Bước tới nội dung

Bảng chữ cái tiếng Gruzia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bảng chữ cái tiếng Gruzia
damts'erloba (n.đ.'văn tự') viết bằng chữ Mkhedruli
Thể loại
Thời kỳ
430 CN – nay
Hướng viếtTrái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữTiếng Gruzia và các ngôn ngữ khác thuộc ngữ hệ Kartvelia
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc
Không rõ, tuy nhiên có thứ tự chữ cái mô phỏng theo bảng chữ cái tiếng Hy Lạp
  • Bảng chữ cái tiếng Gruzia
ISO 15924
ISO 15924Geor, – Gruzia (Mkhedruli)
Geok, 241 – Khutsuri (Asomtavruli và Nuskhuri)
Unicode
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.
Văn hóa sống nơi ba hệ chữ viết tiếng Georgia
Quốc giaGruzia
Tham khảo01205
Vùng
Lịch sử công nhận
Công nhận2016 (Kỳ họp 11)

Bảng chữ cái tiếng Gruzia hay chữ Gruzia là ba hệ chữ viết được sử dụng để viết tiếng Gruzia: Asomtavruli, NuskhuriMkhedruli. Các chữ cái của 3 hệ thống này là tương đương, có cùng tên và thứ tự chữ cái. Cả ba hệ thống này đều không phân biệt giữa chữ hoachữ thường. Mặc dù mỗi hệ thống vẫn tiếp tục được sử dụng, Mkhedruli (xem bên dưới) được lấy làm tiêu chuẩn cho tiếng Gruzia và các ngôn ngữ Kartvelia liên quan.[1]

Sắc chỉ của Quốc vương Bagrat IV của Gruzia viết bằng chữ Mkhedruli, thế kỷ 11.
Sắc chỉ của Nữ vương Tamar của Gruzia, viết bằng chữ Mkhedruli, thế kỷ 12.
Sắc chỉ của Quốc vương Vakhtang VI của Kartli, viết bằng chữ Mkhedruli, năm 1712

Mkhedruli (tiếng Gruzia: მხედრული; IPA: [mχedɾuli], n.đ.'"kỵ binh" hay "quân đội"') là hệ chữ viết hiện hành và là hệ chữ cuối cùng trong số ba hệ chữ viết Gruzia. Tên gọi của bảng chữ cái Mkhedruli bắt nguồn từ mkhedari (მხედარი), nghĩa là "kỵ sĩ", "hiệp sĩ" hay "chiến binh".[2]

Bảng chữ cái Mkhedruli có phân biệt chữ hoa và chữ thường, tiếng Gruzia gọi chữ hoa là Mkhedruli Mtavruli (მხედრული მთავრული), gọi tắt là Mtavruli (მთავრული; IPA: [mtʰavɾuli]). Ngày nay, chữ hoa hay Mtavruli chỉ được sử dụng trong những văn bản viết hoa tất cả các chữ cái, chẳng hạn như viết nhan đề, bảng hiệu hay để nhấn mạnh một từ nào đó; tuy nhiên đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta cũng dùng chữ hoa Mtavruli để viết hoa chữ cái đầu tiên của tên riêng hay của từ đầu tiên trong một câu theo truyền thống nhập liệu chữ Latinhchữ Kirin. Bảng chữ cái tiếng Gruzia đương đại không công nhận chữ viết hoa Mtavruli, tuy nhiên chữ Mtavruli vẫn được tận dụng trong nghệ thuật trang trí.

Chữ Mkhedruli xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 10. Văn bản chữ Mkhedruli nằm dưới dạng bản khắc cổ nhất tọa lạc tại Nhà thờ Ateni Sioni, có niên đại từ năm 982. Văn bản chữ Mkhedruli cổ thứ hai nằm trong sắc chỉ của Quốc vương Bagrat IV của Gruzia, niên đại thế kỷ 11. Tại Vương quốc Gruzia, chữ Mkhedruli chủ yếu được dùng trong các sắc chỉ của nhà vua, văn kiện lịch sử, bản viết tay và bản khắc. Bên cạnh đó, chữ Mkhedruli chỉ được sử dụng cho mục đích phi tôn giáo và được coi là hệ chữ viết mang tính chất "dân sự", "hoàng gia" và "thế tục".[3][4]

Chữ Mkhedruli ngày càng chiếm ưu thế so với hai hệ chữ viết còn lại, mặc dù hệ chữ Khutsuri (chữ viết giáo hội, dung hòa Nuskhuri và Asomtavruli) còn được sử dụng cho đến thế kỷ 19. Chữ Mkhedruli trở thành hệ chữ viết phổ quát dành cho tiếng Gruzia bên ngoài Giáo hội vào thế kỷ 19, ngang qua sự thiết lập và phát triển của ngành in ấn tiếng Gruzia.[5]

Bảng chữ cái tiếng Gruzia hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái tiếng Gruzia hiện đại bao gồm 33 chữ cái:

ani

bani

gani

doni

eni

vini

zeni

tani

ini

k'ani

lasi

mani

nari

oni

p'ari

zhani

rae

sani

t'ari

uni

pari

kani

ghani

q'ari

shini

chini

tsani

dzili

ts'ili

ch'ari

khani

jani

hae

Các chữ cái không còn được sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Truyền bá kỹ năng đọc viết cho người Gruzia, do Hoàng thân Ilia Chavchavadze thành lập vào năm 1879, đã quyết định bỏ 5 chữ cái không còn được sử dụng nữa ra khỏi bảng chữ cái tiếng Gruzia:

he

hie

vie

qari

hoe

  • (he) /eɪ/. Phát âm là /eː/ trong tiếng Svan. Trong tiếng Gruzia, từng được dùng tương đương với ეჲ /ej/, như trong ქრისტჱ ~ ქრისტეჲ [kʰɾistʼeɪ ~ kʰɾistʼej] (n.đ.'Chúa Kitô')
  • (hie) /je/. Được dùng thay cho chữ (ini) khi nó đứng sau một nguyên âm, tuy nhiên dần dà phát âm giống chữ (ini) nên đã bị thay thế. Bởi vậy, ngày nay từ ქრისტჱ ~ ქრისტეჲ được viết là ქრისტე [kʰɾistʼe].
  • (vie) /uɪ/. Phát âm là /w/ trong tiếng Svan. Trong tiếng Gruzia, chữ dần dà phát âm giống chữ ვი (vi) và bị ვი thay thế, như trong სხჳსი > სხვისი [sχuɪsi > sχʷisi] (n.đ.'của người khác')
  • (qari, hari) /q⁽ʰ⁾/. Trong tiếng Gruzia, dần dà phát âm giống chữ (khani), và bị chữ thay thế, như trong ჴელმწიფჱ > ხელმწიფე [qelmt͡sʼipʰeɪ > χelmt͡sʼipʰe] (n.đ.'quân chủ')
  • (hoe) /oː/ từng được dùng để viết thán từ hoi!, nay được viết là ჰოი. Ngoài ra, nó được phát âm là /ʕ/ (đôi khi là [ɦ]) trong tiếng Bats.

Tất cả các chữ cái trên (ngoại trừ chữ ) vẫn được sử dụng trong bảng chữ cái tiếng Svan; bên cạnh đó chữ (hie) được sử dụng trong bảng chữ cái tiếng Mingreliatiếng Laz để viết âm /j/. Một số chữ trong bộ năm chữ này từng được dùng trong bảng chữ cái tiếng Abkhaztiếng Ossetia trong một thời gian ngắn, lúc các ngôn ngữ này còn sử dụng hệ chữ viết Mkhedruli.

Chữ Mkhedruli viết tay

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng Unicode

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng Unicode Gruzia
Official Unicode Consortium code chart Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+10Ax
U+10Bx
U+10Cx
U+10Dx
U+10Ex
U+10Fx
Gruzia mở rộng (Official Unicode Consortium code chart:Georgian Extended)
U+1C9x
U+1CAx
U+1CBx Ჿ
Gruzia bổ trợ (Official Unicode Consortium code chart: Georgian Supplement)
U+2D0x
U+2D1x
U+2D2x

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư viện ảnh các văn bản Asomtavruli, Nuskhuri and Mkhedruli.

Thư viện ảnh Asomtavruli

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư viện ảnh Nuskhuri

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư viện ảnh Mkhedruli

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Unicode Standard, V. 6.3.
  2. ^ Nakanishi 1990, tr. 22.
  3. ^ Katzner & Miller 2002, tr. 118.
  4. ^ Chambers Encyclopedia 1901, tr. 165.
  5. ^ Putkaradze, T. (2006), “Development of the Georgian writing system”, History of Georgian language, paragraph II, 2.1.5

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Aronson, Howard I. (1990), Georgian: a reading grammar , Columbus, OH: Slavica
  • Shosted, Ryan K.; Chikovani, Vakhtang (2006), “Standard Georgian”, Journal of the International Phonetic Association, 36 (2): 255–264, doi:10.1017/S0025100306002659
  • Javakhishvili, I. Georgian palaeography Tbilisi, 1949
  • Barnaveli, T. Inscriptions of Ateni Sioni Tbilisi, 1977
  • Pataridze, R. Georgian Asomtavruli Tbilisi, 1980
  • Machavariani, E. Georgian manuscripts Tbilisi, 2011
  • Gamkrelidze, T. Writing system and the old Georgian script Tbilisi, 1989
  • Kilanawa, B. Georgian script in the writing systems Tbilisi, 1990
  • Hewitt, B.G. (1995). Georgian: A Structural Reference Grammar. John Benjamins Publishing. ISBN 978-90-272-3802-3.
  • Mchedlidze, T. The restored Georgian alphabet, Fulda, Germany, 2013

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]