Bắt cô trói cột
Bắt cô trói cột | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Aves |
Bộ (ordo) | Cuculiformes |
Họ (familia) | Cuculidae |
Chi (genus) | Cuculus |
Loài (species) | C. micropterus |
Danh pháp hai phần | |
Cuculus micropterus Gould, 1837[2] | |
Bắt cô trói cột (còn có nhiều tên khác) (tên khoa học: Cuculus micropterus) là loài chim thuộc họ Cu cu, phân bố ở châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc, Liên bang Nga ở phía bắc. Loài chim này thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600 m. Nó được tím thấy ở tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Do nghe tiếng kêu của chim nên nhiều người Việt Nam nghe thành nhiều câu khác nhau: hay "năm trâu sáu cột", "khó khăn khắc phục", "chim cu Ấn Độ", "Bắc quang Bắc mục", "Hà Giang nước độc", "bốn cô chín chục", "chín cô bốn chục", "năm trâu sáu cọc", "trói cô vào cột", "vua quan trói cột", "đuổi Tây đánh Nhật"...[cần dẫn nguồn]
Miêu tả
[sửa | sửa mã nguồn]Bắt cô trói cột là loài chim cu cỡ trung bình, chim trống và chim mái khá giống nhau. Nửa thân trên có màu trắng còn nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng.[3]
| |
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
| |
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Khóa phân loài
[sửa | sửa mã nguồn]Có hai phân loài được công nhận rộng rãi. Phân loài Cuculus micropterus sp. micropterus phân bố trên lục địa châu Á, còn phân loài Cuculus micropterus sp. concretus S. Müller, 1845 nhỏ hơn, lông màu tối hơn và phân bố ở bán đảo Mã Lai, Java, Sumatra và Borneo. Những con chim ở vùng Amur có thân lớn hơn và Swinhoe gọi nhóm này (từ Hoa Bắc trở lên) là Cuculus michieanus trong khi Walter Norman Koelz miêu tả dạng fatidicus ở đông bắc Ấn Độ.[3]
Phân bố và môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]Loài chim này phân bố rộng rãi khắp châu Á. Môi trường sống ưa thích của chúng là các khu rừng thường xanh và xanh tạm thời, tuy nhiên chúng cũng sống trong các khu vườn và bụi cây.[3]
Vào mùa đông, một vài quần thể di cư về phương nam, và có những quần thể sinh sản ở nam bán cầu.
Cổ tích Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Sự tích chim năm trâu sáu cột và chim bắt cô trói cột[4]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ BirdLife International (2012). “Cuculus micropterus”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
- ^ Gould, John (1837) Proceedings of the Zoological Society of London p. 137 (Himalayas)
- ^ a b c Payne, RB (2005). The Cuckoos. Oxford University Press. tr. 25, 101, 492–494.
- ^ Prasad,JN; Jayanth,MS (1993). “A record on Indian Cuckoo breeding in Bandipur, Karnataka”. Newsletter for Birdwatchers. 33 (3): 45.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Nguồn khác
[sửa | sửa mã nguồn]- Sankar,K (1993) The Indian Cuckoo (Cuculus micropterus micropterus Gould) in Sariska Tiger Reserve, Rajasthan. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 90(3):512
- Hewetson, C. E. (1956) Observations on the bird life of Madhya Pradesh. J. Bombay nat. Hist. Soc. 53(4):627
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn](tiếng Anh)
- Dữ liệu liên quan tới Cuculus micropterus tại Wikispecies
Tư liệu liên quan tới Cuculus micropterus tại Wikimedia Commons
- The Internet Bird Collection
- Hình Cuculus micropterus-chim cu Ấn Độ tại ADW
- Bắt cô trói cột 554682 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
- Bắt cô trói cột tại Encyclopedia of Life
(tiếng Việt)
- Chim bắt cô trói cột trên SVRVN
- Sự tích chim Bắt Cô Trói Cột (Năm Trâu sáu cột) Lưu trữ 2012-11-11 tại Wayback Machine Kẹo Cô Nương, 7/11/2010 lúc 14:41:39