Bình Đức, Châu Thành (Tiền Giang)
Bình Đức
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Bình Đức | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Tiền Giang | ||
Huyện | Châu Thành | ||
Trụ sở UBND | ấp Lộ Ngang | ||
Thành lập | 2009[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°20′57″B 106°18′16″Đ / 10,34917°B 106,30444°Đ | |||
| |||
Diện tích | 8,69 km²[2] | ||
Dân số (2018) | |||
Tổng cộng | 9.417 người[2] | ||
Mật độ | 1.084 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 28579[3] | ||
Bình Đức là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Địa giới hành chính xã Bình Đức:[4]
- Phía đông giáp với xã Trung An, thành phố Mỹ Tho
- Phía tây giáp xã Song Thuận
- Phía bắc giáp các xã Thạnh Phú, Long Hưng
- Phía nam giáp sông Tiền và xã Thới Sơn (bên kia sông), thành phố Mỹ Tho.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Bình Đức theo số liệu năm 2018, có diện tích 8,69 km², dân số là 9.417 người,[2] mật độ dân số đạt 1.084 người/km². Xã Bình Đức được chia thành 3 ấp:[4]
- Lộ Ngang,
- Tân Thuận A,
- Tân Thuận B.
Phía tây xã là kênh Xáng Long Định, hay còn gọi là kênh Nguyễn Tấn Thành, xã nối với xã Song Thuận bằng một cây cầu bắc qua con kênh này. Phần cuối kênh đổ vào sông Tiền có một vùng nước lớn rộng 23 ha, là một cảng tàu. Chạy dọc theo bờ sông Tiền là tỉnh lộ 864.[5] Khu vực đáng chú ý của xã là Trại rắn Đồng Tâm, trại rắn lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long[6] và lớn nhất khu vực Đông Nam Á.[7][8]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Chiến tranh Việt Nam, Bình Đức là nơi đặt căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, gọi là căn cứ Đồng Tâm, được thành lập vào tháng 1 năm 1967.[9] Đây là nơi đồn trú của giang đoàn 117 Hải quân Hoa Kỳ và lữ đoàn 2 thuộc sư đoàn 9 Lục quân Hoa Kỳ. Căn cứ này dùng phục vụ cho hoạt động tác chiến phối hợp trên sông theo chiến thuật "hạm đội nhỏ trên sông".[10]
Năm 2009, để mở rộng địa giới thành phố Mỹ Tho, xã Bình Đức được điều chỉnh phạm vi và nhân khẩu lại, hơn 1/2 dân cư và 35% diện tích sáp nhập vào Mỹ Tho. Cụ thể là 6.830 người và 356,53 ha (hơn 3,5 km²) sáp nhập vào thành phố Mỹ Tho, xã chỉ còn lại 6.649 người và 755,29 ha (hơn 7,5 km²).[1]
Kinh tế - Xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Chợ lớn nhất là chợ Bình Đức nằm trên tỉnh lộ 864 cạnh ngay bờ sông Tiền. Tỉnh lộ 864 và tỉnh lộ 870 tập trung nhiều cơ sở kinh doanh mua bán của nhân dân trong xã. Nông nghiệp địa phương bao gồm sapo, sầu riêng, nhãn, dừa,...
Xã là nơi đặt nhiều nhà máy nước lớn nhất tỉnh, chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt cho Thành phố Mỹ Tho, như nhà máy nước Bình Đức, nhà máy nước Đồng Tâm,[11]...trong đó nhà máy nước Đồng Tâm vận hành từ năm 2011 có công nghệ xử lý nước hiện đại nhất, công suất tối đa 100.000 m³ nước/ngày đêm.[12]
Do tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng đe dọa nông nghiệp địa phương nên chính quyền tỉnh đã cho xây dựng một đập ngăn lớn bằng thép để ngăn mặn, trữ ngọt. Đập được xây nằm trên kênh Xáng Long Định (kênh Nguyễn Tấn Thành) đoạn giữa xã Bình Đức và xã Song Thuận. Đập thép này có quy mô bề mặt rộng 76 mét, lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.[13] Đập được tiến hành xây dựng vào ngày 20 tháng 2 năm 2020.[14][15] Đập sẽ phục vụ nước cho khoảng 800 nghìn người dân Tiền Giang, trong đó bao gồm TP.Mỹ Tho, các huyện vùng dự án ngọt hóa Gò Công. Bổ sung nguồn cấp nước cho nhà máy nước Đồng Tâm. Đồng thời, công trình cung cấp một phần nước ngọt cho nhà máy nước ở Rạch Gốc thuộc tỉnh Long An.[13] Quan trọng nhất là bảo vệ 128.000 ha đất nông nghiệp trước tình trạng nhiễm mặn.[16]
Xã Bình Đức ngày nay là khu vực tập trung nhiều cơ sở sửa chữa và đóng tàu lớn nhất Tiền Giang như nhà máy đóng tàu Đồng Tâm,[17] Thanh Hiểu,[18]...và cũng là lớn bậc nhất miền Tây Nam Bộ.[18]
Ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Vùng quê Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
-
Dòng kênh ở vùng quê Bình Đức.
-
Ngã 3, lối ra tỉnh lộ 870 từ Trại rắn Đồng Tâm.
-
khu vực Vàm Kinh Xáng.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “NGHỊ QUYẾT, VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN CHÂU THÀNH, HUYỆN CHỢ GẠO ĐỂ MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ MỸ THO; ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ, THÀNH LẬP XÃ THUỘC THÀNH PHỐ MỸ THO, HUYỆN CHÂU THÀNH, HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 29 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b “Xã Bình Đức”. chauthanh.tiengiang.gov.vn. ngày 31 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ Map, ngày truy cập 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Bí ẩn 40 năm trong trại rắn độc lớn nhất cả nước”. VietnamNet. ngày 3 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Những loài rắn cực độc ở trại rắn lớn nhất Việt Nam”. doisongphapluat.com. ngày 29 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
- ^ Pha Le (6 tháng 3 năm 2016). “A visit to Southeast Asia's biggest snake farm in Vietnam”. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
- ^ Khu VIII-Trung Nam Bộ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 1954-1975, tr 364
- ^ “50 năm sự kiện Mậu Thân (1968-2018)- Phần 2”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ Lê Trang (ngày 29 tháng 3 năm 2020). “Đảm bảo cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mùa khô 2020”. tiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
- ^ Thanh Thảo (ngày 29 tháng 12 năm 2011). “Nhà máy nước BOO Đồng Tâm chính thức hoạt động”. Đài Phát thanh Truyền hình Tiền Giang. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b Minh Đảm (ngày 22 tháng 2 năm 2020). “Vì sao kênh trữ nước ngọt lại bị nhiễm mặn?”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.
- ^ Nhật Trường (ngày 23 tháng 2 năm 2020). “Tiền Giang: Vì sao đắp kênh trữ ngọt trở thành trữ mặn?”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ Trung Chánh (ngày 27 tháng 1 năm 2021). “Tiền Giang cấm lưu thông trên kênh xáng Long Định để thi công đập ngăn mặn”. thesaigontimes. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
- ^ Nguyễn Sự (ngày 6 tháng 2 năm 2021). “Hợp long đập thép bảo vệ gần 130 nghìn ha cây ăn quả”. báo Nhân dân. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.
- ^ “HTX Rạch Gầm - Nhà máy đóng tàu Đồng Tâm niềm tự hào của ngành vận tải thủy nội địa”. rachgam.com. ngày 5 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b Nhật Trường (ngày 12 tháng 1 năm 2021). “Tiền Giang, đầu năm mới nhiều doanh nghiệp đóng tàu 'khủng'”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Nhật Trường (ngày 12 tháng 12 năm 2020). “Nhiều vụ tai nạn lao động chết người từ các cơ sở đóng tàu tại Tiền Giang”. VOV. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2021.