão và ATND năm 1991” (PDF). Tạp chí KTTV năm 1991. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023.
  43. ^ Báo cáo Tổng hợp Thiệt hại từ năm 2006 của Tổng cục Phòng chống Thiên tai, xem tại mục Tài liệu
  44. ^ “Tạp chí KTTV tháng 8 năm 2014” (PDF). Tổng cục KTTV. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
  45. ^ “Best Track CMA 2014”. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2023.
  46. ^ “Tạp chí KTTV tháng 7 năm 2016, trang 57” (PDF).
  47. ^ “Tạp chí KTTV tháng 10 năm 2015, tr.61” (PDF). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  48. ^ a b Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu (tháng 8 năm 2017). “Tạp chí KTTV tháng 8 năm 2017, tr.58” (PDF). Tạp chí KTTV. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023.
  49. ^ “ESCAP/WMO Typhoon Committee 12th IWS- SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM” (PDF). Typhoon Committee - 12th Integrated Workshop. Truy cập 20 tháng 8 năm 2023.
  50. ^ "Cường độ của bão khi đổ bộ vào mạnh cấp 9, ở Khánh Hòa có gió giật mạnh cấp 12-13, ở Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng có gió giật mạnh cấp 10-11; các nơi khác ở Tây Nguyên, các tỉnh ven biển Quảng Ngãi, Ninh Thuận có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 8-9. Tốc độ gió mạnh nhất và gió giật mạnh nhất quan trắc được trong cơn bão số 12 tại một số trạm được trình bày trong Bảng 3.10 (xem trong sách). Trị số khi áp thấp nhất quan trắc được tại trạm Nha Trang (Khánh Hỏa) 982,1mb vào lúc 06h20/04/11.", trích từ cuốn Đặc điểm Khí tượng Thủy văn 2017, trang 34.
  51. ^ “Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 12 năm 2017 (trang 46)” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023.
  52. ^ a b “SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM - MEMBER REPORT” (PDF). Ủy ban Bão. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023.
  53. ^ a b Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. “Tạp chí KTTV tháng 12-2018, trang 62-70” (PDF). Tạp chí KTTV- Tổng cục KTTV. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2023.
  54. ^ “Báo cáo của Việt Nam lên Uỷ ban Bão nhiệt đới năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2023.
  55. ^ Định, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bình (30 tháng 10 năm 2019). “Tin bão khẩn cấp - cơn bão số 05 (23h00 ngày 30/10)”. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bình Định. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2023.
  56. ^ “Bão số 6 (Nakri)”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2023.
  57. ^ “Báo cáo của Việt Nam lên Uỷ ban Bão nhiệt đới” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2023.
  58. ^ a b c “Typhoon Passage Report - Vietnam” (PDF).
  59. ^ “Tổng hợp diễn biến cơn bão số 2”.
  60. ^ “TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI NĂM 2022” (PDF).
  61. ^ “TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI NĂM 2023” (PDF).
  62. ^ “TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN ĐẤT LIỀN (SUY YẾU TỪ CƠN BÃO SỐ 02)”. Trung tâm Dự báo KTTVQG. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2024.
  63. ^ a b c Nguyễn Đức Hoà (21 tháng 9 năm 2024). "Bản tin dự báo thời hạn tháng từ 21 tháng 9 đến 20 tháng 10". Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2024. Truy câp ngày 22 tháng 9 năm 2024.
  64. ^ “TIN BÃO TRÊN ĐẤT LIỀN (CƠN BÃO SỐ 3)(HỒI 19H NGÀY 07/9/2024)”. Đài KTTV tỉnh Thái Bình. 7 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2024.
  65. ^ Nguyễn Hải (22 tháng 10 năm 2024). “Bão Yagi đổ bộ, lần đầu tiên Việt Nam đo được gió giật cấp 17”. Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
  66. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2024.
  67. ^ https://vtv.vn/truyen-hinh/toan-canh-su-tan-pha-khung-khiep-cua-bao-so-3-va-cach-ung-pho-thien-tai-khoc-liet-20240921074301884.htm
  68. ^ https://laodong.vn/thoi-su/khan-truong-khac-phuc-hau-qua-bao-lu-nhanh-chong-on-dinh-doi-song-nhan-dan-tich-cuc-khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh-thuc-day-tang-truong-kinh-te-kiem-soat-lam-phat-1397644.ldo
  69. ^ https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/tin-cuoi-cung-ve-con-bao-so-6-800573