Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2012
| |||||||||||||||||||||||||||||
538 thành viên trong Đại cử tri Đoàn Cần 270 phiếu để đắc cử | |||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thăm dò | |||||||||||||||||||||||||||||
Số người đi bầu | 58.6% [1] 3.0 Điểm phần trăm | ||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||
Bản đồ kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012. Kết quả đã được xác nhận tại phiên họp chung đầu tiên của Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Liên danh Obama/Biden đã thắng các tiểu bang/đặc khu màu xanh trong khi liên danh Romney/Ryan đã thắng các tiểu bang màu đỏ. Các con số biểu thị lượng phiếu đại cử tri phân bổ cho từng bang. | |||||||||||||||||||||||||||||
|
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012 diễn ra vào thứ ba, ngày 6 tháng 11 năm 2012, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 57 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Người dân đã bầu chọn các đại cử tri, và dựa trên kết quả tại khu vực mà họ đại diện, những đại cử tri này đã chính thức bầu chọn tổng thống và phó tổng thống mới vào ngày 17 tháng 12 năm 2012.
Cuộc bầu cử diễn ra cùng ngày với các cuộc bầu cử quốc hội (33 ghế thượng viện và tất cả 435 ghế hạ viện) và địa phương (12 chức vụ thống đốc và vô số cuộc trưng cầu dân ý) trong cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ, 2012.
Tổng thống đương nhiệm Barack Obama từ Illinois, người đang tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của mình, đã được tái đề cử làm ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ.[2] Cựu thống đốc Mitt Romney từ Massachusetts, đã được đề cử làm ứng cử viên đại diện cho đảng Cộng hòa.[3]
Kết quả cho thấy ông Obama đã giành đủ phiếu đại cử tri đoàn là 332, để đánh bại đối thủ của mình là ông Romney. Vì thế, ông Obama đã được tái đắc cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai và ông đã được tái nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2013.[4]
Hai ứng cử viên khác cũng hiện diện trên đủ lá phiếu để có cơ hội giành đa số phiếu đại cử tri đoàn để thắng cử trên lý thuyết: cựu Thống đốc tiểu bang New Mexico Gary Johnson, ứng cử viên của Đảng Tự do;[5] và Jill Stein, ứng cử viên của Đảng Xanh.[6] Virgil Goode, ứng cử viên Đảng Lập hiến, và Rocky Anderson, ứng cử viên Đảng Công lý hiện diện trên đủ lá phiếu nếu tính luôn các phiếu cho phép tự điền tên.[7]
Thay đổi của Đại cử tri đoàn
[sửa | sửa mã nguồn]Đại cử tri đoàn cho các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 2012 đến 2020 đã được thay đổi tỷ lệ phiếu bầu theo kết quả cuộc Điều tra dân số năm 2010. Số phiếu này căn cứ vào tỷ lệ dân số của từng tiểu bang. Những thay đổi đã được liệt kê như sau:[8]
Các tiểu bang bầu cho Đảng Dân chủ
|
Các tiểu bang bầu cho Đảng Cộng hòa
|
Các tiểu bang khác
|
8 tiểu bang (Arizona, Florida, Georgia, Nevada, South Carolina, Texas, Utah và Washington) đã thêm phiếu, trong khi 10 tiểu bang (Illinois, Iowa, Louisiana, Massachusetts, Michigan, Missouri, New Jersey, New York, Ohio và Pennsylvania) mất phiếu.
Tiến trình đề cử
[sửa | sửa mã nguồn]Đảng Dân chủ
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng thống đương nhiệm Barack Obama không có đối thủ mạnh trong các cuộc bầu cử sơ bộ cho nên kết quả cuộc đua để lựa chọn một ứng cử viên cho Đảng Dân chủ đã có thể dự đoán trước. Ngày 3 tháng 4 năm 2012, Obama đã giành đủ số đại biểu để trở thành ứng cử viên của đảng.[9][10] Joe Biden, phó tổng thống đương nhiệm, được đề cử làm ứng cử viên phó tổng thống.
Đảng Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn]Quá trình chọn một ứng cử viên cho Đảng Cộng hòa gồm có những cuộc bầu cử sơ bộ và caucus tại 50 tiểu bang cùng với Guam, Puerto Rico, Washington, D.C., Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Samoa thuộc Mỹ, và Quần đảo Bắc Marinara. Những cuộc caucus phân phối số đại biểu cho tiểu bang tại đại hội đảng toàn quốc, trong khi việc bầu chọn các đại biểu được diễn ra sau đó. Mỗi tiểu bang có một cách chọn đại biểu riêng. Mitt Romney, cựu Thống đốc tiểu bang Massachusetts được Đảng Cộng hòa đề cử cho chức tổng thống và Dân biểu Paul Ryan được đề cử cho chức phó tổng thống.
Các ứng cử viên
[sửa | sửa mã nguồn]- Mitt Romney, cựu Thống đốc Massachusetts[11][12]
- Ron Paul, Dân biểu từ Texas (ngưng vận động ngày 14 tháng 5 năm 2012, không ủng hộ đối thủ nào)[13]
- Newt Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện từ Georgia[14][15] (ngừng vận động ngày 2 tháng 5 và ủng hộ Mitt Romney)[16]
- Rick Santorum, cựu Thượng nghị sĩ từ Pennsylvania (rút tên ngày 10 tháng 4, ủng hộ Mitt Romney)[17][18][19]
- Buddy Roemer, cựu Thống đốc Louisiana[20][21] (rút tên ngày 22 tháng 2, vận động cho Đảng Người Mỹ Bầu và Đảng Cải cách)
- Rick Perry, Thống đốc Texas (rút tên ngày 19 tháng 1, ủng hộ Newt Gingrich rồi Mitt Romney)[22][23][24]
- Jon Huntsman, Jr., cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc và cự Thống đốc Utah (rút tên ngày 16 tháng 1, ủng hộ Mitt Romney)[25][26]
- Michele Bachmann, Dân biểu từ Minnesota (rút tên ngày 4 tháng 1, ủng hộ Mitt Romney)[27][28][29]
- Gary Johnson, cựu Thống đốc New Mexico (rút tên ngày 28 tháng 12 năm 2011 để ứng cử cho Đảng Tự do)[30][31]
- Herman Cain, thương gia từ Georgia (rút tên ngày 3 tháng 12, ủng hộ Newt Gingrich rồi Mitt Romney)[32][33]
- Thaddeus McCotter, Dân biểu từ from Michigan (rút tên ngày 22 tháng 9 năm 2011, ủng hộ Mitt Romney)[34][35]
- Tim Pawlenty, cựu Thống đốc Minnesota (rút tên ngày 14 tháng 8 năm 2011, ủng hộ Mitt Romney)[36][37]
Các đảng khác
[sửa | sửa mã nguồn]Các đảng thứ ba sau đây có tên trên đủ lá phiếu để có thể thắng cử trên lý thuyết (tối thiểu là 270 phiếu đại cử tri).
- Đảng Tự do: đề cử Gary Johnson, cựu Thống đốc New Mexico làm tổng thống;[5] Jim Gray, thẩm phán về hưu từ California làm phó tổng thống[38]
- Đảng Xanh: đề cử Jill Stein, bác sĩ từ Massachusetts làm tổng thống;[39] Cheri Honkala, nhà tổ chức xã hội từ Pennsylvania làm phó tổng thống.[40]
- Đảng Lập hiến: Virgil Goode, cựu Dân biểu từ Virginia cho tổng thống;[41] Jim Clymer từ Pennsylvania cho phó tổng thống[42]
- Đảng Công lý: Rocky Anderson, cựu Thị trưởng Thành phố Salt Lake và thành viên sáng lập Đảng Công lý, từ Utah cho tổng thống, Luis J. Rodriguez từ California cho phó tổng thống.[43][44]
Các đại hội đảng
[sửa | sửa mã nguồn]- 18–21 tháng 4 năm 2012: Đại hội Đảng Lập hiến được tổ chức tại Nashville, Tennessee;[45] Đại hội đã đề cử Virgil Goode.
- 3–6 tháng 5 năm 2012: Đại hội Đảng Tự do được tổ chức tại Las Vegas, Nevada;[46] Đại hội đã đề cử Gary Johnson.[47]
- 13–15 tháng 7 năm 2012: Đại hội Đảng Xanh được tổ chức tại Baltimore, Maryland;[48] Jill Stein được đề cử.[6]
- 27–30 tháng 8 năm 2012: Đại hội Đảng Cộng hòa được tổ chức tại Tampa, Florida;[49] Mitt Romney được đề cử.
- 3–6 tháng 9 năm 2012: Đại hội Đảng Dân chủ được tổ chức tại Charlotte, North Carolina;[50] Barack Obama được đề cử.
Diễn biến
[sửa | sửa mã nguồn]Các cuộc tranh luận
[sửa | sửa mã nguồn]Hội đồng ủy ban về Tranh luận Tổng thống (Commission on Presidential Debates) đã công bố bốn cuộc tranh luận.[51] Các ứng cử viên phải có tên trong đủ lá phiếu để có cơ hội thắng cử và có trên 15% ủng hộ trong các cuộc thăm dò ý kiến trong ngày lựa chọn.[52]
- Thứ 4 ngày 3 tháng 10: Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên diễn ra tại Đại học Denver ở Denver, Colorado,[53] với Jim Lehrer làm người dẫn chương trình[54]
- Thứ 5 ngày 11 tháng 10: Cuộc tranh luận phó tổng thống diễn ra tại Đại học Centre ở Danville, Kentucky,[53] do Martha Raddatz làm người dẫn chương trình[54]
- Thứ 3 ngày 16 tháng 10: Cuộc tranh luận tổng thống thứ nhì diễn ra tại Đại học Hofstra ở Hempstead, New York,[53] do Candy Crowley làm người dẫn chương trình.[54] Cuộc tranh luận này có định dạng như một cuộc họp thành phố.[55]
- Thứ 2 ngày 22 tháng 10: Cuộc tranh luận tổng thống thứ ba diễn ra tại Đại học Lynn ở Boca Raton, Florida,[53] do Bob Schieffer làm người dẫn chương trình[54]
Một cuộc tranh luận độc lập khác giữa các ứng cử viên đảng nhỏ diễn ra vào Thứ 3 ngày 23 tháng 10 tại University Club of Chicago ở Chicago, Illinois, do Larry King làm người dẫn chương trình.[56] Cuộc tranh luận này do Quỷ Bầu cử Tự do và Bình đẳng (Free and Equal Elections Foundation) tổ chức. Các ứng cử viên phải có đủ phiếu để thắng cử trên lý thuyết. Gary Johnson (Tự do), Jill Stein (Xanh), Virgil Goode (Lập hiến) và Rocky Anderson (Công lý) tham gia cuộc tranh luận này.
Bầu cử
[sửa | sửa mã nguồn]Trình tự cuộc bầu cử diễn ra như sau:
- 6 tháng 11 năm 2012 – Ngày Bầu cử
- 17 tháng 12 năm 2012 – Đại cử tri đoàn sẽ chính thức bầu chọn một Tổng thống và Phó Tổng thống.
- 3 tháng 1 năm 2013 – Quốc hội Hoa Kỳ khóa 113 được tuyên thệ.
- 6 tháng 1 năm 2013 – Các phiếu đại cử tri được chính thức đếm trước một cuộc họp của cả hai viện Quốc hội.
- 20 tháng 1 năm 2013 – Tổng thống được tuyên thệ, nhiệm kỳ bắt đầu.
- 21 tháng 1 năm 2013 – Ngày nhậm chức (đáng lẽ là ngày 20 theo truyền thống, nhưng hôm đó nhầm vào ngày là Chủ nhật)[57]
Kết quả
[sửa | sửa mã nguồn]Ứng cử viên tổng thống | Đảng phái | Tiểu bang quê hương |
Phiếu phổ thông |
Phiếu đại cử tri |
Ứng cử viên liên danh | Tiểu bang quê hương của ứng cử viên liên danh |
Số phiếu đại cử tri của ứng cử viên liên danh | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Số phiếu | % | |||||||
Barack Obama | Dân chủ | Illinois | 62.088.847 | 50,55% | 332 | Joe Biden | Delaware | 332 |
Mitt Romney | Cộng hòa | Michigan | 58.783.137 | 47,86% | 206 | Paul Ryan | Wisconsin | 206 |
Gary Johnson | Tự do | New Mexico | 1.198.942 | 0,98% | 0 | Jim Gray | California | 0 |
Jill Stein | Xanh | Massachusetts | 424.676 | 0,345 | 0 | Cheri Honkala | Pennsylvania | 0 |
Virgil Goode | Lập hiến | Virginia | 117.877 | 0,10% | 0 | Jim Clymer | Pennsylvania | 0 |
Khác | 198.841 | 0,16% | – | Khác | – | |||
Tổng số | 122.146.119 | 100% | 538 | 538 | ||||
Cần để thắng | 270 | 270 |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2012. |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ McDonald, Michael (ngày 25 tháng 3 năm 2013). “2012 General Election Turnout Rates”. George Mason University. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- ^ Siegel, Elyse (ngày 4 tháng 4 năm 2011). “Barack Obama 2012 Campaign Officially Launches”. The Huffington Post. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2011.
- ^ Holland, Steve (ngày 30 tháng 5 năm 2012) "Romney clinches Republican 2012 nomination in Texas" Lưu trữ 2015-09-24 tại Wayback Machine, Reuters. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012.
- ^ Jeff Zeleny và Jim Rutenberg (ngày 7 tháng 11 năm 2012). “Obama's Night”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
- ^ a b “Libertarians nominate ex-Governor Gary Johnson for president”. Reuters. ngày 5 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
- ^ a b “Mass. doctor Jill Stein wins Green Party's presidential nod”. USA Today. Associated Press. ngày 14 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
- ^ Dance, George (ngày 15 tháng 10 năm 2012). “Third-Party Presidential Debate ngày 23 tháng 10 năm 2012”. Nolan Chart. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012.
- ^ “Table 1. Apportionment Population and Number of Representatives, by State: 2010 Census” (PDF). U.S. Census Bureau. ngày 21 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
- ^ Jackson, David (ngày 4 tháng 4 năm 2012)"It's official: Obama clinches Democratic nomination", USA Today. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ (ngày 4 tháng 4 năm 2012) "Obama Clinches Democratic Nomination" Lưu trữ 2020-10-05 tại Wayback Machine, CNN. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
- ^ "Mitt Romney announces bid to be US president in 2012", BBC. ngày 2 tháng 6 năm 2011
- ^ Elliott, Philip (ngày 2 tháng 6 năm 2011). “Romney opens presidential bid — he's got company”. Deseret News. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
- ^ Good, Chris (ngày 14 tháng 5 năm 2012). “Ron Paul to Stop Campaigning in New States”. ABC News. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
- ^ Marr, Kendra (ngày 11 tháng 5 năm 2011). “Newt Gingrich running for president”. Politico. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011.
- ^ Shear, Michael (ngày 11 tháng 5 năm 2011) "Video: Gingrich Announces for President", The New York Times. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011.
- ^ Montopoli, Brian (ngày 2 tháng 5 năm 2012) "Newt Gingrich suspends presidential campaign" Lưu trữ 2012-10-02 tại Wayback Machine, CBS News. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012.
- ^ George, Stephanopoulos (ngày 6 tháng 6 năm 2011). “Rick Santorum Will Run for President: 'We're In It to Win'”. ABC News. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- ^ Salant, Jonathan D. (ngày 6 tháng 6 năm 2011). “Ex-Pennsylvania Senator Santorum Announces '12 Republican Presidential Bid”. Bloomberg News. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Republican Rick Santorum announces presidential run”. The Patriot News. Associated Press. ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Roemer kicks off 2012 presidential bid”. KRQE. ngày 21 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
- ^ McKinnon, Mark (ngày 21 tháng 7 năm 2011). “Listen to Candidate Roemer”. The Daily Beast. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Texas Gov. Rick Perry Jumps In Presidential Race”. ABC News. ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
- ^ Hamby, Peter (ngày 19 tháng 1 năm 2012). “BREAKING: Perry drops out, endorses Gingrich”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
- ^ Reston, Maeve (ngày 13 tháng 8 năm 2011). “Texas Gov. Rick Perry declares GOP presidential bid”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
- ^ "Huntsman's sly web strategy", The Hill. ngày 11 tháng 5 năm 2011.
- ^ "Jon Huntsman: My Mormonism is 'tough to define'", Politico. ngày 12 tháng 5 năm 2011.
- ^ Rucker, Philip (ngày 4 tháng 1 năm 2012). “Michele Bachmann drops out of GOP race after Iowa caucuses”. The Washington Post. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012.
- ^ Rosenwald, Michael S. (ngày 14 tháng 6 năm 2011). “Michele Bachmann files paperwork to run for president”. The Washington Post.
- ^ Burns, Alexander (ngày 13 tháng 6 năm 2011). “Michele Bachmann is in”. Politico. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
- ^ Camia, Catalina (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Ex-N.M. governor Gary Johnson announces for president”. USA Today.
- ^ “Gary Johnson throws his hat into the GOP presidential ring, will he be the 2012 Ron Paul?”. Los Angeles Times.
- ^ Green, Joshua (ngày 21 tháng 5 năm 2011) "Herman Cain Makes It Official", The Atlantic. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011.
- ^ Creed, Ryan (ngày 21 tháng 5 năm 2011) "Herman Cain, Former CEO of Godfather's Pizza, Announces His Candidacy", ABC News. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2011.
- ^ Madison, Lucy (ngày 1 tháng 7 năm 2011). “Michigan Rep. Thaddeus McCotter to jump into Republican presidential race”. CBS News. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
- ^ Summers, Juana (ngày 20 tháng 7 năm 2011). “Candidates face off on Twitter”. Politico. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
- ^ Bakst, Brian (ngày 14 tháng 8 năm 2011). “Ex-Minn. Gov. Tim Pawlenty ends White House bid”. The Huffington Post. Associated Press. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
- ^ Reinhard, Beth (ngày 13 tháng 8 năm 2011). “Bachmann Boom; TPaw Bust?”. National Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
- ^ Riggs, Mike (ngày 5 tháng 5 năm 2012). “Judge Jim Gray Is the 2012 Libertarian Party Vice Presidential Nominee”. Reason Online. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
- ^ Kilar, Steve (ngày 14 tháng 7 năm 2012). “Green Party nominates Jill Stein for president at Baltimore convention”. The Baltimore Sun. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
- ^ Steinmetz, Katy (ngày 11 tháng 7 năm 2012) "The Green Team: Jill Stein’s Third-Party Bid to Shake Up 2012", TIME.com. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Goode gets Constitution Party's nomination for president”. The Roanoke Times. ngày 21 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Constitution Party Convention Wrap-Up: vice Presidential Candidate and Officer Elections”. Independent Political Report. ngày 21 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
- ^ Gehrke, Robert (ngày 17 tháng 7 năm 2012). “Rocky picks activist-author as his VP running mate”. The Salt Lake Tribune. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
- ^ Schwarz, Hunter (ngày 13 tháng 1 năm 2012). “Rocky Anderson accepts his newly-formed party's presidential nomination”. Deseret News. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2012.
- ^ Winger, Richard (ngày 18 tháng 11 năm 2010) "2012 Constitution Party National Convention Set for Nashville", Ballot Access News. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2010.
- ^ Myers, Laura (ngày 30 tháng 11 năm 2010) "Las Vegas will host Libertarian convention" Las Vegas Review-Journal. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2010.
- ^ Cristina Silva (ngày 5 tháng 5 năm 2012). “Gary Johnson Wins 2012 Libertarian Nomination”. The Huffington Post. Associated Press. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Green Party National Convention will be in Baltimore”. Ballot Access News. ngày 11 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2011.
- ^ Barr, Andy,; Mike Allen (ngày 12 tháng 5 năm 2010) "Republicans pick Tampa for 2012 convention", Politico. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2010.
- ^ Falcone, Michael (ngày 1 tháng 2 năm 2011). “2012 Democratic National Convention To Be Held In Charlotte, N.C.”. ABC News. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
- ^ "Commission on Presidential Debates Announces Sites, Dates, and Candidate Selection Criteria for 2012 General Election" Lưu trữ 2013-01-15 tại Wayback Machine, Commission on Presidential Debates.
- ^ "2012 Candidate Selection Criteria" Lưu trữ 2012-10-02 tại Wayback Machine, Commission on Presidential Debates.
- ^ a b c d Kiely, Kathy (ngày 31 tháng 10 năm 2011). “Fall 2012 Presidential Debates Set”. National Journal. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2011.
- ^ a b c d Blake, Aaron (ngày 13 tháng 8 năm 2012) "Presidential debate moderators announced: Crowley is first woman in 20 years", The Washington Post. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
- ^ Little, Morgan (ngày 25 tháng 7 năm 2012) "Presidential debate formats announced, feature town hall", Los Angeles Times. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
- ^ ngày 17 tháng 10 năm 2012. “Larry King to moderate third-party debate”. CBS News. Associated Press. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012.
- ^ “Schumer Elected as Chair of 2013 Joint Congressional Committee on Inaugural Ceremonies”. Joint Congressional Committee on Inaugural Ceremonies. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- (tiếng Việt) Phân tích chi tiết, tường thuật diễn biến trên đài BBC
- (tiếng Việt) Diễn biến cuộc đua vào Tòa bạch ốc Lưu trữ 2012-11-03 tại Wayback Machine trên VOA Việt ngữ
- (tiếng Anh) Full Text of President Barack Obama’s speech after his re-election victory Lưu trữ 2016-06-12 tại Wayback Machine, Full video và (tiếng Việt) bản dịch tiếng Việt Lưu trữ 2012-11-09 tại Wayback Machine
- 2012 Presidential Form 2 Filers at the Federal Election Commission (FEC)
- Latest Green Papers delegate count
- Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2012 trên DMOZ
- 2012 Interactive Electoral Map Lưu trữ 2012-09-19 tại Wayback Machine