Bằng Tú tài Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chương trình học Bằng Tú tài Quốc tế (IB) có 3 bậc, bậc cao nhất của IB (The IB Diploma Programme) dành cho học sinh độ tuổi từ 16 đến 19. Chương trình này được thiết lập như cấp 3/dự bị đại học kéo dài 2 năm cho học sinh các trường quốc tế. Với một kết cấu các nhóm môn học và giáo trình khá toàn diện, IB được nhiều trường đại học trên thế giới công nhận và đánh giá cao, đặc biệt ở MỹChâu Âu.

Đây là một bằng cấp của Tổ chức Tú tài Quốc tế (tiếng Anh: International Baccalaureate Organization, viết tắt IBO), với trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ và thành lập năm 1968.[1][2] IB có 3 giáo trình, chương trình giảng dạy cho học sinh từ 3 đến 19 tuổi.[3]

Giáo trình[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo trình IB Diploma Programme gồm có 6 nhóm môn học:

  1. Ngôn ngữ A1 (ngôn ngữ thứ nhất - thường là tiếng mẹ đẻ)
  2. Ngôn ngữ thứ hai
  3. Cá nhânxã hội (các môn xã hội)
  4. Khoa học tự nhiên
  5. Toán học
  6. Các môn nghệ thuật

Mỗi học sinh chọn 6 môn học: 5 môn đầu tiên mỗi môn trong 1 nhóm từ 1 đến 5, môn thứ 6 là môn tự chọn, có thể học nhóm thứ 6 hoặc bất kì môn nào khác trong 5 nhóm trên. Có thể học 7 môn, nhưng số học sinh này không nhiều. Các trường dạy IB có khá nhiều tự do trong việc chọn môn học cho từng nhóm, đặc biệt là những nhóm có lựa chọn khá đa dạng như Ngôn ngữ thứ 2 hay Các môn xã hội, vân vân. Mỗi môn học sẽ có ít nhất 1 bài chấm trong nội bộ trường được Tổ chức IB kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo đồng bộ hóa điểm (Internal Assesment) và những bài kiểm tra cuối 2 năm học do IB chấm (External Assesment).

Giáo trình IB đa dạng, có nhiều hình thức trao đổi và nâng cao kiến thức cho học sinh: thảo luận trong lớp, báo thí nghiệm khoa học, bài luyện tập rèn luyện sự sáng tạo, thi vấn đáp, vân vân, giúp hoàn thiện kĩ năng học và nghiên cứu về nhiều mặt.

Ngoài ra, để đạt đủ tiêu chuẩn nhận bằng IB Diploma Programme, học sinh còn cần hoàn thành một bài luận nghiên cứu tự chọn dài 4000 từ (Extended Essay – EE), một khóa học "Học thuyết kiến thức" (Theory of Knowledge – TOK) và một portfolio "Sáng tạo, thể thao, phục vụ" (Creativity, Activity, Service CAS portfolio) xuyên suốt hai năm giúp học sinh đặc biệt trong lứa tuổi đang trưởng thành định hình rõ ràng hơn về con người và cuộc sống. Những yêu cầu này là sự chuẩn bị quan trọng và bổ ích cho định hướng tương lai cũng như môi trường học tập ở đại học sau này.

Điểm cao nhất cho mỗi môn học của IB là 7, điểm tuyệt đối cho 6 môn là 42. EE và TOK sẽ có điểm thưởng là 3 điểm. Còn nếu không hoàn thành CAS hoặc nhận điểm E cho TOK hoặc EE, thì học sinh sẽ không được nhận bằng IB Diploma mà chỉ được chứng chỉ học từng môn (IB certificate). Vì điểm cuối cùng của IB chỉ có sau khi hoàn tất 2 năm học, trong quá trình học sinh nộp hồ sơ sang các trường đại học, các thầy cô tại trường dạy IB sẽ được yêu cầu đưa ra một điểm dự đoán (Predicted Grade – PG) cho học sinh ở môn học của mình làm cơ sở cho các trường đại học đánh giá năng lực và xét hồ sơ của học sinh.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích và tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "IB headquarters Lưu trữ 2009-05-19 tại Wayback Machine." International Baccalaureate. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ “Overview of the International Baccalaureate Organization”. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 11 năm 2014. Truy cập 7 tháng 12 năm 2006.
  3. ^ “Three Programmes at a Glance”. Truy cập 15 tháng 7 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]