Bút thuận
Bút thuận | |||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 筆順 | ||||||||||||
Giản thể | 笔顺 | ||||||||||||
| |||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||
Hangul | 필순 | ||||||||||||
Hanja | 筆順 | ||||||||||||
| |||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||
Kanji | 筆順 | ||||||||||||
|
Bút thuận (筆順) chỉ thứ tự nét trước sau khi viết một chữ Hán hoặc các hệ thống chữ viết khác phái sinh từ chữ Hán. Nét bút là hoạt động di chuyển của bút (hoặc phấn, vân vân) trên giấy (hoặc bảng, vân vân).
Hán tự được sử dụng ở nhiều dạng thức khác nhau trong các văn bản tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên và trước đây là tiếng Việt. Phương pháp bút thuận cũng được gắn với các loại chữ tượng hình khác như chữ hình nêm.[1]
Quy tắc cơ bản
[sửa | sửa mã nguồn]Chữ Hán về bản chất là các chữ biểu ý và được vẽ bởi các nét bút trải qua hàng thiên niên kỷ các quy tắc cơ bản được đúc kết và phát triển theo thông lệ.
Mặc dù vẫn có những khác biệt nhỏ giữa cách viết Hán tự ở các nước, nhưng nguyên lý chung vẫn như nhau, đó là chữ được viết phải nhanh gọn, tay ít di chuyển nhưng lại viết được nhiều nét bút nhất. Bút thuận giúp cải thiện tốc độ viết chữ, dễ nhìn và dễ đọc. Ý niệm này có phần nào đúng khi mà trong quá trình học chữ Hán, chữ mới sẽ càng ngày càng phức tạp hơn. Do phương pháp bút thuận cũng góp phần hỗ trợ việc học và ghi nhớ chữ Hán, người học thường được dạy về nó và khuyến khích tuân theo từ những ngày đầu tiếp xúc với Hán tự.
Vĩnh tự bát pháp (永字八法) sử dụng chữ Vĩnh 永 để hướng dẫn tám quy tắc cơ bản nhất khi viết khải thư.
Quy tắc bút thuận cơ bản gồm có: từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, ngang trước sổ sau, phẩy trước mác sau, nét ngang dưới cùng viết sau, nét sổ dọc xuyên qua các nét ngang viết sau cùng, từ ngoài vào trong, vào trước đóng sau, giữa trước hai bên sau, các bộ 辶 (sước), 廴 (dẫn), 凵 (khảm) viết sau cùng,...
Tuy nhiên, cũng có các trường hợp bất quy tắc.
Bút thuận thông thường
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là một số chữ Hán mà người viết ở bất cứ khu vực nào cũng đều viết với thứ tự nét bút như nhau, có thể được xem là bút thuận thông thường.
-
Từ trái qua phải
-
Từ trên xuống dưới
-
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
-
Ngang trước, sổ sau
-
Nét ngang dưới cùng viết sau
-
Nét sổ xuyên qua nhiều nét khác viết sau cùng
-
Nét hất viết sau
-
Khi nét sổ biến thành nét phẩy, viết sau cả nét hất
-
Phẩy trước mác sau
-
Ngang trước sổ sau, phẩy trước mác sau
-
Ngoài trước trong sau
-
Đóng khẩu cuối cùng
-
Ngoài trước trong sau rồi đóng khẩu
-
Giữa trước, hai bên sau
-
辶, 廴 viết sau cùng
-
凵 viết sau cùng
Trong một số trường hợp, tự dạng chữ Hán có chút khác biệt khi nó được sử dụng làm một chữ độc lập so với khi xuất hiện với tư cách bộ thủ. Khi đó, nét bút cũng khác biệt:
Là một chữ độc lập: ngang trước sổ sau, nét sổ xuyên qua nhiều nét khác viết sau cùng. | ||
Trong tư cách là bộ thủ, nét ngang biến thành nét hất và được viết sau cùng. |
Khác biệt với bút thuận
[sửa | sửa mã nguồn]Do những khác biệt trong tập quán địa phương hoặc trường phái thư pháp mà có một số chữ có sai khác trong bút thuận.
Do đó, không có một phương pháp bút thuận tuyệt đối, chính xác và thống nhất đối với mọi chữ Hán. Ngược lại, bút thuận chỉ có tính tương đối chính xác theo khu vực và theo từng thời điểm.
Dưới đây là bút thuận cho những chữ như vậy.
Khác biệt giữa các trường phái thư pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Do có những điểm khác biệt giữa các trường phái thư pháp, những chữ dưới đây có thứ tự nét bút khác nhau:
Chữ 方 (phương)
[sửa | sửa mã nguồn]Thư pháp truyền thống (Quy tắc: chiết trước phẩy sau). | |
Cách viết biến dạng (Quy tắc: phẩy trước chiết sau). |
Chữ 門 (môn)
[sửa | sửa mã nguồn]Thư pháp truyền thống(Quy tắc:từ trái qua phải, sổ trước chiết sau). | |
Cách viết biến dạng(Quy tắc:chiết trước sổ sau), |
Chữ 门 (môn)
[sửa | sửa mã nguồn]Thư pháp truyền thống(Quy tắc:từ trái qua phải, sổ trước điểm sau), nguồn gốc từ lối viết thảo của chữ (門). | |
Phương pháp giản thể (Quy tắc: điểm trước sổ sau). |
Khác biệt vùng miền
[sửa | sửa mã nguồn]Vì cách viết các thể chữ hoặc thứ tự nét của Thư pháp Đông Á không cùng thời, bút thuận có thể có chút khác biệt.
Chữ Hán Đài Loan hiện đại, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục hiện đại (Chữ Hán giản thể từ 1956 về sau) đều có quy định bút thuận riêng biệt. Đài Loan, Hồng Kông là "điểm (chấm), hoành (ngang), trực (dọc), phách (phẩy), mác (xiên)". Trung Quốc đại lục là "Hoành (ngang), thụ (dọc), phách (phẩy), điểm (chấm), chiết (gãy/cong)". Cùng một chữ Hán, có thể có nhiều cách viết khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ.
Chữ 戈 (qua)
[sửa | sửa mã nguồn]Bút thuận của Đài Loan(Quy tắc:từ trên xuống dưới). | ||
Bút thuận của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cau, Nhật Bản(Quy tắc:phẩy trước điểm sau) |
Chữ 王 (vương), 玉 (ngọc), 主 (chủ), 生 (sinh), 青 (thanh), 麦 (mạch), 隹 (chuy)
[sửa | sửa mã nguồn]Chữ 田 (điền), 由 (do), 角 (giác)
[sửa | sửa mã nguồn]Chú ý:Các chữ 甲 (giáp), 申 (thân), 用 (dụng), 甪 (lục), 角 (giác), 甫 (phủ), 羊 (dương), 丰 (phong): nét thẳng ở giữa xuyên thẳng xuống dưới, bất luận cổ kim hay trong ngoài Trung Quốc, nét thẳng giữa này đều là nét sau cùng. Đây là quy tắc bất biến.
Chữ 有 (hữu), 右 (hữu)
[sửa | sửa mã nguồn]Bút thuận của Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cau (Quy tắc:ngang trước phẩy sau) | |
Bút thuận của Nhật Bản(Quy tắc:phẩy trước ngang sau), cũng là cách viết truyền thống. |
Chú ý:chữ 有 (hữu), 右 (hữu) hai nét đầu có nguồn gốc từ chữ 又 (hựu) trong cổ văn,do đó bút thuận truyền thống và bút thuận của Nhật Bản là như vậy. Nhưng chữ 左 (tả) hai nét đầu có nguồn gốc từ chữ 𠂇 trong cổ văn, bất luận cổ kim hay trong ngoài Trung Quốc.
Chữ 皮 (bì)
[sửa | sửa mã nguồn]Bút thuận của Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cau(Quy tắc:chiết trước phẩy sau). | |
Bút thuận của Nhật Bản(Quy tắc:phẩy trước chiết sau), cũng là cách viết truyền thống. |
Khác biệt giữa các trường phái và khu vực
[sửa | sửa mã nguồn]Có vài từ tuỳ theo trường phái thư pháp khác nhau, quy định khu vực khác nhau mà bút thuận đều có sự khác biệt, ví dụ như:
Chữ 必 (tất)
[sửa | sửa mã nguồn]Bút thuận thư pháp truyền thống,như "Thiên tự văn" của Âu Dương Tuần, "Lạc nghị nghị" của Vương Hy Chi. | |
Bút thuận của Nhật Bản, cũng là cách viết truyền thống, "Thiếp mừng năm mới" của Tô Thức, "Bảng tuyên thị" của Chung Dao cũng theo lối này. | |
Bút thuận của Trung Quốc đại lục, "Kích lộ mã hồ ký" của Đổng Kỳ Xương cũng theo lối này. | |
Một loại bút thuận khác, như "Thư tuyệt giao cùng Sơn Cự Nguyên" của Triệu Mạnh Phủ. | |
Bút thuận của Đài Loan, Hồng Kông. |
Chữ 艹 (thảo)
[sửa | sửa mã nguồn]Chữ 臣 (thần), 區 (âu, khu), 叵 (phả), 医 (y), 匿 (nặc)
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bramanti, Armando (2015). “Rethinking the Writing Space: Anatomy of Some Early Dynastic Signs”. Current Research in Cuneiform Palaeography. Proceedings of the Workshop organised at the 60ᵗʰ Rencontre Assyriologique Internationale, Warsaw 2014, pp. 31-47.